Sâu lắng những cảm hứng về ngành Tư pháp

Nhân dân xã Minh Thanh đến giao lưu ca nhạc cùng với các nhạc sĩ của  Đoàn Bộ Tư pháp
Nhân dân xã Minh Thanh đến giao lưu ca nhạc cùng với các nhạc sĩ của Đoàn Bộ Tư pháp
(PLO) - Trong chuyến đi thực tế tại Tuyên Quang hướng tới kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam, Đoàn cán bộ Bộ Tư pháp cùng một số nhạc sỹ lão thành thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã mang theo những ca khúc cách mạng vượt thời gian do chính mình sáng tác và thể hiện đầy cảm xúc giữa mảnh đất cội nguồn, quê hương cách mạng đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người dân và cán bộ tư pháp tại tỉnh Tuyên Quang.
Âm vang bài ca cách mạng giữa Thủ đô gió ngàn
Không hoành tráng với đầy đủ thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại, sân khấu đêm giao lưu giữa các cán bộ tư pháp Tuyên Quang và các nhạc sĩ cùng với  nhân dân xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chỉ là một tấm phông bạt được dựng lên giữa vùng đất bán sơn địa, ngay dưới chân Di tích lịch sử của Bộ Tư pháp. 
Nhưng với tình cảm chan chứa, ngọn lửa trại bùng lên thêm ánh sáng, những nốt nhạc hào hùng vang lên sống dậy một thời khói lửa. Bà con thôn Mới, nhân dân xã Minh Thanh tụ họp đông đủ, cả một khoảng đất mênh mông nhưng không đủ chỗ cho người dân đến xem. Và sự mong chờ háo hức ấy đã được đền đáp xứng đáng. Giữa mảnh đất chiến khu xưa, tất cả mọi người đã được thưởng thức một “bữa tiệc” âm nhạc đơn giản nhưng nhiều ấn tượng khó phai.
Tiếng nhạc vang lên rộn rã, lời ca cất lên: “Vừng đông đã hửng sáng/ Núi non xanh ngàn trùng xa/Tổ quốc bao la hiền hòa tươi thắm bóng cờ vờn bay trên cao …”  là những lời hát trong bài “Tiến bước dưới quân kỳ” của nhạc sĩ Doãn Nho. Một thời vang bóng, đầy khí thế vang vọng trở về vùng bình yên những ngày thu. Ngọn lửa trại sáng bừng.
Nhạc sĩ Doãn Nho (bên trái) chụp ảnh lưu niệm tại Sở Tư pháp Tuyên Quang
 Nhạc sĩ Doãn Nho (bên trái) chụp ảnh lưu niệm
tại Sở Tư pháp Tuyên Quang
Dù đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, nhạc sĩ Doãn Nho vẫn cất cao tiếng hát như khẳng định một thời hào hùng còn sống mãi cùng thời gian. Chia sẻ kỷ niệm về ca khúc “Tiến bước dưới quân kỳ”, nhạc sĩ Doãn Nho cho biết: “Tiến bước dưới quân kỳ” tôi viết năm 1958, ngay trên đỉnh đồi A1 Điện Biên Phủ. Thời gian đó, Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị trở lại chiến trường xưa để phục vụ bà con và các chiến sĩ. Tôi được giao nhiệm vụ đi tiền trạm để phục vụ cho buổi biểu diễn, đồng thời sáng tác kịp thời tác phẩm mới cho Đoàn. 
Hôm tôi đến  đồi A1, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt, gây cảm xúc mạnh mẽ đó là hai mộ liệt sĩ vô danh và chiếc xe tăng gục nòng nằm đó. Mặc dù Chiến thắng Điện Biên Phủ đã qua 4 năm, đó là thời hòa bình, nhưng ở đó hơi thở của chiến tranh còn nặng nề bởi hàng ngày vẫn có tiếng mìn nổ. Ngay cả đường đi đến trường của các cháu học sinh mặc dù đã được dọn sạch nhưng các cháu hiếu động trèo lên cây, khi xuống vấp phải mìn nên vẫn có thương vong. Thế rồi bà con khi dắt trâu bò đi sản xuất thì trâu bò cũng vấp mìn, khói súng chiến tranh vẫn đậm nét…”.
Nhạc sỹ Doãn Nho bồi hồi nhớ lại: “Khi lên đến đỉnh đồi, ngồi xuống vệ cỏ và quan sát thấy cây cối quanh mình rất xanh, đặc biệt là màu xanh thẫm, xanh đen của cỏ… tôi thấy rằng dưới lớp đất đó chính là máu, xương của đồng đội mình. Cảm xúc dâng trào trong đầu tôi đã bật ra những câu hát đầy cảm xúc “bước từng bậc nhớ từng người lòng đau nhói… uất ức, căm hờn hôm nay phải trả. Đồng chí ta ơi!” và đó cũng chính là những tứ đầu tiên mà sau này tôi sử dụng vào đoạn giữa bài hát: “Nghe rung núi đồi từng bước ta đi. Nhắc tới chiến công ngàn năm xưa. Nhìn cờ hồng bay rực rỡ. Gương bao anh hùng bừng cháy trong tim”. 
