Kinh hoàng nhau thai…nhựa

Nghe lời đồn thổi, nhiều người đua nhau dùng các sản phẩm từ nhau thai để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm đẹp. Ít ai biết rằng rất nhiều "dược phẩm quý hiếm" này được nhập về từ trung Quốc là... làm bằng nhựa.

[links()] Gần đây, nghe lời đồn thổi, nhiều người đua nhau dùng các sản phẩm từ nhau thai để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm đẹp. Ít ai biết rằng rất nhiều "dược phẩm quý hiếm" này được nhập về từ trung Quốc là... làm bằng nhựa.

Nhau thia bằng nhựa đang được bán nhan nhản trên thị trường
Nhau thia bằng nhựa đang được bán nhan nhản trên thị trường

Tử hà sa mà mua được… cả gánh?

Theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, vị thuốc từ nhau thai còn được gọi là tử hà sa. Loại tử hà sa này bán nhan nhản, có thể mua được cả gánh ở làng thuốc Ninh Hiệp. Đây chính là bến đổ buôn tử hà sa cho các cửa hàng trên cả nước. Thế nhưng, có vẻ như những thông tin gần đây trên báo chí về thực hư công dụng của nhau thai khô khiến những người bán hàng rất cảnh giác và việc bán hàng cũng không công khai như trước nữa.

GS. Lê Đức Vy, nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản T.Ư

Nhau thai là một loại chất thải y tế
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhau thai phải được xử lý ở nơi lò đốt sở tại, không thể mang ra ngoài được. Nhau thai là một loại chất thải y tế, nó không được phép bán trên thị trường.

Tất cả các sản phẩm từ con người ra không ai được bán, kể cả nhập khẩu, không có văn bản nào của Bộ Y tế cho phép nhập bệnh phẩm này cả. Trước đây, người ta dùng để sản xuất Filatop làm thuốc chữa bệnh, nhưng hiện nay cũng không ai dùng vì nguy cơ lây bệnh cao.

Ghé vào một quán nước trước cửa một cửa hàng thuốc Đông y trên phố Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng tôi nhanh chóng bắt chuyện được với chị bán hàng xởi lởi, vui tính. Câu chuyện đang rôm rả, nhưng khi chúng tôi hỏi mua nhau thai khô, chị chủ hàng bỗng nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét rồi lắc đầu: “Ở đây làm gì có? Chả có ai bán cả. Muốn mua thì ra chợ Đồng Xuân mà hỏi”. Nhiều người bán hàng gần đó cũng phụ họa theo: “Làm gì có, chỉ hỏi lung tung”.

 Khi chúng tôi rời quán nước cũng là lúc nhận được những ánh mắt dõi theo đầy nghi hoặc. Tuy nhiên, khi chúng tôi tới cuối phố, hỏi chuyện một người bán vé số dạo thì được chỉ tới của hàng số 38 Lãn Ông. Người này còn nhắc chúng tôi nếu muốn mua thật thì phải hỏi khéo, vì gần đây cánh nhà báo đến hỏi nhiều nên người ta cảnh giác lắm.

Chủ cửa hàng số 38 Lãn Ông là một thanh niên trẻ, hỏi chúng tôi mua nhiều hay ít? Thấy chúng tôi nói mua nhiều, cậu ta bảo sẽ gọi điện cho mẹ để mang hàng tới. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc xuất  xứ cũng như công dụng của sản phẩm này ra sao thì cậu thanh niên lại tỏ vẻ ngập ngừng. Rồi sau một hồi nói chuyện với mẹ qua điện thoại, cậu ta quay sang bảo chúng tôi đã hết hàng, tuần sau quay lại.

Nhau thai làm bằng… nhựa?!

Nói về công dụng cũng như nguồn gốc của sản phẩm nhau thai khô trên thị trường, ông Nguyễn Xuân Hướng cho biết, mới đây, một người bệnh của ông cũng mang một loại nhau thai khô mua ở phố Lãn Ông đến nhờ ông xác định vì ngâm rượu mãi mà không thấy có biến đổi gì.

Đây là một loại nhau thai khô của Trung Quốc nhưng lại không hề có hướng dẫn sử dụng cũng như tên cơ sở sản xuất. Khi ông kiểm tra thì thấy đây là loại giả, làm bằng… nhựa(!), chặt mãi không được. Ông cho rằng, nếu nhìn bằng mắt thường không thể phân biệt được thật giả, chỉ có những người trong nghề như ông mới có thể phát hiện được.

“Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại nhau thai khô giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhìn không khác gì loại thật, tuy nhiên lại rất độc nếu không may dùng phải. Ở Việt Nam chưa làm được nhau thai khô giả” - ông Hướng khẳng định.

Rất dễ tìm mua cả chục kg nhau thai khô tại khu phố Lãn Ông
Rất dễ tìm mua cả chục kg nhau thai khô tại khu phố Lãn Ông

Theo ông Nguyễn Xuân Hướng, nhau thai được sử dụng như một vị thuốc Đông y, được dùng một tỷ lệ nhất định trong bài thuốc “Hà sa tảo hoàn”. Tác dụng chủ yếu của nó là bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe chứ không phải để chữa bệnh yếu sinh lý hay hiếm muộn như xưa nay nhiều người vẫn quảng cáo.

Theo kinh nghiệm dân gian, cách chế biến nhau thai là băm nhỏ rồi tráng với trứng hoặc nướng chả ăn; cũng có thể thái nhỏ, đem ngâm với rượu trắng loại 40 - 50 độ trong 10 - 15 ngày, uống mỗi ngày hai lần, khi uống có thể pha thêm một chút mật ong hoặc đường phèn.

Muốn sử dụng lâu dài thì nhau thai có thể sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa nhỏ. Từ trước đến nay, tử hà sa vẫn được nhiều thầy thuốc kê đơn chữa bệnh.

Tuy vậy, chỉ nhau thai của những sản phụ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm mới cho tác dụng tốt. Việc mua bán, sử dụng nhau thai trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là với nhau thai tươi có thể chứa những mầm bệnh gây nguy hại cho sức khỏe.

“Việc sử dụng những sản phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ xuất xứ như hiện nay là rất nguy hiểm, bởi nó có thể rất độc cho cơ thể nếu là hàng giả. Ngoài ra, cũng gây lây nhiễm các bệnh như HIV, gan B, giang mai… Khi đó lợi chưa thấy đâu mà tác hại khôn lường. Thế nhưng, ngành y tế vẫn chưa thực sự quan tâm quản lý vấn đề này!” – ông Hướng nhấn mạnh.

Ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Bệnh viện 09, nơi chuyên điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS có hoàn cảnh đặc biệt ở Hà Nội)

Nếu như chỉ lấy nhau thai ra thái rồi phơi bình thường hoặc sấy ở nhiệt độ không đảm bảo thì nguy cơ lây truyền bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Như virus HIV ở trong dịch lỏng chỉ bị bất hoạt trong nhiệt độ 56 độ C, còn trong môi trường khô thì virus có thể tồn tại tới một tuần. 

Thời gian để bất hoạt được virus HIV trong nhiệt độ 100 độ C thì phải mất vài tiếng đồng hồ. Nhưng để chế biến được nhau thai đó thành sản phẩm cho người khác sử dụng thì phải hàng trăm độ C và trong thời gian dài hơn nhiều. Virus gây viêm gan B cũng vậy, chỉ bị bất hoạt trong nhiệt độ cao, thời gian dài.

Phương Uyên

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.