Bí ẩn ngôi nhà số 179 phố Hồng Mai

Gần hai mươi năm nay, người dân phố Hồng Mai, Hà Nội quen dần với  cảnh  từ tờ mờ sáng đến tối mịt, bao người đam mê võ cổ truyền, hay những bước chân dật dờ đau yếu về thể xác và tâm hồn đến Tổ đường của môn phái Thăng Long Võ Đạo, ngõ hầu tìm cho mình một hướng đi mới trong cuộc sống.

Tại tổ đường Thăng long võ đạo này, không ít cao thủ võ thuật đã làm rạng danh cho võ cổ truyền như võ sư Vũ Hải, Công Thắng, Hồng Lâm, Đức Vân, Phạm Đức, Ngọc Dương… và không biết bao người tìm thấy ánh sáng cuộc đời.

Tổ đường Thăng Long Võ Đạo

Gần hai mươi năm nay, người dân phố Hồng Mai, Hà Nội quen dần với  cảnh  từ tờ mờ sáng đến tối mịt, bao người đam mê võ cổ truyền, hay những bước chân dật dờ đau yếu về thể xác và tâm hồn đến Tổ đường của môn phái Thăng Long Võ Đạo (ngôi nhà số 179 Hồng Mai), ngõ hầu tìm cho mình một hướng đi mới trong cuộc sống.

b
Tổ đường của môn phái Thăng Long Võ Đạo

Tổ đường là ngôi nhà với không gian trọn vẹn dành cho võ. Ngày hè, thời tiết oi nồng, hàng chục võ sinh đang say mê với những bài quyền, cước nơi tầng 3. Trên đó, dưới vườn hoa phong lan, hơn ba chục mái đầu già có, trẻ có đang chìm đắm trong những động tác khí công vi diệu.

Bác Quỳ, 73 tuổi, nhà ở gần chợ Đồng Xuân cho biết bản thân bị bệnh khớp nặng đã hơn 30 năm nay, cách đây hai tháng đến đây học khí công trị bệnh. Khi đó, bác không đi nổi vậy mà giờ có thể đạp xe từ nhà đến lớp không thấy mệt nhọc gì.

Trường hợp em Hùng là một ví dụ khác tiêu biểu cho sự lạ kì của khí công. Bị bệnh thận nặng, chuẩn bị phải truyền máu. Hùng đến võ đường trong sự bi quan đến tột độ khi bệnh nặng, gia sản gia đình khánh kiệt vậy mà sau vài tháng tập khí công, chỉ số sức khỏe đã được cải thiện rõ rệt, em đã không còn phải đến bệnh viện để tiến hành truyền máu như dự định ban đầu. Điều này đã khiến cho ngay cả các bác sĩ trong bệnh viện nơi em điều trị cũng phải ngạc nhiên.

Theo võ sư Thắng, trưởng môn phái cho biết các bệnh về thận, khớp hay tiểu đường, cao huyết áp, thậm chí liệt nửa người... đều có thể điều trị bằng khí công kết hợp. Cao huyết áp cũng như nhiều bệnh khác về thận là do sự tăng trưởng hệ dương.

Quan niệm phương Đông cho rằng thân thể con người chia làm 2 phần: trên là thân khí, dưới là thân huyết. Khi thân khí tăng, hỏa bốc. Đến đỉnh não, nó bị giữ lại nên sinh các bệnh xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, mạch vành. Khí đã thăng hỏa thì tình trạng lắng thủy cũng xuất hiện.

Vì thế, người ta thường ngại đi, thích ngồi, ít vận động. Dần dần, tình trạng lắng thủy sinh ra chứng đau lưng, mỏi gối, ù, điếc tai...

Y học phương Đông lấy đả thông làm trọng. Các bệnh nhân cao huyết áp khi được hướng dẫn tập Kim cương khí công để trong sáng tinh thần, từ đó dùng ý thủ vào mạch âm của hội âm, huyết áp đã giảm rõ rệt, đồng thời nội khí cũng tăng trưởng, sức khỏe tốt hơn. Người có các bệnh về thận được hướng dẫn tập 3 công năng để án hỏa, nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Danh sách các học viên đến với khí công Thăng long Võ đạo chữa bệnh ngày càng nhiều và cũng có thêm nhiều là thư, những lời cảm ơn gửi về ngôi nhà số 179 đã giúp cho họ trút khỏi gánh nặng bệnh tật cuộc đời.

Thăng long võ đạo- Nhu- Hòa- Nhân- Trí

Trong giới võ thuật Việt Nam, suốt bao năm qua luôn dành sự kính trọng đặc biệt với Thăng long Võ đạo bởi bên cạnh những thế võ thành danh như "Thiên Long Thương", "Thượng Phương Bảo Kiếm" "Cử long bát quái đao"… còn là nhân cách sống, hành xử của người chưởng môn và các võ sinh môn phái.

Sẽ thật sự thiếu sót nếu không đề cập đến những bậc tiền nhân của môn phái này. Theo võ sư Thắng, tên hiệu của môn phái là do chính cha của ông, cố võ sư Nguyễn Văn Nhân đặt nhưng sự thực bản thân phái võ này đã trải qua mấy đời.

Võ sư Nguyễn Văn Nhân là cháu nội của Võ sư Vũ Thống Thành, bạn thân cụ Đề Thám. Ông ngoại của võ sư Văn Nhân là võ cử nhân Nguyễn Đình Tốn (tức Trọng), thường gọi là cụ Cử Tốn. Nhờ hội tụ được tinh hoa của cả hai nền võ học, võ cổ truyền Việt Nam và võ thuật Trung Hoa, võ sư Văn Nhân đã trang bị cho mình những kiến thức không những về võ học mà còn về y thuật, lý số.

Mới 20 tuổi, ông đã vang danh trong làng võ vì chiến thắng trong hầu hết các trận đánh đả lôi đài. Một lần, do quá tay, ông đã kết liễu cuộc đời tên võ sĩ người Pháp, kẻ đã sát hại rất nhiều võ sĩ người Việt. Vì biến cố này, ông đã phải phiêu dạt giang hồ và đổi tên thành Nguyễn Văn Nhân...

Năm 1944 ông theo cách mạng rồi vào Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu. Tháng 8 – 1945 ông đi bộ đội, phụ trách đại đội quân báo của Trung đoàn E41 ở liên khu 3. Những năm sau hòa bình võ sư chuyển sang công tác huấn luyện cho các đơn vị đặc biệt của Bộ quốc phòng

Khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, do nhận thấy cần phải làm một điều gì đó để chấn hưng nền võ Việt và tiếp nối truyền thống hào hùng của gia đình, Võ sư Văn Nhân đã sáng lập ra môn phái Thăng Long Võ Đạo, một môn võ hội tụ cả Nhu - Hòa - Nhân - Trí, được xây dựng trên nền tảng Võ học và Y học, kết hợp với phương pháp khoa học hiện đại, phù hợp với thể trạng người Việt Nam.

Cụ thể là tập nhiều về thân pháp để tránh né sao cho thật thuần thục, để những đòn đánh của đối phương đều không đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào đúng điểm hở, điểm yếu của đối phương để dứt điểm.

Sinh thời, võ sư Văn Nhân cho rằng sở học của môn phái là đạt cái tinh để chế cái nhiều, cái khéo để chế cái mạnh, cái tĩnh để chế cái động, cái xuyên để chống cái bè... Tất cả đều phải đạt độ quyền biến vi côn kiếm, tới mức thần quyền

Đôi nét phác họa về trưởng môn Nguyễn Văn Thắng

Làng võ Việt Nam nhắc đến tên tuổi của võ sư Văn Thắng ngay từ lần ra mắt đầy ấn tượng của ông tại kỳ Đại hội Võ thuật Cổ truyền Toàn quốc năm 1989. Hồi đó, trước sự chứng kiến của nhiều người, chàng trai nhỏ bé thư sinh của môn phái Thăng Long Võ Đạo đã làm cho quần hùng "ngưng thở" với màn biểu diễn Khẩu lợi công (dùng miệng cắn chặt vào một đầu bàn nhấc bổng lên. Trên bàn đặt một ly hương, ảnh Đạt ma sư tổ, một lá cờ hội. Tổng trọng lượng lên đến 85 kg).

Võ sư Nguyễn Văn Thắng
Võ sư  Nguyễn Văn Thắng

Nhưng điều bất ngờ là vị võ sư này là một trưởng khoa, tiến sĩ nổi tiếng về giải phẫu học của bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội. Là một tiến sỹ y học hiện đại nhưng võ sư Văn Thắng còn được nhiều người biết đến về sự am tường về Đông y.

Ông chia sẻ rằng suốt mấy chục năm qua đã nghiên cứu gần 4000 ca giải phẫu học, nên hiểu kĩ về những căn bệnh mà xã hội hiện đại ngày nay thương mắc phải. Theo ông, Tây y chỉ cứu được người chứ không chữa lành được bệnh, chỉ  khí công là cách để con người thức tỉnh được tiềm năng của chính con người. Nó giúp con người sống vui vẻ, hòa mình vào thiên nhiên. Khi con người biết tôn trọng tự nhiên thì mọi bệnh tật sẽ tự mất đi.

Suốt gần bốn mươi năm cống hiến cho y học, một điều đau đáu luôn hiển thị trong tâm trí ông là câu hỏi “làm thế nào để võ cổ truyền Việt Nam có thể bước ra thế giới”. “Hữu xạ tự nhiên hương”, bạn bè quốc tế đã nhìn ra “của quý” của võ học Việt, nhiều đoàn võ thuật quốc tế đã tìm đến với Thăng long võ đạo để giao lưu, học hỏi.

Những ngày này, trưởng môn Nguyễn Văn Thắng luôn bộn bề với bao lớp học, và ông luôn cố gắng hết tâm sức để truyền bá những tư tưởng, sức mạnh của môn phái đến cho xã hội. Ông tâm sự rằng: Nhiều bệnh viện được xây mới thì mình cũng vui thật đấy, nhưng cũng lo bởi hiểu rằng xã hội càng phát triển thì con người càng thêm ốm đau, bệnh tật. Và chính bởi thế chăng?. Vì còn muốn cống hiến, còn muốn giúp cho đồng bào mình đỡ ốm đau, bệnh tật vậy nên bao năm nay ông chưa lúc nào ngơi nghỉ.

Sơn Bình

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...