Vụ bệnh nhân triệt sản vẫn có bầu: Hồ sơ ghi rõ chưa triệt sản

(PLO) - Trong quá trình mổ đẻ, bác sĩ Nguyễn Dư Dậu thấy tử cung sản phụ bị dính vào thành bụng nên không làm thủ thuật triệt sản. 
 

Chiều 7/12, bác sĩ Dậu - người đã mổ đẻ cho sản phụ hồi tháng 2/2016, cho biết năm ấy đây là ca bệnh do đồng nghiệp nhờ vả nên ông đến viện mổ vào sáng sớm. Do sản phụ đã có thai ba lần, trong đó hai lần mổ đẻ và có sẹo tử cung, ông đã tư vấn nên triệt sản. Bệnh nhân và gia đình đồng ý.

Tuy nhiên, trong quá trình mổ, do thấy vết mổ dính, toàn bộ tử cung sản phụ dính vào thành bụng nên bác sĩ Dậu quyết định không thực hiện thủ thuật triệt sản vì sự an toàn và tính mạng của người bệnh. Mọi giấy tờ ra viện của bệnh nhân sau đó đều không ghi triệt sản.

“Một năm tôi mổ khoảng 500-600 bệnh nhân, hai năm có thể mổ trên 1.000 ca. Vừa rồi chị ấy đột ngột gọi điện hỏi nên tôi không thể nhớ được đã buột miệng trả lời triệt sản rồi. Sau đó tôi xem lại hồ sơ bệnh án thì thấy không ghi triệt sản nên mới nhớ lại”, bác sĩ Dậu nói.

Bác sĩ Dậu cho biết thêm: “Trong quá trình mổ nếu phát hiện tử cung bệnh nhân dính, chúng tôi đều phải tư vấn, giải thích cho người bệnh. Chắc chắn tôi đã tư vấn cho bệnh nhân, nhưng có thể họ quên”.

bac-si-triet-san-benh-nhan-van-co-bau-toi-chua-lam-thu-thuat-triet-san

Bác sĩ Nguyễn Dư Dậu, người thực hiện ca mổ đẻ kết hợp triệt sản theo yêu cầu của sản phụ vào tháng 2/2016. Ảnh:N.P.

Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, bác sĩ Dậu có kinh nghiệm 34 năm trong nghề, hiện là Phó khoa Sản của Bệnh viện Bạch Mai. Tiến sĩ Hùng cũng khẳng định, về nguyên tắc bác sĩ bắt buộc phải thông tin cho người bệnh, nhất là bác sĩ phẫu thuật. Về quy chế, khi ra viện bệnh nhân được cấp giấy ra viện, trong đó ghi cách thức phẫu thuật để bệnh nhân biết bác sĩ đã làm gì trên cơ thể họ. 

Theo tiến sĩ Hùng, hiện ít người lựa chọn cách triệt sản do có nhiều phương pháp tránh thai khác nhau. Vì thế, triệt sản thường thực hiện trong quá trình mổ đẻ, trong trường hợp sản phụ có kèm bệnh lý như tim mạch. Triệt sản bằng cách cặp, cắt, buộc hai vòi trứng lại thì không thể có thai.

Vì thế, tiến sĩ Hùng khẳng định trong trường hợp nói trên, có thể khẳng định là bệnh nhân chưa được triệt sản. Theo giấy tờ lưu tại bệnh viện, sản phụ cũng mới chỉ được mổ lấy thai, chưa được bác sĩ làm thủ thuật triệt sản.

"Bệnh viện sẽ rút kinh nghiệm với tất cả bác sĩ có thực hiện can thiệp xâm lấn để giải thích rõ ràng với bệnh nhân", tiến sĩ Hùng nói.

Tháng 2/2016 trước khi mổ đẻ con thứ ba tại khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai, gia đình đã ký giấy triệt sản cho sản phụ. Bác sĩ Nguyễn Dư Dậu là người thực hiện ca mổ đẻ kết hợp triệt sản này. Hơn một năm rưỡi sau bệnh nhân bất ngờ có thai. Vì hoàn cảnh gia đình, đã mổ đẻ hai lần và có ba con, lần này chị không thể giữ lại thai nhi. Trao đổi với bác sĩ, chị được giải thích "đã triệt sản và xác suất một nghìn người thì một người có thai lại". 

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.