Uống nước dừa khi đi nắng về có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Uống nước dừa khi đi nắng về có thực sự tốt cho sức khoẻ?
(PLVN) -Nước dừa được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi tính giải nhiệt của nó mà còn cung cấp nhiều chất khoáng có lợi cho cơ thể. Nhưng có thật là nước dừa hoàn toàn lành mạnh đối với sức khỏe của chúng ta?


Có nên uống nước dừa mỗi ngày?

Nhiều người cho rằng nước dừa vừa bổ dưỡng vừa vô trùng, không có hóa chất độc hại nên có thể uống nhiều trong một ngày, thậm chí thay thế một phần lượng nước uống hằng ngày bằng nước dừa. Nước dừa có thực sự tốt cho sức khỏe nếu uống nhiều một lúc và uống mỗi ngày?

Theo Livestrong, bạn uống một hoặc hai ly nước dừa mỗi ngày là không có gì nguy hiểm, trừ khi bạn bị dị ứng. Nhưng bạn vẫn phải lưu ý về hàm lượng calo, đường và kali mà cơ thể cho phép dung nạp hàng ngày.

Nước dừa là giải pháp bổ sung lượng nước và chất khoáng mất đi trong các hoạt động thể chất. Nhưng bạn không nên uống một lượng nước dừa quá nhiều sau khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi, vì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải rất nguy hiểm.

Uống nước dừa khi đi nắng về dễ ngã bệnh

Tuy nước dừa thường được dùng để giải nhiệt, nhưng đây không phải là loại thức uống có thể giải khát sau khi đi nắng về.

Các triệu chứng thường gặp sau khi uống nước dừa trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, phát sốt, thậm chí là sốt cao.

Nếu vội vã uống nước dừa sau khi vừa thi đấu thể thao hoặc lao động nặng ngoài trời thì chân tay của bạn có thể bủn rủn, giảm bớt sức dẻo dai và sự phản xạ nhanh nhẹn.

Nếu muốn giải khát bằng nước dừa, bạn cần ngồi nghỉ ngơi trước để cơ thể hồi phục lại năng lượng, sau đó mới uống nước dừa và không nên uống quá nhiều.

Nước dừa uống vào buổi tối rất có hại

Bạn không nên uống nước dừa vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào thời điểm này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có thể bị lạnh, dễ mắc bệnh, gân cốt rã rời và cảm thấy đuối sức.

Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể.

Nước dừa không tốt cho phụ nữ mang thai

Với các mẹ bầu trong 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản sẽ xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Tính hàn của nước dừa sẽ làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi, thậm chí dẫn đến tình trạng rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này gây nên những tác động xấu đối với bào thai trong giai đoạn đầu. Vì vậy, các mẹ bầu trong 3 tháng đầu tốt nhất không nên uống nước dừa.

Nước dừa có thể gây mất cân bằng điện giải

Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất như kali và glucose, giúp bạn đảm bảo lượng nước ổn định trong cơ thể. Tuy nhiên, nước dừa thậm chí có thể gây tử vong nếu như người dùng tiêu thụ chúng quá mức. Nguyên nhân là do sau khi uống nhiều nước dừa, nồng độ kali trong máu sẽ đột ngột tăng cao, khiến cơ thể suy yếu, choáng váng và chỉ trong vài phút sau đó, bạn có thể sẽ mất dần ý thức và chìm vào hôn mê.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.