Tự "biệt giam” để “ly dị” "nàng tiên nâu”

Anh Nguyễn Xuân Cường (SN 1972, ngụ phường Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) vẫn được người dân nơi đây coi là của hiếm trong những người chót “dính vào ma túy. Bởi không phải ai đã trượt dài xuống dưới đáy của xã hội vẫn có thể đứng lên làm lại cuộc đời giống như anh. Không những vậy, Cường còn tự mở một “trại cai nghiện” tại nhà giúp bao anh em “cùng cảnh ngộ” đoạn tuyệt với thứ bột trắng chết người.

Anh Nguyễn Xuân Cường (SN 1972, ngụ phường Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) vẫn được người dân nơi đây coi là “của hiếm” trong những người chót “dính” vào ma túy. Bởi không phải ai đã trượt dài xuống dưới đáy của xã hội vẫn có thể đứng lên làm lại cuộc đời giống như anh. Không những vậy, Cường còn tự mở một “trại cai nghiện” tại nhà giúp bao anh em “cùng cảnh ngộ” đoạn tuyệt với thứ bột trắng chết người.

Anh Cường và căn buồng “biệt giam” tự chế
Anh Cường và căn buồng “biệt giam” tự chế

Tôi gặp Cường vào một buổi chiều cuối đông ở căn phòng tư vấn dành cho người nhiễm HIV mà bao nhiêu năm qua anh gắn bó. Trái với suy nghĩ của tôi, anh tỏ ra hết sức tự nhiên, cởi mở, không chút gì e dè mặc cảm của người đang phải từng ngày chống chọi với căn bệnh mà đến nay người đời vẫn còn kỳ thị và hắt hủi. Trên môi Cường lúc nào cũng thường trực một nụ cười, nụ cười của nghị lực sau những tháng ngày giông gió, nụ cười của niềm tin và hy vọng vào một “ngày mai tươi sáng”.

Cường là con trai thứ ba trong bốn người con của một gia đình có truyền thống cách mạng với cha là liệt sĩ. Trong khi các anh chị đều ngoan ngoãn, thành đạt thì Cường lại “lạc bước sang ngang”. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Cường theo chúng bạn đi đào vàng sa khoáng. Hồi ấy, những Thần Sa, Na Rì, Tốc Lù ở mãi Bắc Cạn không đâu không có dấu chân Cường. Cái ánh sáng lấp lánh của vàng ở những vùng rừng thiêng nước độc đi liền với cái màu đen của nhựa cây anh túc. Và thế là Cường dính vào thuốc phiện như một sự tất yếu của dân vàng tặc lúc bấy giờ.

“Bãi ở sâu trong núi, cách đường ô tô tới 30 cây số, đi bộ mất nửa ngày. Ở cái xó núi ấy đêm buồn và mệt mỏi thì biết làm gì? Thế là tập tành hút thuốc phiện chứ làm gì đã có thuốc trắng (hê-rô-in) như bây giờ. Mà thuốc phiện ở bãi vàng hồi ấy dễ kiếm như mua mớ rau ngoài chợ chứ chẳng phải khó khăn gì. Đi bãi được 3 tháng thì mình bị sốt rét rừng, phải cuốn gói về quê. Chả có tí vàng nào mang về nhưng từ đó mình đã không thể sống thiếu ma túy”, Cường tâm sự.

Cái ranh giới từ “thuốc đen” đến “thuốc trắng” cũng hết sức mong manh và Cường đã được xếp vào loại nghiện ma túy sớm nhất nhì xứ gang thép Thái Nguyên. Lúc đầu, để có tiền hút thuốc, mọi của cải trong gia đình từ cái ti vi đen trắng cho đến xoong nồi, lúa gạo đều bị Cường đem đi bán. Đến lúc trong nhà đã “sạch sành sanh” thì Cường đi ăn trộm của hàng xóm láng giềng. “Người ta hở ra cái gì là mình “thó” cái đó. Có lần nhục nhã quá, mình đã định nhảy cầu tự tử nhưng bước chân đến thành cầu thì lại không đủ can đảm”, Cường nhớ lại.

Đường cùng, để có tiền cho những cơn “phê” thuốc, Cường liều mình đập đầu vào ô tô để ngã lăn quay ra mà ăn vạ. Bao nhiêu lần sứt đầu mẻ trán chảy máu đầm đìa chỉ để kiếm được vài chục ngàn mua “hàng”. Gia đình lắc đầu ngao ngán, xóm làng khinh rẻ nhìn Cường như một thứ bệnh dịch cần phải tránh càng xa càng tốt. Cường cứ trượt dài trong vòng xoáy ma túy. Không biết bao nhiêu lần anh ta hứa bỏ thuốc nhưng vừa ra khỏi nhà là đã quên ngay. Bao nhiêu lần Cường tự trói mình vào dây thừng, bao nhiêu lần tự đánh đập mình đến thâm tím để tự cai nhưng đến cơn “thèm” thì mọi quyết tâm đều tan biến.

