Học phí 9-12 triệu đồng/tháng mà con... ăn cơm bẩn

"Tôi không ngủ được mỗi khi nghĩ con mình hằng ngày bị đầu độc bởi những suất cơm như thế… Đó là những con người bất nhân. Họ có thể kinh doanh ở đâu chứ kinh doanh trên những bữa ăn của trẻ là điều không thể chấp nhận được…”.

Trường mầm non quốc tế Maple Bear Hà Nội, một trong những trường có mức học phí cao nhất thành phố hiện nay, 9-12 triệu đồng/tháng. Thế nhưng những dịch vụ trẻ nhận về lại không hề tương xứng với số tiền dịch vụ đắt đỏ mà phụ huynh đã phải bỏ ra hằng tháng, thậm chí bữa ăn của trẻ chỉ có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng như một suất cơm bụi vỉa hè.

Phụ huynh bức xúc với thông tin cơm bẩn
Phụ huynh bức xúc với thông tin cơm bẩn

Chính phụ huynh trong trường đã phát hiện ra bê bối này vào ngày 17/5 vừa qua. Phát hiện này đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong toàn bộ phụ huynh Trường Maple Bear.

Nhiều phụ huynh Trường mầm non quốc tế Malpe Bear Hà Nội đã vô cũng bức xúc và phẫn nộ khi họ nộp học phí 9.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng nhưng con cái của họ lại không được chăm sóc với điều kiện tương xứng.

“Tôi không ngủ được mỗi khi nghĩ đến con đang bị đầu độc…”

Chị Mỹ Bình, phụ huynh của bé Mỹ An đang học lớp Koala Bear 2, Trường mầm non quốc tế Maple Bear bức xúc: “Bữa ăn của học sinh ở một trường công bình thường theo quy định của Nhà nước là 25.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, trường công họ có bếp riêng, có quỹ lương để trả cho bộ phận nấu bếp nên suất ăn được cố định ở mức 25.000 đồng và không thể xê dịch.

Trường Maple Bear thuê ở ngoài với mức 44.000 đồng/ngày. Có một điều hiển nhiên và chắc chắn là nhà hàng họ phải ăn lãi khoảng 40 - 50%/suất ăn. Điều này có nghĩa là, còn lại bao nhiêu con mình ăn bấy nhiêu. Tôi thật sự bức xúc khi biết con mình phải ăn bơ thực vật của Việt Nam chứ không phải bơ ngoại, ba tê Việt Nam chứ không phải ba tê Pháp…

Tôi không ngủ được mỗi khi nghĩ con mình hằng ngày bị đầu độc bởi những suất cơm như thế trong khi ở nhà thì được bố mẹ chăm sóc, nâng niu cẩn thận. Đó là những con người bất nhân. Họ có thể kinh doanh ở đâu chứ kinh doanh trên những bữa ăn của trẻ là điều không thể chấp nhận được…”.

Hộp bơ có chân gián

“44.000 đồng/ngày là mức ăn quá thấp và không hề tương xứng so với mức phí 9.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng chúng tôi phải đóng cho trường. Chúng tôi đã yêu cầu nhà trường tăng mức ăn của các con lên ít nhất 80.000.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, họ mới chỉ trả lời là sẽ xem xét. Phụ huynh chúng tôi đã gặp quá nhiều vấn đề với ngôi trường này. Họ có quyết định hôm trước nhưng hôm sau lại lật mặt được ngay. Dó đó, cũng chả hy vọng gì nhiều.

Tôi đang chờ phản ứng và câu trả lời cuối cùng của nhà trường về vấn đề này. Trường hợp xấu nhất thì cũng phải chuyển trường cho con thôi. Tuy nhiên, con còn quá nhỏ! Hơn nữa, con đã quen trường, quen lớp, quen bạn, tôi không hề muốn cuộc sống và tâm lí của con bị xáo trộn…”, chị Bình trăn trở.

