Hiệu quả từ mô hình sơ cấp cứu tai nạn giao thông ở Cần Thơ

Bà Trần Thị Xuân - Phó Trưởng ban ATGT TP Cần Thơ (bên phải) thực hiện công tác ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu TNGT giai đoạn 2017 - 2021 với Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Huỳnh Thanh Thảo (bên trái).
Bà Trần Thị Xuân - Phó Trưởng ban ATGT TP Cần Thơ (bên phải) thực hiện công tác ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu TNGT giai đoạn 2017 - 2021 với Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Huỳnh Thanh Thảo (bên trái).
(PLO) - Hàng trăm trường hợp bị tai nạn đã thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” nhờ được sơ cấp cứu kịp thời từ những điểm sơ cấp cứu tình nguyện.

Gần 7.300 tình nguyện viên tham gia 

Hôm qua (30/8), Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ phối hợp với Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) thành phố tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ giai đoạn 2015 — 2016. 

Bà Huỳnh Thanh Thảo, Chủ tịch Hội CTĐ TP Cần Thơ cho biết, trước tình hình trật tự ATGT và TNGT đường bộ diễn biến phức tạp nhất các giao lộ, tuyến đường thường xảy ra TNGT, Hội CTĐ TP Cần Thơ và Ban ATGT thành phố đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền luật giao thông và sơ cấp cứu TNGT trên địa bàn TP Cần Thơ. 

Việc phối hợp tuyên truyền thông qua các hội thảo, chuyên đề tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, tổ chức thông tin tuyên truyền tại các phường, lòng ghép trong các buổi sinh hoạt của Ban Chấp hành Hội CTĐ. Vận động cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên ký cam kết lái xe an toàn; tập huấn phương pháp sơ cấp cứu cho Cảnh sát giao thông... 

Qua đó, toàn thành phố có 8.795 người ký phiếu cam kết và tổ chức vận động hơn 8.400 cuộc tuyên truyền đảm bảo ATGT. Bên cạnh đó, đã tổ chức 139 lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho các lái xe chuyển bệnh từ thiện, tình nguyện viên tại các xã, phường, thị trấn với số lượng lên đến 7.294 tình nguyện viên tham gia. 

Bà Thảo cho biết thêm, ngoài 3 điểm sơ cấp cứu TNGT phối hợp với Ban ATGT thành phố đạt chuẩn của Bộ Y tế, các cấp Hội CTĐ còn tổ chức 336 tủ thuốc, tổ sơ cấp cứu trong cộng đồng, thời gian qua đã sơ cấp cứu 971 trường hợp bị TNGT. Đặc biệt, Hội CTĐ các địa phương cũng vận động cộng đồng mua 37 xe chuyển người bệnh từ thiện chuyên dụng, qua đó đã sơ cấp cứu và chuyển viện 14.144 trường hợp... 

Tuy nhiên, Hội CTĐ cấp quận, huyện không có cơ cấu thành viên trong Ban ATGT cùng cấp nên chưa phát huy được sự tham gia của lực lượng hội viên và tình nguyện viên CTĐ các địa phương. Việc tập huấn sơ cấp cứu chỉ dừng lại tập huấn kỹ năng cấp cứu TNGT đường bộ, chưa tập huấn sơ cấp cứu trên sông. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động mô hình còn hạn chế, đặc biệt các dụng cụ sơ cấp cứu phục vụ cho nạn nhân khi có TNGT xảy ra. Các tình nguyện viên lái xe chuyển bệnh ở các điểm sơ cấp cứu chưa được trang bị đồng phục và thẻ đeo... 

Tiếp tục nhân rộng mô hình 

Từ năm 2015 đến nay, Ban ATGT TP Cần và Hội CTĐ thành phố đã có những hoạt động tích cực trong công tác phối hợp tuyên truyền ATGT và các điểm sơ cấp cứu TNGT. Mô hình sơ cấp cứu TNGT được bố trí tại địa điểm xung yếu, điểm đen giao thông trên những tuyến đường huyết mạch, các chốt sơ cấp cứu TNGT đã trở thành phao cứu sinh cho không ít nạn nhân bị TNGT.

Cụ thể, hai đơn vị phối hợp tổ chức lễ ra mắt mô hình 3 điểm sơ cấp cứu TNGT tại các địa phương, gồm: phường Ba Láng, quận Cái Răng; phường Trà Nóc, quận Bình Thủy và phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt. Nhờ vậy, chốt sơ cấp cứu TNGT đã trở thành một trong những mô hình hiệu quả lớn, giúp giảm thiểu hậu quả do TNGT gây ra. 

Phát biểu tại Hội nghị, bà Trần Thị Xuân — Phó Trưởng Ban ATGT TP Cần Thơ ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được trong công tác phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu TNGT đường bộ thời gian qua. Thay mặt thường trực Ban ATGT TP Cần Thơ, bà Xuân ghi nhận những kiến nghị và giải pháp khắc phục những khó khăn trong công tác thực hiện thời gian tới của các đại biểu đề ra. 

Nói về hiệu quả của mô hình sơ cấp cứu, bà Xuân cho biết, mô hình sơ cấp cứu TNGT đã mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cộng đồng, trở thành một trong những mô hình hiệu quả lớn, giúp giảm thiểu hậu quả do TNGT gây ra. Với những việc làm ý nghĩa, mô hình sơ cấp cứu TNGT đã nhận được sự quan tâm, đồng tình của cấp ủy, chính quyền, bà con nhân dân địa phương và thu hút nhiều thành viên tham gia hoạt động. 

Qua quá trình hoạt động các điểm sơ cấp cứu tình nguyện đã cứu giúp không ít nạn nhân bị TNGT thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” nhờ được sơ cấp cứu kịp thời, góp phần đáng kể vào việc giảm hậu quả đáng tiếc do TNGT gây ra. 

Tại Hội nghị, Ban ATGT TP Cần Thơ đã thực hiện công tác ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền ATGT và sơ cấp cứu TNGT giai đoạn 2017 - 2021 với Hội CTĐ thành phố. Với mục tiêu nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên về việc chấp hành Luật ATGT đường bộ và đường thủy nội địa; thực hiện tốt văn hóa giao thông khi tham gia giao thông. Cũng như, kịp thời sơ cấp cứu các trường hợp TNGT đường bộ và đường thủy để giảm thiểu trường hợp tử vong... 

Dịp này, Ban ATGT TP đã khen thưởng ghi nhận đóng góp của 3 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, sơ cấp cứu người bị TNGT trên địa bàn.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.