Quyền con người trong Hiến pháp 2013: Bước phát triển mới trong lịch sử lập pháp

Ảnh minh họa: Quyền được chăm sóc, học tập của trẻ em được Hiến pháp bảo vệ.  (Trong ảnh: Các cháu thiếu nhi vui chơi tại Trường Mẫu giáo Hoàng Mai, TP.Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận)
Ảnh minh họa: Quyền được chăm sóc, học tập của trẻ em được Hiến pháp bảo vệ. (Trong ảnh: Các cháu thiếu nhi vui chơi tại Trường Mẫu giáo Hoàng Mai, TP.Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận)
(PLO) - Hiến pháp 2013, đạo luật gốc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã mở ra một bước phát triển mới về tư duy pháp lý. Trong tổng thể những điểm mới của bản Hiến pháp, không thể không đề cập đến sự công nhận về quyền con người trong Chương II về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
Khái niệm quyền con người không xa lạ trong dòng chảy của lịch sử pháp luật thế giới. Ngày 10/12/1948, Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người (The Universal Declaration of Human Rights) đã được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua, tại Điều 1 Bản Tuyên ngôn đã thừa nhận như một lẽ rất tự nhiên rằng: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền” (All human beings are born free and equal in dignity and rights). Theo đó, quyền con người là quyền tự nhiên của nhân loại, được thừa nhận trên bình diện quốc tế.  
Cần phải khẳng định rằng, quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm khác nhau. Hiến pháp 1992 quy định “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” tại Chương V, trong đó xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Những quyền này của công dân là các quyền hiến định (được quy định cụ thể trong Hiến pháp) và chỉ có thực thể gọi là “công dân” –  con người đặt trong vị trí pháp lý về quốc tịch của họ với Nhà nước - mới thuộc đối tượng được Hiến pháp quy định (Điều 17 Hiến pháp 2013: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam), trong khi đó quyền con người, như đã nói ở trên, là một món quà của tự nhiên, phát sinh ngay khi cá nhân được sinh ra và vẫn tồn tại ngay cả khi bị tước quyền công dân theo quy định của pháp luật (bị tước quyền tự do đi lại và cư trú…). 
Trong Bản Tuyên ngôn độc lập được đọc vào ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã tuyên bố trước cả thế giới rằng: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Điều 19 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. 
Quyền con người, theo lẽ tự nhiên đó, có thể cô đọng lại là quyền được sống và được hưởng tự do, hạnh phúc của mỗi cá nhân và “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14 Hiến pháp 2013). 
Như vậy có thể khẳng định rằng, quy định về quyền con người trong Hiến pháp 2013, đặt trong sự so sánh nhất định với Hiến pháp 1992, là một bước phát triển mới trong lịch sử lập pháp của nước ta. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Đường (Viện Nghiên cứu lập pháp, Chuyên gia cao cấp Văn phòng Quốc hội) đã nhận định rằng, sự đổi mới này “không đơn thuần là một sự dịch chuyển cơ học, một sự hoán vị về bố cục mà là một sự thay đổi về nhận thức, về nội dung và hình thức trên cơ sở đổi mới tư duy pháp lý”.
Tuy nhiên, cần nhận thức một cách rõ ràng rằng, quy định về quyền con người trong Hiến pháp 2013 là sự khẳng định lại – thông qua đạo luật gốc của quốc gia - quyền con người, một quyền tuyệt đối tự nhiên và cơ bản đã được khẳng định xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển của đất nước ta. Hay nói cách khác, sự công nhận quyền con người trong Hiến pháp 2013 không phải là quy định mới, mà thực ra là sự khẳng định lại những thành quả trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người mà chúng ta đã đạt được trong suốt chiều dài lịch sử. 
Một lần nữa, dưới ánh sáng của Hiến pháp 2013, chúng ta, nhân dân của một nước độc lập, tự do, hạnh phúc, tự hào mà tuyên bố rằng: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14 Hiến pháp 2013). 
* Bài dự thi Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 

Đọc thêm

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.