“Khan” nhân lực chăm sóc sức khỏe cho người già

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Đó là những thông tin được TS. Nguyễn Minh Lợi – Phó Cục trưởng Cục KHCN&ĐT (Bộ Y tế) đưa ra tại Hội thảo “Định hướng đào tạo cử nhân điều dưỡng cấp cứu trước viện tại Việt Nam và giải pháp thực hành lồng ghép giữa cấp cứu trước viện (CCTV) với chăm sóc sức khỏe (CSSK) tại nhà” diễn ra mới đây tại TP HCM. 

Gắn cấp cứu trước viện với chăm sóc sức khỏe 

Theo TS. Nguyễn Minh Lợi, hiện nay công tác đào tạo nhân lực y tế vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, quy mô đào tạo chưa gắn với nhu cầu và yêu cầu sử dụng của hệ thống y tế; nhiều trình độ đào tạo, năng lực nghề nghiệp chưa gắn với vị trí việc làm, chưa phân định rõ các trình độ; chưa xác định được phạm vi hoạt động chuyên môn, các lĩnh vực cần đào tạo chuyên khoa; đặc biệt việc mở ngành mới còn khó khăn do thiếu cơ chế, thiếu giảng viên, chưa xác định được năng lực nghề nghiệp và định danh được vị trí việc làm của người học sau đào tạo. 

Trong tình hình chung đó, nhân lực cho CSSK cho người cao tuổi (NCT) cũng rất khan hiếm. Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM cho biết, tại Việt Nam tình trạng dân số lão hóa, tuổi thọ tăng (tuổi thọ trung bình hiện nay của người dân trên 74 tuổi) hiện đang là thách thức lớn đối với công tác y tế, đặc biệt là nhu cầu CSSK cho bệnh nhân, NCT, trong khi đó đào tạo nhân lực y tế trong lĩnh vực này chưa thật sự được coi trọng, thiếu thốn về nhân lực. 

Cũng theo PGS. Xuân, việc quản lý sức khỏe NCT, người bệnh một cách hiệu quả luôn là bài toán khó với nhà quản lý. Trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều mô hình gắn liền với từng giai đoạn phát triển ở mỗi quốc gia.

Hiện nay, mô hình CSSK tại nhà đang tỏ ra có nhiều ưu thế về mặt kinh tế, xã hội, chuyên môn và tính khoa học. Nhận thức được nhu cầu CSSK của NCT ngày càng lớn, trong năm 2017 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã phối hợp cùng Trường ĐH Khoa học ứng dụng Saimaa (Phần Lan) đào tạo cử nhân ngành điều dưỡng và cử nhân ngành CCTV cho nhiều SV. 

Bước đầu nhiều hiệu quả

Về định hướng đào tạo cử nhân điều dưỡng và giải pháp lồng ghép giữa CCTV và CSSK tại nhà, ông Lợi kiến nghị, cần phải tiến hành đánh giá chương trình đào tạo thí điểm, khảo sát nhu cầu học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp ĐH, hay chuyển đổi ngành nghề theo quy định hiện hành; đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực nghề nghiệp cần có của người học và các điều kiện hành nghề sau tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần đánh giá hiệu quả việc lồng ghép 2 chương trình trên tại khu vực TP HCM và mở rộng ra với các TP lớn trên toàn quốc. Trên cơ sở các minh chứng đã có, nhà trường cần đề xuất mã ngành đào tạo mới, học chuyên khoa sau ĐH đối với chương trình đào tạo này. 

Là đơn vị đầu tiên đưa vào thí điểm mô hình gắn CCTV với CSSK tại nhà cho người bệnh, PGS.TS.BS Cao Văn Thịnh (Trưởng Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Trưởng Trung tâm huấn luyện kỹ năng mô phỏng lâm sàng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đồng thời là Trưởng đơn vị Phẫu thuật Lồng ngực, mạch máu, BV Quận 2) cho biết, dù chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu nhưng mô hình đã đạt được nhiều hiệu quả. Hiện nay, đội ngũ BS tại BV hiện đã tiếp nhận và điều trị cho 250 trường hợp (đạt 25%). 

PGS.TS.BS Cao Văn Thịnh nhấn mạnh: “Hiện nay nhiều cơ sở y tế đã đưa vào hoạt động mô hình CCTV, tuy nhiên trên thực tế, công tác CCTV chưa đạt được hiệu quả đúng mong muốn, lãng phí về nguồn lực và thời gian, thu nhập của BS thấp. Do đó, việc gắn kết CCTV với CSSK tại nhà đáp ứng được 4 mục tiêu quan trọng: Tăng thu nhập cho BS; tranh thủ được thời gian nhàn rỗi của CCTV; tăng cường công tác chuyên môn; và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh”.

Ông cho biết thêm: “Tại BV Quận 2, người bệnh khi sử dụng mô hình trên đều được BHYT chi trả, người bệnh gần như không phải trả thêm khoản phí nào. Bên cạnh đó là được CSSK tại nhà không mất thời gian chờ đợi tại BV. Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân đầu có phản hồi tích cực, và mong muốn mô hình sẽ được triển khai rộng rãi hơn nữa…”.

Theo PGS.TS.BS Cao Văn Thịnh, số liệu thống kê, số lượng bệnh nhân nhẹ đến BV không phải nhập viện lên đến gần 70%. Cụ thể, trong 10 người khám tại BV thì chỉ có từ 2 đến 3 người nhập viện. Do đó, mô hình CSSK tại nhà mang lại nhiều ưu điểm, đặc biệt là giảm tải BV, chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người bệnh. 

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.