Bệnh viện TP HCM quá tải vì nhiều người mắc sởi

Các bệnh nhi đang điều trị sởi tại BV Nhi Đồng
Các bệnh nhi đang điều trị sởi tại BV Nhi Đồng
(PLVN) - Nhiều ngày trở lại đây, không chỉ trẻ em mắc sởi gia tăng, bệnh nhân là người lớn cũng nhập viện rất nhiều. Tại BV Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, số bệnh nhân là người lớn nằm điều trị bệnh sởi chiếm 50%.

Bệnh nhân mắc sởi tăng đột biến 

Ngày 15/1/2019, bác sĩ (BS) Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết tại khoa Nhiễm hiện đang điều trị 61 ca sởi, 5 ca khá nặng được hỗ trợ thở oxy. Trong đó có nhiều trẻ chỉ mới 3, 4 tháng tuổi nên chưa đến thời điểm tiêm chủng vắc xin sởi. Điều đáng lo ngại nhất là các trẻ có bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi mãn tính khiến cho bệnh tiến triển nhanh và kéo dài…

Đang chăm sóc con 2 tuổi đang điều trị tại phòng cách ly ở BV Nhi Đồng 2, chị Vũ Thị Hoa Hường (Đồng Nai) hết sức lo lắng. Chị kể, ngày 31/12/2018 thấy con sốt nên vội vàng đưa đến phòng khám gần nhà. Tại đây, bé được chẩn đoán sốt siêu vi. Sau vài ngày uống thuốc không khỏi, chị mang bé đi khám ở BV địa phương và chuyển lên BV Nhi đồng 2 khám lại. Kết quả con chị mắc sởi, có biểu hiện nặng, mắt lờ đờ, mệt mỏi: “Trước đó, cháu hơi yếu nên thường bị ho. Mỗi lần đến thời điểm chích ngừa sởi, cháu đều không thể chích do thể trạng yếu. Nhiều lần như vậy nên đến giờ, bé vẫn chưa được tiêm, rồi bị bệnh”, chị Hường chia sẻ.

Tại Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1 TP HCM hiện cũng đang điều trị cho nhiều trẻ bị sởi. Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi ngày tại đây tiếp nhận gần 40 ca mắc sởi, trong đó có khoảng 5 đến 7 ca phải chăm sóc đặc biệt. Các BS chỉ định nhập viện những trường hợp đã có biến chứng. Số ca nhẹ đã được hướng dẫn và chăm sóc tại nhà.

Theo các bệnh viện trên địa bàn TP HCM, nhiều ngày trở lại đây, không chỉ trẻ em mắc sởi gia tăng, bệnh nhân là người lớn cũng nhập viện rất nhiều. Tại BV Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, số bệnh nhân là người lớn nằm điều trị vì mắc bệnh sởi chiếm 50%. 

BSCKII Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng khoa Nội A, BV Bệnh Nhiệt Đới TP HCM cho biết, so với đầu năm 2018, số bệnh nhân mắc sởi tăng đột biến trong những ngày đầu năm 2019. Đỉnh điểm cao nhất trong năm 2018 là tháng 12, BV điều trị cho 269 ca mắc sởi. Thế nhưng hiện nay, mỗi ngày đã có 65 – 70 trường hợp đến khám và điều trị do bệnh sởi. Đáng báo động là số bệnh nhân nhập viện vẫn đang trên đà tăng, mỗi ngày nhập viện gần 20 ca. Hiện nay, số giường bệnh tại khoa đã kín, không còn giường trống.

Khuyến cáo cách ly bệnh nhân

BS Hoa nhấn mạnh: “Tháng 1 lẽ ra là “cuối mùa sởi” nhưng hiện tại, trẻ em, người lớn, thai phụ nhập viện hàng loạt. Qua theo dõi, chúng tôi thấy hiện có tình trạng một số người coi thường bệnh sởi, coi nhẹ việc tiêm phòng hoặc khi mắc sởi không thực hiện cách ly mà tiếp tục sinh hoạt, giao tiếp bình thường với người xung quanh. Một số lại nghiêm trọng hóa căn bệnh, khi mắc sởi thì đòi nằm viện. Môi trường BV làm bệnh nhân bị bội nhiễm, lây chéo khiến cho dịch sởi bùng phát khó kiểm soát”. 

“Chúng tôi khuyến cáo người dân hãy bình tĩnh khi mắc sởi, đưa bệnh nhân tới khám tại các cơ sở y tế để nắm được tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của BS, đặc biệt chú ý cách ly để tránh lây bệnh. Nếu bệnh nhân đang mắc bệnh khác rồi sau đó mắc sởi hoặc có cơ địa đặc biệt như người già hoặc phụ nữ có thai, bệnh nhân cần được đưa tới BV càng sớm càng tốt. Hơn nữa, biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, nhất là trẻ em và phụ nữ chuẩn bị mang thai”, BS Hoa đề nghị.

Sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây nhất. Bệnh do virus sởi gây ra. Virus này lây lan qua không khí khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ như tiêu chảy, viêm tai giữa đến biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não và có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt trẻ em suy dinh dưỡng. 

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chích ngừa sởi và các loại bệnh đã có vắc xin chủng ngừa trước khi mang thai. Các bà bầu có dấu hiệu bệnh sởi cần nhanh chóng đến cơ sở y tế khám, theo dõi, điều trị kịp thời.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, BV Nhi Đồng 1, TP HCM cũng khuyến cáo: Các bậc phụ huynh nên lưu ý những dấu hiệu để phát hiện bệnh sởi. Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7 đến 21 ngày, sau đó có thể có các triệu chứng như: sốt cao trên 39°C, viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, chảy nước mắt, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt… Ban sởi sẽ mọc từ đầu, mặt, cổ rồi xuống lưng, cánh tay... Khi chăm sóc trẻ, các bậc cha mẹ cần phải đảm bảo cách ly không để nguồn bệnh lây lan và giúp trẻ không bị mắc thêm bệnh lây truyền từ người khác. Và biện pháp quan trọng nhất vẫn là tiêm phòng sởi.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.