"Bà già" ở Hội An không thuộc “bệnh già sớm, già nhanh”

Sau hơn 1 tháng được các bác sĩ tại những bệnh viện lớn ở Đà Nẵng, Huế và online trực tuyến từ đầu cầu TP.HCM hội chẩn để đưa ra nhận định ban đầu về trường hợp chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (1984, trú Cẩm Châu, TP.Hội An, Quảng Nam) - người có biểu hiện già hơn so với tuổi thật, hôm nay, BV Hoàn Mỹ chính thức công bố các kết quả chẩn đoán bệnh bước đầu của người phụ nữ này...

Sau hơn 1 tháng được các bác sĩ tại những bệnh viện lớn ở Đà Nẵng, Huế và online trực tuyến từ đầu cầu TP.HCM hội chẩn để đưa ra nhận định ban đầu về trường hợp chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (1984, trú Cẩm Châu, TP.Hội An, Quảng Nam), người có biểu hiện già hơn so với tuổi thật, hôm nay, BV Hoàn Mỹ chính thức công bố các kết quả chẩn đoán bệnh bước đầu của người phụ nữ này.
Trường hợp không hiếm
Bệnh nhân Mai được các y, bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đón nhập viện ngày 21/10 sau khi có thông tin người này bị biến thành “bà lão” (khoảng 60 tuổi) dù chỉ mới ở tuổi 27. 
Bệnh nhân cũng cho biết, từ lúc 12 tuổi (đang học lớp 5) thì chị bị ngứa ngáy, nổi mẫn đỏ khắp người. Từ đó, khuôn mặt chị dần biến dạng, sưng tấy…, càng lớn quá trình biến thành “bà lão" của chị càng nhanh.
Theo TS.BS.Trần Bá Thoại, chuyên nội tiết BV Hòan Mỹ, người trực tiếp điều trị, thăm khám cho chị Mai, ngoài dấu hiệu “da tuổi già” ở khuôn mặt, bụng, tay chân, các xét nghiệm ban đầu cũng cho thấy, thể trạng chị Mai lúc nhập viện bị suy kiệt nặng do bệnh, chế độ dinh dưỡng và các biến chứng gây lên. 
Bệnh nhân bị viêm phổi, viên phế quản dạng tắc nghẽn (COPD), rối loạn nước điện giải, thiếu đạm trong máu, thiếu protein calo (PEM), ngoài ra còn bị viêm dạ dày, tiêu hóa, hen phế quản kéo dài…  
Chị Mai (bên trái) được các BS thăm khám.
Chị Mai (bên trái) được các BS thăm khám.

Sau 3 ngày tiến hành các biện pháp bù dịch, truyền đạm, điện giải, thuốc chống dị dứng nhằm nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, hiện sức khỏe của chị được cải thiện rõ, khuôn mặt đã bớt “già” so với những ngày đầu.

