Virus sởi “tấn công” trực tiếp vào phổi

(PLO) - Virus sởi có thể gây suy hô hấp nhanh, khiến bệnh nhi tử vong ngay trong những ngày đầu ủ bệnh. Thông thường, biến chứng chỉ xảy ra sau khi phát ban. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhi tiến triển tốt sau thời gian điều trị, đã được rút máy thở, nhưng diễn biến bệnh xấu đi, phải thở máy lại mà vẫn không cứu kịp.
Virus “tấn công” trực tiếp vào phổi
Phân tích các nguyên nhân bệnh nhân tử vong vì sởi, PGS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, trong 160 ca bệnh điều trị tại khoa, có 8 ca tử vong, đặc biệt có 3 ca sởi diễn biến rất nhanh, chỉ trong một ngày bệnh nhi đã bị suy hô hấp nặng, một cháu tử vong.
Qua xét nghiệm, các bác sĩ chỉ tìm thấy virus sởi, không có tác nhân khác gây suy hô hấp. Như vậy theo ông Dũng, virus sởi đã tấn công trực tiếp vào phổi. Có bệnh nhi khi nhập viện sức khỏe bình thường, nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau đã có dấu hiệu thở gấp, khó thở và phải hỗ trợ thở máy  ngay. Có trường hợp, sau thời gian điều trị, diễn biến sức khỏe hồi phục, được rút thở máy. Tuy nhiên ngay sau đó, bệnh nhi diễn biến xấu, phải thở lại máy, nhưng vẫn không cứu được.
“Có hai nguyên nhân khiến bệnh nặng lên, một là do cơ địa, hai là do virus. Nhiều trẻ khám tổng thể không có bất cứ bệnh nền nào, nhưng điều trị sởi rất dai dẳng và thậm chí có trường hợp tử vong”, ông Dũng cho biết.
Tiêm đủ hai mũi phòng sởi vẫn phải cẩn trọng
Tại BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) có ca bệnh mắc sởi rất đặc biệt, đó là cháu bé mới 12 ngày tuổi. Mẹ là bác sĩ bị lây sởi từ điều dưỡng, sau khi sinh bé được 10 ngày thì mẹ bị sởi và lây sang bé. Giám đốc BV Nhi Đồng 2, bác sĩ Hà Minh Tuấn cho biết, BV đang có 8 trường hợp phải cấp cứu do những biến chứng của sởi. 
Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới (TP.HCM), dư luận đang hoang mang khi có trẻ đã tiêm đủ hai mũi phòng sởi mà vẫn bị nhiễm sởi, sau đó biến chứng nặng, như trường hợp một cháu bé 3 tuổi ngụ quận 8.
Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM Phan Trọng Lân giải thích: “Nguyên nhân không phải là do chất lượng vắc xin. Theo y văn thế giới, tỉ lệ trẻ đã tiêm ngừa sởi hai lần vẫn có thể mắc sởi, chiếm xác suất là 3-3,5%. Ở Việt Nam, con số này là 1,7%.
Vấn đề đang lo ngại nhất được các chuyên gia ngành y cảnh báo, đó là biến chứng lâu dài có thể gặp sau sởi. Đó là biến chứng viêm não bán cấp, đặc biệt là không có phương pháp điều trị, bản chất thường xảy ra muộn - có trường hợp xảy ra 10 năm sau khi trẻ mắc sởi. Nguyên nhân là do virus sởi còn tồn tại và tạo chất miễn dịch, tấn công não, khiến trẻ tự nhiên thay đổi tính tình, hành vi. 
Theo đó, các bác sĩ đưa ra lời khuyên, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc đông y cho con khi đang bị sởi, sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không sử dụng thuốc có thành phần corticord vì sởi kỵ với chất này, lưu ý thành phần này có trong rất nhiều thuốc.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.