Muối – cây mắm nêm "song kiếm hợp bích" chữa chứng hoại tử

Từ 60 năm nay, cụ bà Lê Thị Đào (tên thường gọi là Lê Thị Điều, 80 tuổi, ngụ thôn Phước Tượng, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) ước tính mình đã chữa khỏi hàng ngàn trường hợp bị bệnh rọm. Đây là một căn bệnh gây hoại tử da thịt thường gặp ở người và rất nguy hiểm. Bà cụ cho biết mình chỉ sử dụng hai vị thuốc cực kì đơn giản, dễ kiếm là muối và lá cây mắm nêm.

Từ 60 năm nay, cụ bà Lê Thị Đào (tên thường gọi là Lê Thị Điều, 80 tuổi, ngụ thôn Phước Tượng, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) ước tính mình đã chữa khỏi hàng ngàn trường hợp bị bệnh rọm. Đây là một căn bệnh gây hoại tử da thịt thường gặp ở người và rất nguy hiểm. Bà cụ cho biết mình chỉ sử dụng hai vị thuốc cực kì đơn giản, dễ kiếm là muối và lá cây mắm nêm.

Cụ bà Lê Thị Đào phơi khô cây mắm nêm để dự trữ trong nhà uống hằng ngày
Cụ bà Lê Thị Đào phơi khô cây mắm nêm để dự trữ trong nhà uống hằng ngày

Căn bệnh kịch độc

Bệnh rọm là tên dân gian vẫn dùng để gọi tên một căn bệnh viêm nhiễm khá phổ biến. Theo lời mô tả của cụ bà, bệnh rọm thường xảy ra ở vùng rừng sơn cước, vùng có khí hậu ẩm ướt. Bệnh nhân mắc bệnh rọm ăn sẽ bị tổn thương ngoài da, lâu ngày vết thương sưng phù, gây đau nhức toàn thân rất khó chịu. “Bị rọm ăn chịu đau khổ sở lắm, tay phải gác lên đầu mà đi chứ thả lỏng là nhức nhối. Nếu để lâu ngày bệnh sẽ gây lở loét da thịt dẫn đến dị tật chân tay”, cụ Đào cho biết.

Lý giải về nguyên nhân gây bệnh, “thầy lang không bằng cấp” cười lý giải: “Tui chỉ biết chữa chứ không biết nguyên nhân vì đâu mà có, nếu các cô chú muốn biết thì phải gặp những thầy lang được học hành. Tôi chỉ nghe dân gian bảo rằng bệnh do chất độc ở râu mép của hổ gây nên. Râu hổ lâu năm vương vãi vào cây cối, người đi rừng nếu vô tình bị đâm phải sẽ phát bệnh. Râu con hổ gần giống với lông sâu rọm nên người ta mới gọi tên là bệnh rọm”.

Xác nhận có truyền thuyết như bà lão nêu, lương y Nguyễn Hữu Hoạt, thành viên Hội đông y Thừa Thiên - Huế giải thích cụ thể dưới góc độ khoa học: “Theo dân gian thì bệnh rọm do râu mép của hổ chứa độc gây nên. Còn trong đông y, đây là căn bệnh có nguyên nhân do phong mà ra. Những người sống ở nơi ẩm thấp, uống phải nguồn nước nhiễm phèn sẽ mắc bệnh. Triệu chứng của bệnh là da sần sùi, sưng phù và ngứa theo từng vùng. Bệnh có thể làm tê liệt hệ thần kinh khiến teo cơ, dị tật ở người”.

Cả cụ Đào lẫn lương y Hoạt đều cho hay bệnh rọm thường gặp trong cuộc sống và đa phần người dân đều nghĩ rằng đây là căn bệnh đơn giản, nhưng thực tế thì hậu quả rất nguy hiểm. Ngoài tác hại gây dị tật, bệnh còn khiến thể trạng con người suy yếu, sức đề kháng giảm sút.

Trị dứt bệnh rọm bằng bài thuốc dễ kiếm  

Cụ Đào cho biết mình học được bài thuốc chữa trị bệnh rọm từ cha ruột năm cụ mới là thiếu nữ tuổi 20, đến nay đã tròn 60 năm cụ đem bài thuốc gia truyền ấy chữa bệnh giúp người. “Hồi xưa người Thượng (người dân tộc vùng cao theo cách nói địa phương - PV) về ở nhờ trong nhà tôi, lúc chia tay họ dạy cho bố tôi bài thuốc như là món quà trả ơn. Rất đơn giản, chỉ cần dùng muối sống và lá cây mắm nêm là xong”, cụ Đào kể lại nguồn gốc bài thuốc gia truyền.