BS Thoại cũng cho biết, qua hầu hết các xét nghiệm nhận định ban đầu, đây là trường hợp mắc bệnh tế bào mast (dưỡng bào, tế bào bón), mastocytosis, một bệnh dị gen của dòng tế bào mast và các tế bào tiền thân. Biểu hiện chính của bệnh là mề day sắc tố như sần, nổi nốt, da đỏ lan rộng …
Hiện nay, bệnh được xếp loại là u tủy tăng sinh. Tuy nhiên, để kết luận chắc chắn về vấn đề này phải có 3 tiêu chuẩn chẩn đoán: sinh thiết da, sinh thiết tủy xương và các xét nghiệm balo khác. Hơn nữa, do phát bệnh trong thời gian dài, điều trị nhiều loại thuốc khác nhau nên có thể gây nhiều biến chứng do lạm dụng thuốc.
Trở lại buổi hội chẩn ngày 25/10 trước đó, sau khi thăm khám và hội chẩn, BS Nguyễn Ngọc Tuân, Phó khoa nội tiết Bệnh Viện C Đà Nẵng cho rằng, đây không phải là bệnh lão hóa già nhanh, bởi phần răng, tóc và các bộ phận trên cơ thể chị Mai (trừ da) vẫn bình thường. 
Điều này được BS Nguyễn Phúc Học, Giám độc BV 199 Đà Nẵng đồng tình và phân tích thêm, trường hợp chị Mai cũng không phải là dạng lão hóa sớm vì đã qua 27 tuổi (lão hóa sớm chết trước tuổi 20). 
Đáng chú ý, chị Mai phát hiện ra mình bị mẫn ngứa lúc 12 tuổi và cũng chỉ cảm nhận có dấu hiệu xấu ở da. Mãi đến năm 21 tuổi trở đi, da chị mới thực sự chùng, nhăn nheo…
Thời gian phát bệnh như trên không thể nhìn nhận vào khía cạnh “lạm dụng thuốc” như đã chẩn đoán, mà có thể là căn bệnh đặc biệt về da mà chúng ta cần tập trung nghiêm cứu. 
“Đây không phải là trường hợp hiếm mà trong cuộc đời làm bác sĩ, đi chữa bệnh nhiều nơi ông đã gặp phải. Có thể, vì hoàn cảnh khó khăn, vì nhận thức xã hội chưa được cao, thông tin đại chúng chưa nhắc đến, nên họ không được biết như trường hợp chị Mai”, BS Học cho biết. 
BS Học dẫn giải cụ thể một trường hợp người thân của mình, sau khi bị bệnh biến đổi trên da khiến người này già nhanh, dù đã đi chữa trị nhiều nhưng không có kết quả và đã chết.
Điều đáng nói, sau một thời gian điều trị tại BV Hoàn Mỹ, chị Mai được đưa về địa phương. Tuy nhiên, đến ngày 18/9, chị lại bị thổ huyết, ho nhiều và tái nhập viện tại BV Hoàn Mỹ. 
Qua các kết quả xét nghiệm, hội chẩn liên viện, đến ngày 23/11, các BS BV Hoàn Mỹ công bố thêm: “Bệnh nhân mắc bệnh chính mề đay mãn tính vô căn, thuộc dạng thể sốt huyết, kèm theo nhiều ban đỏ trên tay chân, thân thể. Đồng thời kèm nhiều bệnh như tác dụng phụ kéo dài và phối hợp của corticoid, rối luyện chuyển hóa protein - calo trường diễn, hen phế quản và viêm dạ dày; cùng các biến chứng: suy kiệt cơ thể nặng, teo dã mãn tính, lão hóa da mặt. Đặc biệt, bệnh nhân không mắc bệnh già sớm, già trước tuổi.
Không thể lấy lại tuổi trẻ
Vấn đề chẩn đoán bệnh chị Mai, theo BS Đồng Ngọc Khanh (phụ trách chuyên môn Tập đoàn Hoàn Mỹ) ở TP.HCM, cần có nhiều xét nghiệm, sinh thiết tủy, da…, thậm chí, chiếc lấy mẫu da gửi ra nước ngoài mới có thể có kết luận chính xác (tại Việt Nam chưa làm được). 
Ngoài ra, cần phải tính toán đến khả năng dinh dưỡng của người phụ nữ này, vì có thể cách chăm sóc lúc nhỏ, cách ăn uống khiến da bị lão hóa nhanh. 
“Cần tìm ra nguyên nhân chính rồi chúng ta mới có phương pháp điều trị thích hợp”, BS Khanh nói. 
Trong khi đó, BS ở BV Đa Khoa Đà Nẵng và các BS ở BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng lại cho rằng, trong y học vẫn có trường hợp “điều trị thử”. Nếu cứ chẩn đoán rồi chờ thẩm định lại đúng hay sai thì bệnh nhân vẫn mỗi ngày đối diện với bệnh tật trầm trọng. 
“Có thể, sau khi tính toán ở mức độ chính xác nào đó, chúng ta tiến hành điều trị thử cho bệnh nhân Mai”, BS Trần Văn Long, Giám đốc BV Hoàn Mỹ nhấn mạnh.
Sau khi có buổi hội chẩn ngày 25/10 và tham khảo nhiều ý kiến trong hôm nay, vấn đề điều trị trước mắt được BS Long cho hay, đây là khâu phức tạp, không đơn giản và phải kéo dài mất nhiều thời gian. Bệnh viện tập trung các pháp đồ kê đơn, tiêm thuốc, truyền dịch nhằm nâng cao thể trạng cơ thể (truyền đạm, vitamin, khoáng chất), tập trung chữa lành viêm phế quản, dạ dày, tiếp tục điều trị bệnh mề đay mãn tính nhưng không dùng thuốc chữa dị ứng thuộc nhóm corticoid.
BS Long khẳng định: “Chúng ta chỉ mới có thể điều trị trên nhận định theo dõi chẩn đoán ban đầu, chứ chưa chắc chắn chị Mai sẽ trẻ lại. Sau đó, vẫn cần nhiều ý kiến đóng góp thêm của đồng nghiệp ở các bệnh viện khác nhau để làm tiền đề cho những lần hội chẩn tiếp theo”. 
BS Long cũng khuyến cáo thêm, đây không phải là bệnh hiếm gặp và có thể phát ở bất cứ thời điểm nào và bất kỳ ai. Những tổn thương có thể xuất hiện ngay khi sinh và biến mất vài tháng đầu đời, hoặc có thể khởi phát bất cứ tuổi nào. 
Khoảng 1/3 số bệnh nhân bắt đầu khởi phát tổn thương da ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu gì nghi ngờ về dị ứng da, chúng ta cũng nên tiến hành các bước thăm khám, theo dõi, điều trị.
Vân Anh

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.