“Tôi đã quá mệt mỏi, chán nản và mất niềm tin…”

Chị Phạm Hồng Ngọc, phụ huynh của bé Nguyễn Duy Anh, lớp Koala Bear 2 cũng bức xúc không kém: “Đã cho con vào học ở Trường Maple Bear thì tôi chỉ quan tâm đến chất lượng mà con sẽ được hưởng chứ tiền bạc không là vấn đề quá quan trọng. Tuy nhiên, đến giờ phút này, tôi thấy vô cùng chán nản và mất niềm tin với Trường Maple Bear. Có lẽ, gia đình tôi phải tìm một trường khác cho con.

Chúng tôi chấp nhận đóng góp để nhà trường cải thiện nhưng con cái chúng tôi lại không hề nhận được những dịch vụ chất lượng. Nhà trường không có thiện chí hợp tác, dịch vụ càng ngày càng kém đi khiến người ta không còn có thể chấp nhận được. Chúng tôi còn phải lo làm việc chứ thời gian đâu mà chạy theo trường suốt. Tôi thấy mệt mỏi và chán nản lắm rồi…”.

“Con tôi từ ngày đi học không hề lên được cân…”

Chị Hà Phương Mỹ, phụ huynh của bé Sơn, lớp lớp Koala Bear 2 cay đắng nói: “Tôi là một trong những người đã chiến đấu với Trường Maple Bear quá nhiều! Những bức xúc của tôi bây giờ không biết bắt đầu từ đâu.

Con tôi từ ngày đi học ở Maple Bear không hề lên cân nào. Con về nhà thường kêu chán, bảo thức ăn ở trường không ngon. Thương con, tôi đã phải thường xuyên mang cơm, đồ ăn ở nhà đến trường cho con. Tôi không thể hiểu, với 44.000 đồng trong thời buổi này chia ra làm 3 bữa thì họ sẽ nấu ăn như thế nào cho con chúng tôi? Tôi rất bức xúc khi phải bỏ ra 10.000.000 đồng/tháng mà con chỉ được ăn 44.000 đồng/ngày. Chưa kể sự phẫn nộ khi xem các hình ảnh cơm cháo bẩn thỉu, hộp bơ có chân gián, sự nhếch nhác, mất vệ sinh nơi nấu ăn… nhiều mẹ nhìn thấy hình ảnh này đã bật khóc”.

“Con tôi ngoài chán ăn, không lên cân còn thường xuyên ốm vặt, sổ mũi, uống thuốc vào là bị đi ngoài… Lúc đầu thì gia đình không nghi ngờ gì đâu nhưng đến thời điểm này thì chắc chắn là do thức ăn ở trường. Trường quốc tế gì mà dịch bệnh gì cũng có, hết dịch Tay chân miệng lại đến thủy đậu. Trong cuộc họp vừa qua, còn có bé bị hạch trong ruột…

Vì con đã quen trường, quen bạn, tôi muốn tôn trọng con và không muốn con bị tổn thương tình cảm. Chiến đấu được đến ngày nào thì chiến đấu thôi. Nếu trường không có những trả lời và cam kết thay đổi, bảo vệ quyền lợi cho các con thì tôi sẽ phải tính đến việc chuyển trường cho con”, chị Mỹ cho biết thêm.

“Con tôi mới 18 tháng tuổi thì làm sao ăn được xôi?”

Chị Võ Hồng Trang, phụ huynh của bé Tuấn Khôi, lớp Koala Bear 2 nghẹn ngào: “Khi chưa đi học, con rất lười ăn. Nhưng từ ngày đi học, con đi học về đến nhà là luôn miệng kêu đói. Trong khi đó, các cô giáo trên trường cho biết, con tôi bữa nào cũng ăn được 2 bát cơm. Con ăn được 2 bát cơm/bữa thì không thể đói được chỉ có cơm không có chất thì con mới đói như vậy.

Tôi không hiểu sao, tôi gửi con ở trường quốc tế, nhà cửa rộng rãi, thoáng mát mà con lại không lên được cân, đau ốm thường xuyên. Bệnh chân tay miệng cháu cũng bị, ốm sốt thường xuyên, viêm họng như cơm bữa…”.

