Phạt "nửa vời" nên nơi đông người vẫn mùi thuốc lá

Do việc xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực thuốc lá còn chưa đến nơi đến chốn (các vụ xử phạt vi phạm quá ít, thậm chí chỉ đếm được trên đầu ngón tay…); chế tài xử phạt cũng chưa cụ thể; mức phạt thì quá thấp chưa đủ sức răn… nên sai phạm vẫn tái diễn.

Đó là mong muốn và cũng là đích hướng tới của Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá đang được Quốc hội xem xét và sẽ thông qua trong kỳ họp này. PGS. TS. Lương Ngọc Khuê (ảnh), Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Chánh văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL), Bộ Y tế trao đổi xung quanh điều luật cũng như những nguyện vọng chính đáng của người dân. 
- Thưa ông, những tác hại của việc hút thuốc lá là quá rõ ràng. Ông có thể cung cấp những thông tin mới nhất về vấn đề này?
-  Như chúng ta đã biết, hàng năm tại Việt Nam thuốc lá là nguyên nhân tử vong của hơn 40.000 người và ước tính vào năm 2030 con số này sẽ tăng lên tới 70.000 người mỗi năm nếu chúng ta không thực hiện những biện pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ hút thuốc.  
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh tim mạch, ung thư… Cụ thể, báo cáo từ 1.114 bệnh viện cả nước cho thấy: Có tới 62,4% bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện bị mắc các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, huyết áp cao…). Đây cũng là nguyên nhân chính của tình trạng quá tải bệnh viện. Đó là chưa kể đến các gánh nặng về kinh tế, tâm lý và xã hội khác…
- Thực tế, việc cấm hút thuốc lá ở một số nơi và mô hình “Môi trường không khói thuốc” cũng đã triển khai ở rất nhiều điểm. Nhưng, số người hút thuốc lá giảm đi không đáng kể. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
- Xây dựng môi trường không khói thuốc đang trở thành xu thế chung và được nhiều tỉnh/thành phố tại Việt Nam hưởng ứng và thực hiện đạt kết quả tốt như: Hải Phòng, Quảng Ninh,  Thái Nguyên, Đà Nẵng, Tiền Giang, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Thái Bình, Hải Dương… 
Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy đã có rất nhiều cơ quan, đơn vị đã  thực thi thành công quy định “cấm hút thuốc hoàn toàn trong khuôn viên cơ quan/đơn vị” như: Bệnh viện Nhi đồng 1, Liên đoàn Lao động các tỉnh Bắc giang, Tiền giang, Thanh tra TP. Đà Nẵng…
Tại những đơn vị này, việc cấm hút thuốc hoàn toàn trong khuôn viên cơ quan và trong khu vực làm việc được lãnh đạo ủng hộ, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; người không hút thuốc được hưởng bầu không khí trong lành; tạo điều kiện cho người hút thuốc giảm số lượng điếu hút và tăng quyết tâm bỏ thuốc. Tuy nhiên, số người hút thuốc giảm không đáng kể bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do nhận thức của họ về vấn đề này vẫn chưa được nâng cao.
Ngoài ra, do việc xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực thuốc lá còn chưa đến nơi đến chốn (các vụ xử phạt vi phạm quá ít, thậm chí chỉ đếm được trên đầu ngón tay…); chế tài xử phạt cũng chưa cụ thể; mức phạt thì quá thấp chưa đủ sức răn… nên sai phạm vẫn tái diễn. Từ thực tế này, trong Dự thảo Luật PCTHTL, chúng tôi đưa ra những chế tài xử phạt rất đầy đủ, cụ thể, hy vọng sẽ hạn chế được phần nào hậu quả của việc hút thuốc lá đem lại.
- Theo ông, có nên xây dựng một khu vực riêng dành cho người hút thuốc lá tại những nơi cấm hút thuốc? Quy định này và quy định tăng diện tích in lời cảnh báo tác hại của thuốc lá trong Dự thảo Luật liệu có khả thi?
- Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc phân chia khu vực dành riêng cho người hút thuốc và người không hút thuốc trong khu vực khép kín như trong nhà, tại nơi làm việc là không có hiệu quả trong việc bảo vệ con người khỏi tác hại của khói thuốc thụ động. Do đó, có một môi trường trong lành hoàn toàn là tốt nhất. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có những người không phân biệt được tác hại của việc hút thuốc và hút thuốc lá thụ động.
Đặc biệt, còn có cả những người vẫn biết hút thuốc lá là có hại cho mình và cho người khác; thậm chí trong mình đã mang những bệnh liên quan đến thuốc lá nhưng vẫn không bỏ được. Vì vậy, chúng ta vẫn phải có khu vực dành riêng cho họ. Tùy địa điểm, cơ sở (cơ quan, thư viện, trường học, sân bay…), nhà quản lý sẽ tổ chức các khu vực này sao cho càng tránh xa nơi đông người càng tốt.
Đối với quy định tăng diện tích in lời cảnh báo tác hại của thuốc lá, thực tế đã chứng minh: Việc in lời cảnh báo bằng chữ, thậm chí bằng hình ảnh diện tích càng lớn thì hiệu quả tác động càng cao. Vì vậy, trong Dự thảo Luật chúng tôi đã đề nghị tăng lên diện tích 50% của bao thuốc. Tuy nhiên, quy định này sẽ là khó khăn rất lớn đối với các nhà sản xuất, kinh doanh vì họ còn duy trì hoạt động của nhà máy, hoạt động của công nhân; phải thay đổi tư duy, cải tiến mẫu mã bao bì… Cho nên chúng ta vẫn phải kiên trì vận động và thuyết phục họ, chứ không thể thay đổi một sớm, một chiều được.
- Hiện nay, Dự thảo Luật PCTHTL quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó”. Quan điểm của ông về vấn đề này?. Đối với việc đề nghị thành lập Qũy PCTHTL, nếu được xây dựng, Qũy này sẽ hỗ trợ cho cho việc điều trị những bệnh liên quan đến thuốc lá không, thưa ông?
- Theo các con số thống kê và tính toán của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và thực tế tại nhiều nước cho thấy, sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, tử vong và là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Nếu Dự thảo Luật cho phép các công ty thuốc lá lại tài trợ cho các hoạt động xóa đói, giảm nghèo; đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ trở thành một nghịch lý.
Hơn nữa, thông qua các hoạt động tài trợ cho các đối tượng nghèo, đói, những người có hoàn cảnh khó  khăn, các công ty thuốc lá quảng bá cho hình tượng của mình, làm mờ nhạt đi việc sử dụng thuốc lá sẽ gây bệnh tật và tử vong, làm cho thuốc lá trở thành các sản phẩm tiêu dùng thông thường và không độc hại. 
Vì thế, theo tôi trong thời gian trước mắt vì hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, Dự thảo luật có thể quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ cho hoạt động nhân đạo; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó”.
Đối với việc thành lập Qũy PCTHTL, kinh nghiệm ở một số quốc gia cho thấy, họ đã vận dụng quỹ rất hiệu quả trong việc dành một phần kinh phí cho hoạt động truyền thông; hỗ trợ những người bị mắc những bệnh hiểm nghèo do thuốc lá gây lên. Đó thể hiện trách nhiệm rất lớn của mỗi cá nhân và cộng đồng. Đây là những bài học rất đáng để chúng ta học tập.
- Xin cám ơn PGS. TS!
Trà Long (thực hiện)

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.