Tuổi của Công Phượng: Phải lấy giấy khai sinh làm căn cứ gốc

(PLO) - Truyền thông những ngày qua cực kỳ ồn ào về câu chuyện “đi tìm tuổi thật” của Công Phượng, một cầu thủ bóng đá tài năng của U19 Việt Nam. Rất nhiều bằng chứng được cho là “gian lận” tuổi của Công Phượng đã được trưng ra. Tuy nhiên, trong hàng chục loại giấy tờ liên quan đó, phải xác định đúng đâu là căn cứ pháp lý gốc để chứng minh việc có hay không việc cầu thủ này gian lận tuổi.
* Người dân không phải chịu trách nhiệm về “lỗi kỹ thuật” của cán bộ.
Cầu thủ Công Phượng
 Cầu thủ Công Phượng
Không vì không có số mà giấy khai sinh bị vô hiệu hóa
Các giấy tờ được đem ra mổ xẻ trong nghi án “Công Phượng sinh năm 1993 mà không phải là 1995” đó là giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, học bạ, giấy chứng nhận tốt nghiệp tiểu học…Trong đó, giấy khai sinh bản gốc do UBND xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An cấp thể hiện Nguyễn Công Phượng sinh ngày 21/1/1995; sổ hộ khẩu gia đình, học bạ cũng đều thể hiện ngày, tháng, năm sinh này. Tuy nhiên, trong hồ sơ nhân khẩu năm 2002 được lưu tại Công an huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An thì Công Phượng lại sinh ngày 21/1/1993 (bản khai nhân khẩu của ông Nguyễn Công Bảy, bố đẻ của Nguyễn Công Phượng). 
Chính vì sự không trùng khớp các dữ liệu về năm sinh trong các giấy tờ nói trên đã dấy lên nghi vấn Công Phượng gian lận tuổi. Một chứng cứ quan trọng để giúp xác định tuổi thật của Công Phượng là bản chính giấy khai sinh do UBND xã Mỹ Sơn cấp ngày 20/10/1995. Theo giấy khai sinh này thì Công Phượng sinh ngày 21/1/1995, tuy nhiên bản gốc giấy khai sinh nói trên không có số, quyển đăng ký khai sinh và vì thế có ý kiến cho rằng “giấy khai sinh này không có giá trị”.
Theo ông Nguyễn Hùng Tráng, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Thái Nguyên, người có thâm niên trong lĩnh vực hộ tịch, không vì không có số, quyển mà giấy khai sinh bị “vô hiệu hóa”. Việc không ghi số, không ghi quyển trong giấy khai sinh bản gốc là do lỗi “kỹ thuật” của cán bộ có thẩm quyền, và vì thế không thể bắt người dân chịu bằng việc không công nhận giá trị pháp lý của giấy khai sinh. 
Rất cẩn trọng, ông Tráng còn lưu ý, cần phải xem mẫu giấy khai sinh đó có đúng được dùng trong thời điểm đó hay không. Nếu làm đăng ký khai sinh vào năm 1998 mà ghi lùi thời gian lại là năm 1995 thì mới là gian dối; còn nếu không, kể cả trong trường hợp sinh năm 1995 nhưng 4 - 5 năm sau mới đi đăng ký khai sinh thì chỉ là đăng ký quá hạn và việc này được pháp luật cho phép để đảm bảo quyền được đăng ký khai sinh cho trẻ em. Thậm chí, cũng theo pháp luật về hộ tịch, trong một số trường hợp còn có thể đăng ký lại việc sinh.
Trên thực tế, ở nhiều nơi hiện nay, nhất là vùng sâu, vùng xa, nhiều trẻ đến tuổi đi học mới được đăng ký khai sinh. Việc đăng ký khai sinh cơ bản đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, song vẫn còn nhiều trường hợp khi đăng ký, cán bộ hộ tịch để xảy ra sai sót về ngày, tháng, năm sinh và theo quy định thì họ phải chịu trách nhiệm về việc này chứ không phải là người đi đăng ký khai sinh hay người được khai sinh. Trong trường hợp của Công Phượng, cán bộ hộ tịch ghi thiếu thì họ phải chịu trách nhiệm.