Chị Trang bức xúc: “Gia đình tôi gửi con vào trường quốc tế cũng chỉ mong con có điều kiện học tập tốt nhất, được chăm sóc tốt nhất để con phát triển thể chất và trí tuệ ngay từ những năm tháng đầu đời. Nhưng những gì con cái chúng tôi được nhận nó không hề xứng đáng một chút nào. Con tôi mới 18 tháng tuổi thì làm sao ăn được xôi?.

Tôi không yêu cầu thức ăn phải đắt đỏ, sang trọng như ở khách sạn nhưng ít nhất những thứ họ cho con tôi ăn phải sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng. Đến lúc này thì tôi không còn bất cứ niềm tin nào với Trường Maple Bear. Khi vào học tại Trường Maple Bear, gia đình cũng phải đóng phí rất cao. Bây giờ chuyển trường cho con mọi thứ đều dang dở… Tôi chỉ có nguyện vọng là trường biết đến nỗi khổ của phụ huynh, học sinh mà có sự điều chỉnh, cam kết và cũng là lấy lại uy tín, danh dự cho nhà trường…”.

Báo Lao động đưa tin, Trường mầm non quốc tế Maple Bear Hà Nội, một trong những trường có mức học phí cao nhất thành phố hiện nay, 12 triệu đồng/tháng, nhưng bữa ăn của các cháu chỉ bằng tiền một… suất cơm bụi.

Maple Bear là trường mầm non quốc tế, nằm trong hệ thống trường quốc tế của Canada, mới xuất hiện tại Hà Nội khoảng hơn 2 năm nay, tuy nhiên đã thu hút được khá đông phụ huynh dù rằng học phí tại đây rất cao. Sở dĩ trường tạo được sức hút bởi trường thường thuê những vị trí “đỉnh” để mở lớp như tại tòa nhà Golden Westlake cùng khẩu hiệu: Dạy và học theo phong cách, phương pháp Canada.

Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, một ngôi trường với thương hiệu quốc tế như vậy lại chỉ tìm thuê những cơ sở cung cấp thức ăn rẻ mạt để nấu nướng cho trẻ. Chính phụ huynh trong trường đã phát hiện ra bê bối này vào ngày 17/5 vừa qua.

Theo phát hiện của các phụ huynh, trường Maple Bear đã thuê Công ty Cơm Việt cung cấp bữa ăn cho học sinh và giáo viên. Tại cơ sở nấu bếp của Cơm Việt trên đường Giáp Bát, chỉ là một căn phòng nhỏ hẹp, nằm ngay cạnh đường và chợ cóc. Vật dụng nấu bếp đen đúa, ẩm mốc. Thức ăn sống, thức ăn chín để lẫn lộn, nhiều loại thực phẩm còn có dấu hiệu mốc meo, thậm chí còn có cả chân gián trong hộp bơ.

Phát hiện này đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong toàn bộ phụ huynh trường Maple Bear.

Qua đấu tranh của các phụ huynh mới phát hiện ra, mỗi tháng nhà trường thu tiền học của mỗi cháu là 12 triệu đồng, nhưng chỉ trả cho Công ty Cơm Việt 48.400 đồng/ngày tiền thức ăn. Theo hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống giữa 2 bên, Công ty Cơm Việt thỏa thuận cung cấp cho học sinh trường Maple Bear 1 bữa chính và 2 bữa phụ có giá thành 40.000 đồng/ngày.

Thêm vào đó, mặc dù nhà trường luôn khẳng định có nhân viên thường xuyên theo dõi bếp ăn nhưng thực tế, từ khi ký hợp đồng với Công ty Cơm Việt (từ ngày 1/12/2010 đến nay), bản thân bà Giám đốc điều hành chưa từng một lần đặt chân đến cơ sở này. Lần kiểm tra gần đây nhất của nhân viên điều phối nhà trường là vào tháng 3/2012.
 

Theo Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.