Chẩn đoán sốt virut, cháu bé 7 tháng tuổi tử vong do sốc nhiễm khuẩn huyết, suy đa phủ tạng

Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc nơi cháu bé điều trị 9 ngày với chẩn đoán sốt virut
Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc nơi cháu bé điều trị 9 ngày với chẩn đoán sốt virut
(PLO) - Sau khi điều trị tại bệnh viện huyện 9 ngày với chẩn đoán sốt virut, cháu bé 7 tháng tuổi được gia đình chuyển lên tuyến tỉnh và tuyến Trung ương nhưng đã tử vong do nhiễm khuẩn huyết, suy đa phủ tạng.

Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc (Nghệ An) vừa có báo cáo về quá trình điều trị của cháu Nguyễn Bùi Tuấn Kiệt (7 tháng tuổi, trú tại xã Nghi Khánh, Nghi Lộc) tại khoa Lây của bệnh viện này gửi Sở Y tế.

Theo báo cáo, ngày 19/7, cháu Kiệt được người nhà đưa vào viện với tình trạng sốt 3 ngày không khỏi, ho, khò khè. Thăm khám ban đầu, các bác sĩ nhận thấy họng cháu bị đỏ, sốt 38,9 độ, có thể nguyên nhân là xung huyết.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốt virut, viêm mũi họng, cho truyền chai Ringerlactat đồng thời uống thuốc hạ sốt Hapacol 150mg, thuốc Cefuroxim 120mg. Ngày thứ 2 và thứ 3, cháu bé sốt từ 38,4 đến 38,6 độ C, toàn thân nổi sẩn đỏ. 

Các bác sĩ đã cho truyền Ringerlactat đồng thời uống thuốc hạ sốt Hapacol 150mg, thuốc Cefuroxim 120mg, 2 gói uống S-C Biosubtyl, 1 gói uống S-C. Ngày thứ 4, cháu bé sốt liên tục 39,5 độ C và được các bác sĩ xử trí Biotaksym đồng thời uống các loại thuốc như những ngày trước.

Ngày thứ 5,6 cháu bé liên tục sốt sao hơn 39 độ C và được các bác sĩ tiếp tục xử trí thuốc như trên đồng thời cho thêm thuốc ORS và bổ sung thêm Solimedrol 40mg. Trên người cháu xuất hiện sưng đau, nổi ban đỏ toàn thân, gối trái sưng. Đến ngày thứ 7,8 cháu bé hết sốt nhưng vẫn được các bác sĩ cho uống các thuốc như những ngày trước. 

Đến ngày thứ 9, cháu bé trở lại sốt cao 38,8 độ C, quấy khóc, đau vùng quanh rốn, bạch cầu tăng cao. Các bác sĩ lúc này tiến hành hội chẩn và chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Sản nhi Nghệ An vào chiều 27/7. Sau đó, gia đình chuyển cháu bé ra Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ xác định, bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn do nhiễm khuẩn huyết, suy đa phủ tạng.

Chị Bùi Thị Vân (mẹ cháu Kiệt) và gia đình cho rằng các bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc đã chậm trễ trong điều trị, để cháu nằm viện 9 ngày nhưng không phát hiện sớm chính xác bệnh của cháu nên bệnh ngày càng nặng. Gia đình yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc.

Trao đổi với báo chí, bác sĩ Nguyễn Huy Phúc - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc cho biết, qua theo dõi được biết, khi cháu bé điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương, được các bác sĩ chẩn đoán là sốc nhiễm khuẩn do nhiễm khuẩn huyết, suy đa phủ tạng. Trong van tim có xuất hiện một mảng bám. Phía Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc không phát hiện được những chẩn đoán này. Theo bác sĩ Phúc, các bác sĩ đã không dứt khoát, nếu cho cháu chuyển viện vào ngày thứ 3 thì có thể đã không để xảy ra hậu quả thế này.

“Tôi khẳng định bệnh viện không tắc trách, nhưng nhận định ban đầu của các bác sĩ và phác đồ điều trị là không chuẩn xác”, Giám đốc Bệnh viện Nghi Lộc nói.

Cũng theo ông Phúc thì sau khi xảy ra sự việc, phía bệnh viện đã đến thăm hỏi, động viên gia đình. Hiện do sự việc đang bối rối nên sẽ có cuộc làm việc với gia đình sau khi lo việc cho cháu. Trong tuần này phía bệnh viện sẽ tiến hành họp hội đồng chuyên môn để làm rõ trách nhiệm của những cá nhân liên quan.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.