Cụ hướng dẫn tỉ mỉ rằng hái lá cây mắm nêm nhai nhuyễn rồi trộn thêm ít muối, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên vị trí vết thương. Nếu vết thương chưa lở loét thì đắp thuốc kín hết, nếu vết thương đã lở loét cần chừa ra chỗ trống để chất độc thoát ra bên ngoài. Cứ hai ngày thay thuốc một lần. Cụ Đào lưu ý thêm, muối dùng để chữa bệnh phải là muối lâu năm.

“Lấy muối hạt cho vào một chiếc lọ, để khoảng hơn năm rồi tán mịn muối, rồi để càng lâu càng tốt. Bệnh khỏi hay không là nhờ vào vị “thuốc dấu” này đây, nhìn vậy nhưng cực kì hiệu nghiệm”, cụ Đào đưa gói muối trắng được bọc kín trong túi nilon mỉm cười “bật mí”.

Bà lang vườn khẳng định thông thường người bị bệnh rọm chỉ cần đắp thuốc chưa đầy tuần lễ sẽ khỏi hẳn. “Lúc nào “cồi” độc bị đẩy ra khỏi cơ thể bệnh mới hoàn toàn khỏi. “Cồi” độc này chứa máu, mủ và những sợi lông nhỏ như lông sâu rọm vậy. Cần chú ý rằng sau khi lấy “cồi” độc ra phải vứt thật xa hoặc thiêu huỷ, tránh để mầm bệnh lây lan, phát tán”, cụ Đào căn dặn tỉ mỉ.

Thêm điểm lưu ý nữa trong quá trình chữa trị bệnh rọm mà cụ bà hé lộ là người chữa tuyệt đối không được nói với người bệnh chất bột trắng kia là muối. Cụ mỉm cười thừa nhận không hiểu tại sao, chỉ biết vị tiền bối năm xưa truyền dạy bài thuốc căn dặn vậy. Và suốt sáu mươi năm hành nghề bà vẫn tuân thủ “luật bất thành văn” đó.

Chữa bệnh không lấy một đồng xu

Ông Nguyễn Thành, bệnh nhân gần đây nhất được cụ Đào chữa bệnh rọm chia sẻ: “Tháng trước đi rừng về tay tôi bỗng dưng sưng phù và nhức lắm. May sao nhờ cụ Đào chữa giúp nên chỉ sau 3 ngày bệnh đã khỏi”. Bằng kinh nghiệm 60 năm hành nghề, cụ Đào cho hay chữa bệnh rọm bằng bài thuốc từ muối sống và lá cây mắm nêm vừa ít tốn kém lại nhanh khỏi so với mổ xẻ. Cũng theo lời bà lang này vết thương do “rọm ăn” nếu đụng dao kéo vào có thể khiến bệnh nặng hơn.

Ngày nay căn bệnh rọm không nhiều như thời trước, thi thoảng mới có người bị rọm ăn tìm đến nhờ bà lão chữa trị. Thế nhưng tiếng tăm cụ “Đào rọm” vẫn vang danh như ngày nào. Thật dễ hiểu bởi suốt đời chữa bệnh cứu người cụ Đào không bao giờ lấy của ai đồng bạc nào. Hỏi tại sao, cụ chỉ giải thích ngắn gọn: “Người ta trồng cây hạnh để chơi, còn tôi trồng “cây Đức” để đời cho con. Ông trời có mắt lắm chú à, cứ làm việc tốt ắt sẽ gặp điều may mắn”.

Càng nể phục hơn khi biết rằng cụ Đào không giấu kín bài thuốc dấu chữa bệnh rọm làm của riêng mà sẵn sàng bày vẽ cho những ai có nhu cầu. Với bà cụ này, mỗi giây phút còn sống trên đời là có thêm cơ hội để làm việc thiện giúp đời. Nhận xét về cụ Lê Thị Đào, ông Phan Văn Hạnh, công an viên xã Lộc Trì tự hào “khoe”: “Cụ Đào là một người rất tốt tính, ngày trước điều kiện y tế còn khó khăn hễ ai trong thôn bị bệnh rọm đều được cụ nhiệt tình chữa trị miễn phí. Bao nhiêu người đến chữa bệnh biếu gói trà, hộp bánh thì may ra cụ nhận, chứ đưa tiền bạc thì cụ nhất quyết từ chối”.

Cây mắm nêm còn được gọi với nhiều tên khác như: Cây Lạc tiên, Chùm bao, Dây nhãn lồng, Dây bầu đường… là loại cây thân mềm, dây leo, trên thân cây có lông thưa.

Cây có quả nhỏ và hoa rất bắt mắt. Cây mắm nêm thường mọc nhiều ở những khu rừng hoang. Trong Đông y, cây mắm nêm là một vị thuốc có tác dụng giúp an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Ngoài ra dùng lá cây mắm nêm nấu nước tắm có thể trị viêm da, ghẻ lở. Uống nước lá mắm nêm còn có tác dụng giúp trợ tim, mát gan. 

Quảng Thiên

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.