Giấy khai sinh gốc của Công Phượng
Giấy khai sinh gốc của Công Phượng 
Mọi giấy tờ phải theo giấy khai sinh
Dẫn quy định về tầm quan trọng của giấy khai sinh  là “giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó”, 
Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu, Trưởng Văn phòng Luật sư Bảo Châu và Cộng sự (Hà Nội) lưu ý: “Kể cả việc công an lập sổ hộ khẩu hay làm chứng minh thư thì cũng bắt buộc phải theo đúng giấy khai sinh. Và cán bộ thực hiện công việc này phải yêu cầu người dân xuất trình giấy khai sinh để đối chiếu chứ không phải dân cứ khai sinh ngày, tháng, năm nào là điền vào y như thế”. 
Luật sư Châu cũng cho rằng, trong vụ việc của Công Phượng, cơ quan chức năng cần hết sức thận trọng, nếu thấy cần thiết phải xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc lưu trữ sổ sách hộ tịch cũng như đăng ký khai sinh cho người dân chứ không nên “chĩa mũi dùi” vào một đứa trẻ đang lớn.
Mới có những thông tin bước đầu từ phía cơ quan tư pháp có thẩm quyền ở địa phương sơ bộ ban đầu về việc “tuổi thật” của Công Phượng, tuy nhiên, điều mà dư luận chờ đợi hiện nay, nói như lời ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “Nếu chưa có kết luận từ phía cơ quan chức năng có thẩm quyền thì nên để cho Công Phượng tập trung vào luyện tập, thi đấu, đừng để bị ảnh hưởng tâm lý thi đấu, thui chột tài năng, có thể dẫn tới những suy nghĩ, hành động tiêu cực. Đừng để tài năng đang nở rộ lại phải chấm dứt sớm.” 
Tư pháp Nghệ An khẩn trương vào cuộc xác minh thông tin
Chiều 18/11, đoàn cán bộ của Phòng Tư pháp huyện Đô Lương (Nghệ An) đã về xã Mỹ Sơn để kiểm tra hồ sơ của tuyển thủ U19 Việt Nam Nguyễn Công Phượng. Trao đổi với PLVN, ông Trần Doãn Phú, Trưởng phòng Tư pháp huyện Đô Lương cho biết, sau khi sự việc diễn ra, Phòng đã tiến hành kiểm tra hồ sơ của cầu thủ Công Phượng lưu tại Phòng, tại trường, tại địa phương. “Kết quả qua kiểm tra cho thấy hồ sơ lưu tại phòng, giấy khai sinh đăng ký lại, học bạ, hộ khẩu… đều phản ánh năm sinh của Công Phượng là ngày 21/1/1995. Thời điểm đó, tại địa phương không chỉ riêng xã Mỹ Sơn bị mất hồ sơ lưu tại xã mà nhiều xã khác cũng mất do quá trình chuyển giao và lưu trữ. Phòng đã tiến hành kiểm tra sẽ có báo cáo bằng văn bản về Sở Tư pháp trong thời gian ngắn nhất là một đến hai ngày nữa…”. Ông Trần Doãn Phú cho biết thêm, trong thời gian qua, người dân địa phương rất bức xúc vì việc báo chí đã phản ánh sự việc này và muốn sự việc yên ổn, không ảnh hưởng đến tinh thần của người dân cũng như tinh thần yêu thể thao của họ. Cũng theo ông Phú, thời điểm đó nhiều địa phương các xã đã làm giấy khai sinh nhưng không ghi số sổ, số quyển đăng ký đó là sơ suất sai sót trong quá trình làm việc. 
Trao đổi với PLVN, Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An, Hoàng Quốc Hào cho biết thêm, hiện Phòng Tư pháp huyện đã tiến hành kiểm tra, Sở chưa nhận được kết quả kiểm tra bằng văn bản. Trên cơ sở kết quả kiểm tra của Phòng Tư pháp huyện Đô Lương, Sở sẽ có báo cáo chi tiết về vụ việc gửi UBND tỉnh và báo chí. Sắp tới, Sở sẽ tổ chức đoàn kiểm tra về địa phương kiểm tra lại hồ sơ của Công Phượng để khẳng định chắc chắn hơn về thông tin năm sinh của Công Phượng.  

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư