Cách xử trí khi trẻ bị hóc thạch cha mẹ cần biết

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thạch là món quà vặt được nhiều trẻ ưa thích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi ăn trẻ thường bóp ở đầu chóp thạch khiến thạch được đẩy ra rất nhanh, mạnh. 

Nhiều trẻ vì bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt, thậm chí ngừng thở. Mới đây, khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 TP.HCM vừa tiếp nhận xử trí cho một trường hợp hóc dị vật đường thở rất thương tâm. Bé trai 5 tuổi, ngụ tại quận 10, TP.HCM được đưa đến bệnh viện trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở.

Người nhà cho biết, trước đó, bé ăn thạch rau câu nhưng bé mút mạnh quá khiến bị sặc. Ngay sau đó, bé có biểu hiện nghẹn thở, người nhà lập tức sơ cứu bằng cách vỗ lưng, ấn ngực nhưng bất thành nên lập tức đưa bé đi cấp cứu. Tuy nhiên, khi đến bệnh viện thì bé đã trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bé vẫn không qua khỏi. 

Được biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên trẻ bị hóc thạch dẫn đến nghẹt thở và tử vong. Các chuyên gia y tế cho biết, thông thường khi thức ăn chạm vào gốc lưỡi thì đường thở đóng lại, thức ăn sẽ qua thực quản xuống dạ dày. Tuy nhiên nếu thức ăn xuống quá nhanh khi đường thở vẫn mở thì sẽ trôi xuống và làm tắc đường thở.

Ở trẻ em, phản xạ đóng mở đường thở và đường tiêu hóa chưa được tốt như người lớn, việc hóc dị vật đường thở hay xảy ra và dễ khiến trẻ tử vong trong vòng vài phút. Nếu dị vật là hình có góc cạnh, bệnh nhân có nhiều cơ hội cứu chữa hơn vì ôxy vẫn có thể “lọt” qua các khe hở. Nhưng nếu là những hình tròn nhẵn sẽ “bít” chặt đường thở, chỉ sau mấy phút, bệnh nhân sẽ tử vong vì không được cung cấp ôxy.

Thạch tuy không phải là hình tròn nhưng vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ “thay đổi hình dáng” và ôm khít lấy đường thở. Do đó có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Những ca hóc thạch khả năng cứu sống là cực kỳ khó, trẻ có thể tử vong ngay trên đường di chuyển từ nhà đến bệnh viện.

Hơn nữa, việc gắp dị vật là thạch rất khó, các mảnh thạch dễ vụn nát rơi xuống đường thở sâu hơn. Thời gian “vàng” để xử lý các trường hợp hóc thạch cực kỳ ngắn, nếu được cấp cứu đúng trong vài phút đầu thì trẻ mới có nguy cơ sống sót.

Trường hợp trẻ bị hóc thạch nói riêng và hóc dị vật đường thở nói chung, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Khi thấy trẻ tím tái, có thể áp dụng biện pháp đặc biệt.

Đối với trẻ nhỏ, đặt trẻ lên đùi, đầu để thấp và quay nghiêng, sau đó vỗ vào lưng để thạch bật ra. Đối với trẻ lớn, đặt 2 tay dưới xương ức và tiến hành ấn. Khi nhìn thấy trẻ ho, bật dị vật ra rồi thì thôi. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời.

Tốt nhất, cha mẹ không nên cho trẻ ăn thạch, nhất là với trẻ dưới 2 tuổi bởi phản xạ đường thở chưa hoàn thiện rất dễ hóc. Nếu cho con ăn, không nên cho bé cầm cả cái thạch mà nên dùng thìa dằm nhỏ cho vào bát, cốc... Nên dạy trẻ có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn và luôn để ý tới trẻ.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.