Với mảnh đất Tuyên Quang, nhạc sĩ Doãn Nho cũng đong đầy những kỷ niệm mặn nồng với sự nghiệp thi ca của mình. Đây là nơi đã khiến ông thoát thai nên bài hát “Chiếc khăn Piêu”. Ông bảo: “ Tuyên Quang là thủ đô gió ngàn, quê hương của Cách mạng. Mỗi lần trở về Tuyên Quang tôi lại có một cảm giác khác nhau. Trước đây, khi trở về cùng một đồng nghiệp, lang thang trên những bản làng, tôi tình cờ nhặt được chiếc khăn Piêu của một thiếu nữ người Tày. Vẻ đẹp non xanh cộng hưởng với sắc thái văn hóa miền núi đã cho tôi nguồn cảm hứng với tình yêu đôi lứa. Và rồi, “Chiếc khăn Piêu” ra đời. Trong sự nghiệp sáng tác của tôi đó là một tuyệt phẩm về tình yêu, về tình cảm với nét đẹp của người con gái xứ Tuyên. Nay tôi trở lại vùng đất này, đi với ngành Tư pháp, những cảm hứng ấy lại dâng trào. Tôi hy vọng sẽ có một ca khúc mới cho ngành Tư pháp nói riêng và cho nhân dân tỉnh Tuyên Quang những nốt nhạc đẹp nhất”. 
Ông Nguyễn Đức Giao, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật đang thể hiện ca khúc vừa sáng tác về ngành Tư pháp
Ông Nguyễn Đức Giao, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật
đang thể hiện ca khúc vừa sáng tác về ngành Tư pháp
Thai nghén những lời ca
Ông Nguyễn Đức Giao, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã kịp ghi lại những cảm xúc của mình vào cuốn sổ nhỏ, để rồi sau một đêm, những lời ca về ngành Tư pháp được ông ca lên du dương trong tiếng đệm guitar của nhạc sĩ Hạ Long: “Khi nắng vàng nở rộ, và rừng xanh cũng hát nơi chiến khu Sơn Dương, nhớ bóng người. Tuyên Quang nơi khởi nguồn cách mạng… mà lòng ta vẫn hát, bài hát Hồ Chí Minh “Tư pháp là ở đời, tư pháp làm người”… đinh ninh lời Bác dạy, vì đất nước vì nhân dân…”. 
Bài hát kết thúc trong tiếng vỗ tay hân hoan vang lên khắp cả hội trường rộng lớn của Sở Tư pháp Tuyên Quang. “Mặc dù không phải là người chuyên nghiệp trong lĩnh vực thi ca nhưng là người trong ngành Tư pháp, tôi đã luôn mong mỏi được sáng tác một ca khúc trên quê hương cách mạng dành tặng những đồng nghiệp đang ngày đêm cống hiến cho nền pháp lý nước nhà. Bài hát vừa phôi thai, còn dang dở, nhưng nó sẽ là tiền đề truyền cảm hứng cho những sáng tác của mọi người” - ông Nguyễn Đức Giao chia sẻ. 
Nhạc điệu bài hát “Em là hoa Pơ Lang”  vang lên, nhạc sĩ Đức Minh ôm chiếc guitar thể hiện âm điệu bao la, bất khuất của Tây Nguyên. Rồi ông gác lại tiếng đàn, chia sẻ về nỗi  niềm, dự định sau chuyến đi sẽ có một bài hát về ngành Tư pháp: “Có một thời gian chúng ta đô thị hóa mọi thứ, nhiều người trẻ lạc lõng với những nét văn hóa lạ kỳ, hạnh phúc trở nên mong manh. Dường như người trẻ họ rất thích bỏ nhau, xem chia tay như một cái mốt, khác xa với truyền thống tốt đẹp của văn hóa người Việt trọng tình, trọng nghĩa. Khi chấm dứt một cuộc hôn nhân, có bao giờ họ nghĩ những đứa trẻ sẽ bị lạc lõng với đời, rồi chúng sẽ đi về đâu, sống như thế nào? Để người Việt Nam sống sao có tình có nghĩa, Bác cũng đã dạy “đối với tư pháp thì phải đề cao lòng yêu nước, thương đồng bào”, phải có tình và nghĩa, đấy là bản chất của người Việt. Thế nên, sau chuyến đi tôi nhất thiết phải viết nên một tác phẩm về Luật Hôn nhân và Gia đình, những hạnh phúc của mái ấm bền lâu”.
Nhạc sĩ Đức Minh đang say mê sáng tác cùng chiếc guitar của mình
Nhạc sĩ Đức Minh đang say mê sáng tác cùng chiếc guitar của mình
Ông Lê Phúc Hỷ, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân bộc bạch: “ Trước đây Bộ Tư pháp và Tòa án là một, giờ chúng ta chia hai để phục vụ nhân dân tốt hơn. Nhưng tóm lại, Tư pháp là của nhân dân, vì thế “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư” là tiêu chí hàng đầu mà chúng ta cần hướng đến. Điều đó đòi hỏi cán bộ ngành Tư pháp phải công tâm, có nhiều nghĩa cử cao đẹp”. 
Ông Hỷ  nói xong, tiếng vỗ tay rộn ràng vang lên làm nhạc đệm cho bài hát chưa trọn vẹn nhạc và lời: “Vững bước đi lên dưới ánh sao vàng… tin theo lời bác Hồ: Phụng công thủ pháp, chí công vô tư. Luôn phấn đấu để không còn oan sai, giữ công lý, cùng đi lên, Tổ quốc ngàn đời đi lên, giữ vững công lý sáng ngời…”.
Vệt mực lăn theo ngòi bút của nhạc sĩ Cát Vận, thi thoảng lại dừng lại tô điểm nốt nhạc trên 5 dòng kẻ. Và rồi, bài hát “Chị em làm pháp lý Tuyên Quang” ra đời ngay giữa hội trường Sở Tư pháp Tuyên Quang. “Trời Tuyên Quang xanh xanh, dòng sông Lô xanh câu hát, xanh bao la. Đẹp cùng sắc rừng xanh, đẹp cùng những mùa hoa. Nào thược dược, hoa lan. Nào hoa mai, hoa hồng. Nhưng hoa nào đẹp bằng hoa Pháp lý, là chị em Tư pháp Tuyên Quang…”.

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.