Cường tâm sự: “Lên trung tâm thì cai được chứ cứ về nhà là lại tái nghiện. Mà dân nghiện bắt tín hiệu của nhau nhanh lắm”. Bởi vậy mà cái vòng luẩn quẩn nghiện, cai rồi tái nghiện cứ lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần với Cường. Cường cũng là một trong số ít những người đầu tiên ở Thái Nguyên phát hiện có HIV. Nhưng đúng vào lúc cuộc đời tưởng đã đặt dấu chấm hết khi suốt ngày Cường ở nhà đánh vật với những cơn ho kéo dài của bệnh lao phổi, thân hình chỉ còn da bọc xương, cô độc ngay trong chính gia đình mình cũng là lúc Cường tỉnh ngộ.

Cường kể: “Nằm trên giường nhìn đôi mắt mẹ già héo úa không còn nước mắt để chảy nữa, trong nhà cũng không còn gạo để mà ăn, mình mới quyết tâm bằng giá nào trước khi chết cũng phải cai được ma túy”. Thế là lần thứ 40 Cường tự nhốt mình trong căn phòng biệt giam kiên cố, cùng với việc sử dụng kiên trì thuốc chống tái nghiện, sự hỗ trợ của gia đình, lòng khao khát làm lại cuộc đời, không muốn mọi người xa lánh hắt hủi nên cuối cùng Cường đã “ly dị” được với “nàng tiên nâu”.

Sau khi bước ra khỏi bóng tối, Cường cùng một số bạn bè tự thành lập ra nhóm “Vì ngày mai tươi sáng Thái Nguyên” để giúp nhau tránh xa ma túy. Với vai trò là trưởng nhóm, Cường không chỉ tư vấn, hỗ trợ cho những người cai nghiện mà còn là cầu nối của những người bị nhiễm HIV với các tổ chức y tế, xây dựng thành công một xưởng may gia công cho những người bị HIV. Từ một người ở dưới đáy của xã hội, Nguyễn Xuân Cường đã trở thành một công dân có ích cho cộng đồng.

Anh Nguyễn Xuân Cường và vợ
Anh Nguyễn Xuân Cường và vợ

Điều đặc biệt nhất, Cường còn biến căn nhà của mình thành nơi trú ngụ, mảnh vườn nhà mình thành nơi lao động và căn phòng “biệt giam” ngày xưa thành nơi để những người bạn đến cai nghiện. Cho đến nay, đã có hàng trăm người từ khắp các tỉnh phía Bắc đến cai nghiện ở “trung tâm” của Cường. “Lúc đầu thấy mình tự cai thành công, người khỏe ra nên tụi bạn tới nhờ giúp. Rồi bà con trong xóm cũng đến nhờ giúp cho con cái họ. Bây giờ anh em ở các tỉnh khác cũng về đây chui vào cái lồng này cắt cơn”, Cường kể.

“Khó khăn nhất trong quá trình cái nghiện là lúc cắt cơn. Lúc đến cơn mà không có thuốc thì người nghiện không khác gì một con thú. Vật vã, gào khóc, thậm chí có thể dứt đứt dây thừng, đạp tung cửa sắt để thoát ra ngoài. Càng những lúc như thế lại càng cần có mình ở bên cạnh để động viên, giúp đỡ. Có những lần mệt mỏi quá, mình muốn ngủ một giấc cho ngon mà cũng không được vì có người hát hò suốt đêm để quên cơn. Sau này, tự các bạn đến cai giúp nhau nên mình cũng đỡ đi tý chút”, Cường thuật lại.

Toàn bộ chi phí ăn ở trong quá trình cai nghiện đều do gia đình người cai tự túc chứ “trung tâm” của Cường không thu thêm bất kỳ một chi phí nào. Tôi hỏi Cường: “Có khi nào chính anh lại tái nghiện bởi hàng ngày tiếp xúc bạn nghiện không?”. Cường khẳng định chắc nịch rằng anh đã bước qua được cái ngưỡng ấy rồi, đã thoát được lằn ranh ấy rồi và sẽ không bao giờ quay trở lại. “Ngay cả những bạn đến đây cai, điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất là phải hạ quyết tâm cao độ. Bởi ngoài mình ra không ai có thể giúp mình thoát được ma túy”, Cường nói.

Bên cạnh niềm vui được giúp những bạn bè “cùng cảnh ngộ” làm lại cuộc đời, Cường còn có một niềm vui lớn khác là chính trong những ngày tham giam hoạt động tư vấn cho người bị nhiễm HIV, anh đã tìm được nửa kia của cuộc đời.  Cường là thành viên tích cực của câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”, còn vợ anh hoạt động trong câu lạc bộ “Hoa Hướng Dương”. Năm 2004, khi đi học lớp tập huấn cho người bị bệnh để phòng tránh lây nhiễm, cả hai gặp nhau, cảm thông cho hoàn cảnh của mỗi người và quyết định đến với nhau.

Nở nụ cười hiền hậu với người vợ đang lao động trong xưởng may, Cường tâm sự: “Vợ mình là nạn nhân của những người như mình. Chồng bà ấy bị AIDS đã chết nhưng trước khi ra đi đã kịp truyền HIV cho vợ. Mặc dù biết bố mẹ có HIV, con sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường trong điều kiện chăm sóc y tế hiện nay nhưng chúng mình không có ý định sinh con nữa. Con của vợ cũng là con của mình. Sức giờ yếu rồi, lo cho nó ăn học thành người là mình mừng rồi”, Cường chia sẻ.

Thanh Thủy

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.