Chuyện của những đứa trẻ lớn lên trong bệnh viện

(PLO) - Khi những đứa trẻ đang tung tăng cắp sách tới trường, nô đùa bên bạn bè..., thì tại tầng 3 (Trung tâm Thalassemia và Hemophilia) Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, có những em nhỏ đang từng giờ chống chọi với bệnh tật, gắn cả tuổi thơ của mình với giường bệnh, với kim truyền máu…

Những em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo mang tên Thalassemia (tan máu bẩm sinh) hoặc Hemophilia (máu khó đông) phải duy trì cuộc sống bằng việc truyền máu, thải sắt và truyền dịch… Mỗi tháng 15 ngày các em phải dành cho việc điều trị tại viện, nửa thời gian còn lại các em gấp gáp thực hiện những việc mà một đứa trẻ bình thường vẫn làm. 

Bé Phạm Trọng Lâm, 5 tuổi ( Hải Dương)
Bé Phạm Trọng Lâm, 5 tuổi ( Hải Dương)

Hơn 5 tuổi nhưng em Phạm Trọng Lâm ( Hải Dương) mới bắt đầu đi mẫu giáo. Nhưng thời gian em được đến lớp gặp cô giáo, bạn bè cũng chẳng đáng kể vì căn bệnh Thalassemia. Suốt 2 năm nay, đều đặn hàng tháng, bà em lại phải đưa em trở lại viện ở khoảng 10 ngày để truyền máu, lọc sắt. Thay vì tập cầm bút thì hàng ngày em phải tập quen với mũi kim tiêm. Thay vì chiếc áo đồng phụccủa trường thì mỗi ngày em lại khoác lên mình áo bệnh nhân.

Em Nguyễn Văn Đức (15 tuổi, Ninh Bình)
 Em Nguyễn Văn Đức (15 tuổi, Ninh Bình)

Kể từ khi phát hiện mắc bệnh Hemophilia vào 9 tháng tuổi, đến nay, bệnh viện gần như đã trở thành ngôi nhà thứ hai của hai mẹ Nguyễn Văn Đức (15 tuổi, Ninh Bình). Đức đã không thể vào được lớp 10 như những bạn bè đồng trang lứa khác vì bệnh tật khiến việc học của em liên tục bị gián đoạn. Nói về đứa con bé bỏng đáng thương của mình, mẹ em buồn rầu ứa nước mắt...

Ba mẹ con nhà em Tuấn và Ánh (Yên Bái)
Ba mẹ con nhà em Tuấn và Ánh (Yên Bái)

Ba mẹ con nhà em Tuấn và Ánh đang ríu rít trò chuyện cùng nhau sau bữa cơm trưa đạm bạc. Mỗi tháng, mẹ của hai em lại lặn lội đưa con từ Yên Bái xa xôi xuống Hà Nội để chữa bệnh, khi thì anh, khi thì đứa em, lúc lại là cả hai anh em. Mỗi lần các em đi điều trị đều mất hơn 15 ngày nhưng được thầy cô thông cảm, tạo điều kiện nên hai em vẫn lên lớp đúng hẹn.

Nhìn vào bức hình có lẽ không ai nghĩ chàng trai trong ảnh năm nay đã 18 tuổi rồi, đã học lớp 12 và sắp bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời học sinh. Khi được hỏi có dự định thi trường nào chưa, Tuấn chỉ cười buồn và khẽ nói : “Em không nghĩ tới ạ”. Tương lai là điều gì đó dường như rất khó nói đối với em, với những học sinh nửa thời gian đáng ra phải tới trường thì lại phải ở trong bệnh viện.

Em Nguyễn Thế Bảo( 7 tuổi- Hà Nam)
Em Nguyễn Thế Bảo( 7 tuổi- Hà Nam)

Em Nguyễn Thế Bảo (7 tuổi, Hà Nam) đang đi học lớp 1 nhưng hàng tuần, cứ vào thứ 2,4,6 là em lại phải lên viện để truyền dịch. Dì em vừa xem xét lại vết truyền cho cháu mình, vừa kể về đứa em trai nhỏ của Bảo. Bé cũng mắc bệnh về máu giống anh nhưng ở thể nặng nên gần như ở luôn viện từ khi sinh ra. Có lẽ cho đến giờ, đứa bé ấy vẫn chưa biết hết thế giới ngoài kia như thế nào, có điều gì đẹp đẽ, thú vị mà em chưa có cơ hội được thấy.

Nguyễn Thị Hạ Vi (6 tuổi, Nghệ An)
Nguyễn Thị Hạ Vi (6 tuổi, Nghệ An)

Dù quê ở Nghệ An nhưng giọng nói của em Nguyễn Thị Hạ Vi (6 tuổi) lại chẳng mang cái chất đặc trưng của người xứ Nghệ. Phải chăng thời gian em phải trải qua trong bệnh viện còn dài hơn cả thời gian em được sống và lớn lên trên quê hương của mình?.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.