Chỉ xem xét trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân “kinh tế”?

(PLO) - “Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ có một chương riêng quy định về nguyên tắc xử lý hình sự pháp nhân, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân; các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân…”. 
Đề xuất trên đây được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, đại diện Ban soạn thảo Bộ luật lý giải: “Quy định này đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và những đòi hỏi của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên…”.
Tại Hội thảo “Một số định hướng cơ bản của Dự án Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi” do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức vào ngày 24-25/3 vừa qua, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho hay, trước mắt, Dự thảo BLHS (sửa đổi) xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân áp dụng với các pháp nhân là tổ chức kinh tế có hành vi phạm tội và cũng chỉ áp dụng đối với 15 tội danh thuộc nhóm tội phạm về kinh tế, môi trường, tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố. 
Tới đây, doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tới đây, doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường
 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Áp dụng “chế tài kép”
Hệ thống các chế tài xử lý hình sự đối với pháp nhân phạm tội bao gồm: hình phạt chính (phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn); hình phạt bổ sung (cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền…) và các biện pháp tư pháp.
Ủng hộ đề xuất này, Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TANDTC cho hay, trên thực tế, nhiều pháp nhân đã có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng chỉ bị xử lý bằng chế tài hành chính hoặc bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự. 
Trong một số trường hợp, Nhà nước có xem xét xử lý hình sự chỉ đối với một số cá nhân có liên quan. Việc xử lý này bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu hiệu quả, không đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa công dân - pháp nhân trước pháp luật, chưa đủ mức răn đe đối với pháp nhân, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật, đến việc giải quyết bồi thường…
Việc áp dụng thủ tục hình sự để xử lý vi phạm của pháp nhân là hợp lý nhằm xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của xã hội, của người bị thiệt hại.
Tuy nhiên, ông Độ cũng lưu ý, pháp nhân phải chịu TNHS thông qua hành vi phạm tội của thể nhân, khi thể nhân thực hiện hành vi nhân danh pháp nhân, thay mặt pháp nhân… Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân không loại trừ TNHS của cá nhân đã thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể…
Tức là, nếu người lãnh đạo, người đại diện của pháp nhân đã thực hiện một tội phạm vì lợi ích hay trong khuôn khổ của pháp nhân thì cả pháp nhân và người lãnh đạo, người đại diện đó phải chịu TNHS về cùng tội phạm đó.
Chỉ xem xét trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân “kinh tế”
Không đồng tình với quan điểm này, Phó Viện trưởng VKSNDTC Trần Công Phàn thì cho rằng, cá nhân có trách nhiệm trong pháp nhân đã bị truy cứu TNHS. Nay lại truy cứu TNHS đối với cả pháp nhân thì có nghĩa là truy cứu TNHS hai lần, mà lỗi thì không phải của pháp nhân mà thuộc về cá nhân trong pháp nhân. Mặt khác, phải cân nhắc xem phương án truy cứu TNHS đối với pháp nhân có khả thi không, có giải quyết được tình hình hay lại làm phức tạp hơn, có đúng nguyên tắc cá thể hóa hình phạt không?
Cùng băn khoăn này, Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đặt câu hỏi, thủ tục tố tụng đối với pháp nhân sẽ như thế nào? Nếu truy cứu TNHS pháp nhân thì cũng chỉ có thể phạt tiền hoặc giải thể pháp nhân chứ không thể phạt tù được. Nó có khác gì so với xử phạt hành chính? Nên chăng chỉ đề cập đến “trách nhiệm bồi thường trong hình sự của pháp nhân” (chứ không phải là “truy cứu TNHS đối với pháp nhân”? 
Trung tướng Trần Văn Độ phân tích thêm, với điều kiện kinh tế - xã hội và tổ chức nhà nước ta thì hiện chỉ nên coi chủ thể TNHS là pháp nhân kinh tế (thương mại) để đảm bảo tính khả thi trong xử lý. Trong Luật cũng phải quy định cụ thể các loại tội mà pháp nhân chịu TNHS. 
Phạm vi của các tội này phải tương đồng với hoạt động của chủ thể là pháp nhân kinh tế và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về tính phổ biến và nhu cầu phòng ngừa tội phạm, đơn cử như: các tội phạm về môi trường, các tội xâm phạm an toàn công cộng, xâm phạm trật tự quản lý hành chính.

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư