Chàng trai trẻ và tâm nguyện "chở máu" tới vùng xa

 

Những người dân ở các vùng, miền đó đều rất sẵn lòng hiến máu và tham gia hiến máu rất đông mỗi khi được phát động và tổ chức, nhưng khâu tổ chức lấy máu ở đó lại rất kém, thậm chí gần như là không có. Bởi vậy, trong thời gian tới, Quân và các đồng nghiệp của mình sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để tuyên truyền, vận động để bà con những nơi này không còn phải chịu cảnh đau đáu… chờ máu.
 

Sôi nổi, trẻ trung và căng tràn nhiệt huyết với phong trào vận động hiến máu tình nguyện (HMTN)..., đó là hình ảnh của bác sĩ Ngô Mạnh Quân, Trưởng khoa Vận động và tổ chức hiến máu, Viện Huyết học Truyền máu (HHTM) TƯ.  Máu sẽ đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa là mong ước suốt đời của anh. 

Bác sĩ Ngô Mạnh Quân
Bác sĩ Ngô Mạnh Quân
1. Ngày bé, Quân rất sợ máu. Cho đến bây giờ, khi đã “ăn cùng máu”, “ngủ cùng máu”…, anh vẫn chưa thể quên được ấn tượng những lần đi trực cùng bố ở bệnh viện. Và chính nơi bệnh viện vùng than ấy, anh đã sợ hãi như thế nào khi lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy máu trên cơ thể một nạn nhân đưa vào khoa cấp cứu.
Nhưng, dường như là định mệnh, những năm Quân vừa bước vào giảng đường đại học (1993 – 1994) cũng là lúc phong trào HMTN ở Hà Nội vừa hình thành. Những năm ấy, hiểu biết xã hội về việc hiến máu còn rất hạn chế. Trong khi phong trào HMTN đã có từ lâu trên thế giới và cả ở các nước xung quanh thì danh từ này vẫn còn rất xa lạ với nhiều người Việt Nam. 
2. Hưởng ứng lời kêu gọi của GS. Đỗ Trung Phấn (lúc bấy giờ là Viện trưởng Viện HHTM TƯ), phong trào HMTN ra đời, bắt đầu từ các sinh viên  trường Y, sau lan sang trường Sư phạm và nhiều trường khác ở Hà Nội.  
BS Quân trong một lần hiến máu
BS Quân trong một lần hiến máu
Năm đó, chàng sinh viên Y khoa Ngô Mạnh Quân còn rất trẻ nhưng lại  ốm yếu, cả quần áo, giày dép đứng lên cân mới được 44 kg. Tuy hơi thiếu cân nhưng các anh chị trong ban tổ chức vận động lấy máu cũng linh động cho hiến máu.
Sau lần hiến máu đầu tiên ấy, không hiểu sao Quân lại thấy thích hoạt động này và trở thành thành viên rất tích cực của Câu lạc bộ học sinh - sinh viên vận động HMTN, Trường Đại học Y Hà Nội. “Lúc đầu cũng chỉ là tò mò, ham thích một hoạt động xã hội mới lạ rồi dần dần hóa say mê lúc nào không biết” anh tâm sự. 
Khởi đầu từ những sinh viên Y khoa, nhóm mở rộng ra cả trăm người, rồi hàng ngàn người. Trong đó,  Quân luôn được đứng trong danh sách thành viên tích cực, năng nổ và tâm huyết nhất.
Để được cống hiến nhiều hơn cho ngành máu, sau khi tốt nghiệp đại học, Quân  xin về làm việc tại Viện HHTM TƯ. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và lương tâm của người thầy thuốc, bác sĩ Quân đã không quản ngày đêm, say sưa với công tác vận động hiến máu và góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển nguồn người hiến máu ở Hà Nội cũng như trên cả nước. Không chỉ có vậy, bản thân anh cũng đã hiến máu 28 lần, mỗi lần 250 - 350 ml…
3. Thấy Quân hăng hái quá mức với việc hiến máu, là dân ngành Y nhưng bố mẹ anh cũng không khỏi băn khoăn. Có lần mẹ anh còn rỉ tai nhắc nhở: “Hiến vừa vừa thôi nhé!”. Nghe mẹ nói vậy, Quân chỉ cười và động viên mẹ: “Mẹ mà không thông cảm cho con thì con biết chia sẻ với ai”. Và anh luôn tỏ ra vui vẻ, lạc quan để mẹ yên lòng.  
hiến máu nhân đạo
Hiến máu nhân đạo
Quân tâm sự, mừng nhất là nhận thức của xã hội về việc hiến máu đã thay đổi rất tích cực. Có những câu chuyện về người hiến máu khiến anh rất xúc động. Đó là lần tổ chức lấy máu ở Ngọc Thụy – Long Biên, Hà Nội, hình ảnh một bà mẹ trực tiếp dẫn cả hai con, một trai một gái mới 19 – 20 tuổi đến hiến máu đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc trong anh. Rồi trường hợp một bà mẹ làm ở một công ty THHH (năm ngoái đi hiến máu) nhờ con trai năm nay đi hiến máu thay mình vì chị đang bị cúm cũng để lại trong lòng anh một dấu ấn thật đậm nét.
Đó là những câu chuyện rất nhỏ, nhưng thể hiện nhận thức của tuổi trẻ nói riêng và người dân nói chung về hiến máu đã có bước thay đổi rất rõ rệt. Điều đó khiến cho Quân tự hào hơn về những đóng góp nhỏ bé của mình cho việc thay đổi nhận thức của cộng đồng về việc làm đầy ý nghĩa này. Cụ thể, với cương vị Chủ tịch Hội thanh niên vận động hiến máu Hà Nội, Trưởng khoa vận động và tổ chức hiến máu Viện HHTM TƯ, bác sĩ Ngô Mạnh Quân đã đào tạo được hàng nghìn lượt hội viên, tuyên truyền viên HMTN tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.
Bác sĩ Ngô Mạnh Quân từng được trao tặng: Kỷ niệm chương vì thế hệ trẻ năm 2008; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp nhân đạo năm 2010 và nhiều Bằng khen của Bộ Y tế, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên, UBND thành phố Hà Nội…

Ngoài ra, anh tham gia xây dựng và triển khai hiệu quả nhiều mô hình tiếp nhận máu tại các điểm hiến máu cố định, các điểm hiến máu xe chuyên dụng tại Hà Nội, cùng nhiều mô hình khác tại các huyện đảo, vùng sâu, vùng xa trên cả nước để đảm bảo công bằng và giảm thiệt thòi cho người bệnh cần truyền máu ở những khu vực này.

Không chỉ có vậy, Quân còn tham gia và chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu trong tuyển chọn và xây dựng nguồn người hiến máu an toàn góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng các hoạt động tuyên truyền hiến máu, chăm sóc người hiến máu…  

Dù nhận thức đã thay đổi cơ bản, số người tình nguyện hiến máu đã tăng nhiều, hầu hết các trường đại học và cao đẳng, sinh viên đã tích cực tham gia hiến máu. Tuy nhiên, vẫn còn những cơ quan, đơn vị, tập thể, chính lãnh đạo lại không ủng hộ cho hoạt động nhân đạo này.
Điều đó làm mất cơ hội tham gia hiến máu của nhiều người và mất cơ hội được truyền máu của rất nhiều người bệnh – Quân nhận định. Bởi vậy, với cương vị của mình, Quân luôn tìm mọi cơ hội để đẩy mạnh hoạt động HMTN tại các khu công nghiệp, khối cơ quan, xí nghiệp, nhất là việc thay đổi suy nghĩ và hành động của các cấp lãnh đạo về vấn đề nhân văn này.
Bên cạnh đó, Quân vẫn luôn ấp ủ khát vọng cung cấp đủ máu cho bà con ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo bằng chính nội lực của những vùng đó.
Theo khảo sát của Quân, những người dân ở các vùng, miền đó đều rất sẵn lòng hiến máu và tham gia hiến máu rất đông mỗi khi được phát động và tổ chức, nhưng khâu tổ chức lấy máu ở đó lại rất kém, thậm chí gần như là không có. Bởi vậy, trong thời gian tới anh và các đồng nghiệp của mình sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để tuyên truyền, vận động để bà con những nơi này không còn phải chịu cảnh đau đáu… chờ máu.
Lâm Quỳnh

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.