Góc khuất cuộc sống trong viện dưỡng lão

Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hacienda bị tố có bệnh nhân khuyết tật mang thai
Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hacienda bị tố có bệnh nhân khuyết tật mang thai
(PLVN) - Nhiều người những tưởng rằng người thân của họ luôn chăm sóc chu đáo ở viện dưỡng lão. Nhưng trên thực tế, rất nhiều trong số họ trở thành nạn nhân bị ngược đãi, cưỡng bức…

Sống ở viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc y tế là câu chuyện bình thường ở các nước phương Tây. Khi nói tới “viện dưỡng lão” nhiều người chỉ nghĩ tới người già, song ở các nước phương Tây, “viện dưỡng lão” còn dành cho nhiều người trẻ bị khuyết tật, tai biến mạch máu não, hôn mê lâu dài… không thể tự lo được cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân… và cần sự giúp đỡ. Ngoài những lợi ích thường thấy, bên trong đó vẫn có nhiều góc tối.

Bê bối

Hồi tháng 2/2018, một gia đình ở Pensacola, bang Florida, Mỹ, phải đối mặt với một câu chuyện khủng khiếp và đang đòi đệ đơn kiện một cơ sở chăm sóc người tàn tật, sau khi phát hiện cô con gái khuyết tật 23 tuổi bị tấn công tình dục đến mức có thai, sau đó sảy thai, thậm chí còn bị bạo lực đến mức gãy xương hông. 

Vụ tai tiếng mới nhất gần đây xảy ra hồi cuối tháng 12/2018, tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hacienda ở thành phố Phoenix, bang Arizona, một người phụ nữ 29 tuổi sống trong tình trạng thực vật suốt 10 năm “bỗng dưng” sinh ra một đứa trẻ. Trước đó, hồi năm 2013, một nhân viên của trung tâm này cũng đã bị Cơ quan quản lý y tế bang Arizona phát hiện ngược đãi bệnh nhân.

Sựu việc đã khiến ông Bill Timmons, Giám đốc điều hành Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hacienda phải đệ đơn từ chức. Hiện đứa trẻ đang được chăm sóc y tế cùng với người mẹ và được đánh giá là khỏe mạnh.

Gia đình nạn nhân đã lên tiếng xác nhận sẽ nuôi nấng đứa trẻ. Cảnh sát tiểu bang Arizona đã phát lệnh tìm kiếm xem ai là cha đứa trẻ, trong đó có việc xét nghiệm ADN tất cả các nam nhân viên tại cơ sở này. 

Hiện hàng triệu người Mỹ có người thân sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn đang phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa đáng sợ. “Thật không thể hiểu tại sao chúng ta lại phải lo sợ một điều đáng ra không nên lo sợ. Trong khi mọi người luôn nghĩ rằng người khuyết tật, người sống thực vật hay người già sẽ có một cuộc sống yên ổn, được chăm sóc tử tế trong những cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Nhưng trên thực tế, họ có thể lại phải chịu đựng thêm nỗi đau đáng sợ từ những kẻ vô nhân tính. Điều đáng nói ở đây, rất nhiều chuyện động trời ấy xảy ra, nhưng không hề được báo cáo”, Luật sư Kirsten Fish cho biết. 

Từ năm 2017, một cuộc điều tra độc lập đã được tiến hành, đưa ra một danh sách dài với hơn 1.000 viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn có những sai phạm hoặc không có biện pháp ngăn chặn nạn bạo hành, cưỡng hiếp, ép quan hệ tình dục bằng miệng và nhiều hình thức tấn công tình dục khác… diễn ra với bệnh nhân, trong khoảng thời gian từ 2013-2016. 

Các chuyên gia y tế Mỹ nói rằng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Rất nhiều trường hợp bị lạm dụng nhưng không được báo cáo, không bị điều tra, thậm chí còn bị bỏ qua. “Thực sự đây là một tội ác không thể dung thứ. Những bệnh nhân không có bạn bè, gia đình đến thăm nom hàng tháng là những trường hợp dễ bị lạm dụng nhất”, luật sư Kirsten Fish nói. 

Bà Pat McGinnis, Giám đốc điều hành California Advocates for Nursing Home Reform, thì nhận xét: “Những người có dấu hiệu hoặc đang mắc các bệnh như tâm thần, mất trí nhớ… cho dù họ có nói rằng họ bị hãm hiếp thì cũng chẳng ai tin”, 

Tổ chức Tiếng nói tiêu dùng quốc gia về chất lượng chăm sóc dài hạn Mỹ cũng nói rằng, những người mắc chứng bệnh mất trí nhớ là nạn nhân hàng đầu. Rất nhiều đối tượng tấn công họ, từ người dân sống xung quanh, nhân viên y tế tạm thời, trợ lý, y tá, bảo vệ, thậm chí là những người xa lạ tới cơ sở y tế để thăm người nhà… 

Dấu hiệu  

Các chuyên gia nói rằng, gia đình nên cảnh giác và để ý đến những biểu hiện của mỗi bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân bị tai biến, hôn mê lâu dài và không thể nói hoặc biểu lộ cảm xúc. “Mặc dù bị hôn mê và không thể nói được những điều tồi tệ đã xảy ra, nhưng cơ thể bệnh nhân sẽ nói lên tất cả. Vì vậy hãy cảnh giác và để ý sát sao đến những người thân”, luật sư Joel Smith cho biết. 

Ông Joel Smith cũng chia sẻ những dấu hiệu nhận biết bệnh nhân có thể bị bạo lực, tấn công tình dục như: Bầm tím ở vùng sinh dục, ngực và đùi trong; nhiễm trùng âm đạo không rõ nguyên nhân; bị đau ở vùng kín; đồ lót có dính “chất lạ”… 

Ngoài những dấu vết trên cơ thể, người nhà nên chú ý tới hành vi của bệnh nhân. Ví dụ như đột nhiên không giao tiếp và né tránh mọi người xung quanh, nép mình một góc, sợ hãi bóng tối, liên tục gặp ác mộng, không ngủ được. Nặng hơn là những dấu hiệu bị hoảng loạn, kích động cực độ, thậm chí cố gắng tự tử. 

Theo bà Pat McGinnis, hiện cách đối phó tốt nhất với vấn nạn này là bản thân người nhà phải nhận thức được quyền lợi của bệnh nhân. Bởi bất kỳ viện dưỡng lão hay cơ sở chăm sóc y tế nhận được Trợ cấp y tế từ chính phủ đều phải làm theo luật liên bang. Có nghĩa là cứ khoảng 90 ngày tùy từng bang, bệnh nhân sẽ được đi khám sức khỏe một lần.

“Ở bang California, cứ 60 ngày ở các viện dưỡng lão, cơ sở điều trị sức khỏe lâu dài đều tiến hành khám sức khỏe cho bệnh nhân. Người nhà có quyền xem biểu đồ y tế và thông qua đó kiểm soát tình hình sức khỏe của bệnh nhân”, bà Pat McGinnis chia sẻ. 

Luật pháp của nước Mỹ cũng quy định rõ về quyền của công dân và trách nhiệm của các cơ sở y tế. Nếu nhận thấy những dấu hiệu người nhà sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở y tế lâu dài bị tấn công, cần phải liên hệ với các thanh tra viên y tế, gọi cảnh sát địa phương, gọi các dịch vụ bảo vệ người cao niên… điều tra sự việc.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.