Linh hoạt về giám hộ, hết “cửa” tẩu tán tài sản chung của vợ chồng

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Xuất phát từ những bất cập hiện hành về giám hộ đương nhiên theo Điều 62 Bộ luật Dân sự năm 2005, Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có thay đổi một số quy định về người giám hộ đương nhiên. 
Những thay đổi này có thể góp phần hạn chế tình trạng vợ/chồng lợi dụng để tẩu tán tài sản chung đang diễn ra khi một người không may lâm vào tình trạng bạo bệnh dẫn đến mất năng lực hành vi.
Bất cập từ thực tiễn
Một vụ việc khá điển hình diễn ra tại TP.HCM cách đây gần 4 năm. Số là, bà N (quận 3) có cô con gái  tên H (SN 1971) bị  biến chứng sau cơn bạo bệnh khiến không còn khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. Bà N đã “gõ cửa” rất nhiều cơ quan để giành quyền giám hộ người con gái nhưng bất thành. Bà N cho rằng chồng chị H đã ngoại tình, có con riêng và còn tự ý bán đi một số tài sản chung của vợ chồng. Vậy nên ngoài nguyện vọng được đưa chị H về nhà mình chăm sóc, bà N còn muốn được thay con rể thực hiện quyền giám hộ đối với chị N. 
Căn cứ vào một số văn bản trả lời của nhiều cơ quan, trong đó có thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra quận Tân Bình cho rằng chồng chị H có dấu hiệu vi phạm chế độ một vợ, một chồng nhưng chưa đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự, bà N đã đến UBND phường nơi bà cư trú để đăng ký làm người giám hộ cho chị H. 
Đây cũng là hướng dẫn của Bộ Tư pháp khi trả lời đơn khiếu nại của bà tại Công văn ký ngày 28/3/2012. Tuy nhiên, yêu cầu đã nêu của bà N khi ấy không được UBND phường chấp thuận với lý do chưa có hướng dẫn về giám hộ đương nhiên.
Để tháo gỡ vướng mắc trên, thay vì quy định về người giám hộ đương nhiên như trong Bộ luật hiện hành, Dự thảo Bộ luật quy định theo nguyên tắc xác định người giám hộ theo ý chí của người cần được giám hộ trong trường hợp họ là người thành niên cử người giám hộ cho mình trước khi lâm vào tình trạng cần được giám hộ với hai điều kiện là việc cử giám hộ này phải được lập thành văn bản có công chứng và người được cử đồng ý làm người giám hộ. 
Người giám hộ cũng được xác định theo sự thỏa thuận của người thân thích của người cần được giám hộ (người thân thích theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 bao gồm người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời). 
Trường hợp người thân thích không có thỏa thuận thì người giám hộ được cử trong số những người thân thích hoặc cá nhân, pháp nhân khác và ưu tiên cho người sống cùng hoặc đang trực tiếp chăm sóc người cần được giám hộ nếu bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người được giám hộ.
Nên có nhiều người giám hộ
Về quyền, nghĩa vụ của người giám hộ đã được Dự thảo Bộ luật quy định khá cụ thể. Đặc biệt, Dự thảo Bộ luật đã quy định tách biệt và cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, theo đó trong trường hợp người được giám hộ còn người thân thích thì những người thân thích phải thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ người được giám hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Người giám hộ phải tạo điều kiện để người khác nói chung, người thân thích của người cần được giám hộ nói riêng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người được giám hộ.
Nêu vấn đề tại sao lần sửa đổi này Việt Nam không áp dụng chế định đồng giám hộ trong khi đây là chế định có nhiều lợi ích, GS người Pháp Michel cho rằng, việc chỉ có một người giám hộ mà Việt Nam đang đi theo sẽ có phần cứng nhắc. PGS.TS Đỗ Văn Đại cũng cho biết, hiện có nhiều nước áp dụng chế định đồng giám hộ, nhất là các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ.
Cụ thể hơn, GS Michel chia sẻ, ở Pháp, người chưa thành niên có thể có 2 người giám hộ, một người giám hộ về nhân thân, một người giám hộ về tài sản. Về người giám hộ, với trường hợp người bị mất năng lực hành vi, phần lớn sẽ do thẩm phán chỉ định người giám hộ, còn trước khi mất năng lực thì do chính họ chỉ định; người chưa thành niên thì do bố, mẹ còn sống hoặc đã mất đi để lại di chúc chỉ định, ra Tòa có thể bác nhưng tình huống này ít xảy ra. 
Đối với trường hợp chồng có sự trục lợi về tài sản chung như trên, Pháp có quy định bảo vệ rõ ràng nhờ chế định người giám sát giám hộ và người tư vấn về hôn nhân - gia đình, cao nhất là sự can thiệp của thẩm phán. Đây là những kinh nghiệm quý cho Việt Nam tham khảo trong quá trình hoàn thiện chế định giám hộ của Dự thảo Bộ luật. 

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư