Tăng giá viện phí với người chưa có thẻ Bảo hiểm y tế

Nhiều dịch vụ y tế có mức tăng 2-3 lần giá cũ sẽ do người bệnh trả 100%
Nhiều dịch vụ y tế có mức tăng 2-3 lần giá cũ sẽ do người bệnh trả 100%
(PLO) - Theo thông tin từ Bộ Y tế, sẽ có khoảng 50 bệnh viện (BV) hạng đặc biệt, chuyên khoa, BV hạng 1 thuộc Hà Nội, TP HCM và một số BV thuộc các Trường y dược chính thức điều chỉnh tăng viện phí đối với bệnh nhân không có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT). Việc cân bằng mức giá viện phí này sẽ thúc đẩy người dân chưa có BHYT tham gia mua bảo hiểm.

Theo đó giá viện phí mới sẽ được điều chỉnh theo các hạng bệnh viện được quy định tại thông tư 02/2017/TT-BYT về giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.

Được biết, Thông tư này sẽ điều chỉnh giá viện phí với những người chưa tham gia bảo hiểm y tế hoặc có thẻ nhưng đi khám chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. Giá dịch vụ này cũng không áp dụng khám, điều trị tại các khoa tự nguyện, theo yêu cầu.

Trong đó, có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa, bao gồm: Giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện. Nhiều dịch vụ y tế có mức tăng 2-3 lần giá cũ sẽ do người bệnh trả 100%.

Ví dụ, tiền khám tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) ở bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 sẽ tăng từ 20.000 đồng/lượt lên 39.000 đồng/lượt. Giá dịch vụ ngày/giường hồi sức tích cực/ghép tạng/ghép tủy... tại các bệnh viện hạng đặc biệt tăng từ 354.000 - 677.000 đồng/người… Ngoài ra, một số thủ thuật, phẫu thuật cũng được điều chỉnh tăng giá khoảng 20- 30% so với mức giá hiện hành.

Theo đó, mức tăng này là rất đáng kể khi người bệnh phải điều trị nội trú, điều trị dài ngày mà không có thẻ BHYT. Đặc biệt, với người bệnh sử dụng nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng BV, bất kể người bệnh điều trị ngoại trú hay nội trú, điều trị ít ngày hay dài ngày.

 Đáng chú ý, điểm khác nhau cơ bản giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là bệnh nhân BHYT đã được quỹ BHYT chi trả từ 80 đến 100% chi phí, tùy theo từng đối tượng thụ hưởng. Còn bệnh nhân khám dịch vụ sẽ phải chi trả 100% toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Sau khi giá dịch vụ y tế được điều chỉnh, khoản tiền người khám chữa bệnh không có BHYT phải trả thêm so với mức giá hiện hành sẽ là con số không nhỏ. Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao. Ví dụ, chụp PET/CT chi phí tối đa đã lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng….

Ngoài ra, theo tính toán của BHXH VN, số người chưa tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh vẫn đang trả mức giá thấp hơn nhóm dân số có thẻ BHYT. Giá dịch vụ y tế dành cho người chưa có thẻ BHYT chỉ mới kết cấu 3 yếu tố chi phí trực tiếp: Chi phí thuốc, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế phục vụ khám chữa bệnh; chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ. Trong khi đó, quỹ BHYT đã chi trả phần lớn chi phí thay cho những người khám chữa bệnh BHYT mức giá dịch vụ y tế kết cấu cả tiền lương, phụ cấp.

Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) - cho biết, theo lộ trình, tiếp sau các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 tăng giá từ ngày 1/6, sẽ có 30 tỉnh thực hiện giá mới với bệnh nhân tự chi trả vào tháng 8/2017; 15 tỉnh thực hiện vào tháng 10/2017 và 18 tỉnh thực hiện vào tháng 12/2017.

Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM dự kiến sẽ thực hiện vào tháng 8 và tháng 10/2017.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.