Báo động tình trạng ngộ độc nấm

(PLO) - Gần đây bác sỹ (BS) Trung tâm chống độc, Bệnh viện (BV) Bạch Mai liên tiếp nhận cứu chữa bệnh nhân (BN) ngộ độc nấm nguy hiểm chết người, có 15 BN đã tử vong. Bộ Y tế phải ra Công điện khẩn cảnh cáo và chỉ đạo phòng trị ngộ độc nấm.

Bệnh nhi ngộ độc nấm Lý Minh Khôi.
Bệnh nhi ngộ độc nấm Lý Minh Khôi. 
Đa số những người dân sinh sống ở những vùng cao, vùng rừng núi đều có thói quen lên rừng hái nấm, kiếm rau... để ăn. Gia đình chị Lý Thị Thơm, trú tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) cũng vậy. Ngày 8/3/2014, chị Thơm cùng con trai là Lý Minh Khôi và cháu chồng là Lý Thị Thùy lên rừng hái nấm. Họ đâu ngờ rằng buổi sáng hôm đó lại là buổi sáng định mệnh của gia đình mình... 
Nhiều gia đình cùng chết vì nấm độc
Sau khi hái được ít nấm tán trắng có vị thơm rất thanh khiết, cũng là lúc bụng đã “kiến bò”, ba người ghé vào nhà một người quen trong rừng là ông Triệu Nho Phú và vợ là bà Vũ Thị Hồi nhờ nấu ăn trưa. Nấu xong nồi canh nấm trắng, cả năm người vui vẻ ăn cùng nhau. Ngày hôm sau cả ba người trong gia đình chị Thơm đều xuất hiện các triệu chứng giống nhau đau bụng dữ dội, nôn nhiều và đi ngoài liên tục. 
Thấy vậy người nhà đã đưa họ đến BVĐK huyện Võ Nhai cấp cứu. Biết họ bị ngộ độc nấm nên các BS vào rừng tìm vợ chồng ông Phú. Đúng như dự đoán, hai vợ chồng ông già tốt bụng cũng đang trong cơn “thập tử nhất sinh”. Thậm chí tình trạng ngộ độc của họ còn nặng hơn cả ba người trong nhà chị Thơm vì sau khi ăn bữa trưa không hết, ông bà còn tiếc rẻ đun lại ăn nốt vào bữa chiều hôm đó. 
Do tình trạng bệnh quá nặng, các các nạn nhân đã được chuyển xuống BVĐK tỉnh, cuối cùng là Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai vào ngày 9/3/2014 trong tình trạng rất nguy kịch (cơ thể suy kiệt vì nôn và tiêu chảy quá nhiều lần, mạch nhanh, huyết áp giảm mạnh, men gan tăng cao...).
PGS.TS Đỗ Đỗ Doãn Lợi, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, BV đã huy động tất cả mọi điều kiện, thuốc men, trang thiết bị y tế để cấp cứu cho các BN. BV cũng đã kết nối với các BV Việt Đức, 108, 103... nhằm tìm kiếm nguồn gan để có thể thay gan cho những BN nguy kịch, đặc biệt ưu tiên cho trẻ em. Tuy nhiên, năm BN này đã không qua khỏi vì hôn mê gan, suy gan quá nặng...
Tiếp theo năm BN kể trên, các BS Trung tâm chống độc BV Bạch Mai lại đón tiếp thêm một loạt BN cũng là người thân trong một gia đình bị ngộ độc nấm ở Tuyên Quang, chỉ sau đó một tuần (ngày 16/3/2014). Không thể qua khỏi cơn nguy kịch, 2/4 BN đã được gia đình tự nguyện xin về chờ chết ngay sau khi nhập viện chưa lâu. Sau đó, hai BN còn lại cũng tự nguyện xin về nhà với lý do đưa tiễn con cháu về chốn vĩnh hằng. 
Lo lắng cho tình trạng bệnh của họ, BV không cho về nhưng họ vẫn kiên quyết dứt dây truyền xin về quê. Không đừng được, các BS đã phải chấp thuận. Theo dự đoán, tình trạng bệnh của các BN này cũng khá nặng và khó lòng qua khỏi. Ngoài hai chùm ca bệnh kể trên, một số ca ngộ độc nấm khác chuyển đến Trung tâm chống độc, trong đó có một thai phụ được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch, đứa bé trong bụng đã bị chết lưu. 
Và trong số 15 BN, thật đáng tiếc khi có cả một nhân viên y tế của huyện Võ Nhai, Thái Nguyên, mặc dù có kiến thức về nấm độc nhưng vẫn “coi trời bằng vung”… 
Không hái, không ăn  nấm dại
Thời điểm chúng tôi đến Trung tâm chống độc, chỉ còn ba BN ngộ độc nấm còn sống sót, nhưng trong tình trạng bệnh vẫn rất nặng. Không khí khu vực hồi sức cấp cứu cũng nhuốm một màu ảm đạm, bởi hiếm khi nào các BS, nhân viên, BN, người nhà BN ở đây chứng kiến nhiều ca tử vong trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Loại nấm khiến 5 người ở Thái Nguyên ngộ độc
Loại nấm khiến 5 người ở Thái Nguyên ngộ độc 
GS.TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cảnh báo, ngộ độc nấm để càng lâu càng khó cứu. Đối với nấm tán trắng nói riêng và nấm độc nói chung, càng đến cấp cứu sớm càng tốt. Thực tế, ông Duệ cho hay, qua theo dõi 90-100% BN ăn nấm độc đều tử vong nếu không được cấp cứu, 80% BN tử vong nếu đến cấp cứu muộn. Điều đó cho thấy khâu sơ, cấp cứu các ca ngộ độc nói chung và ngộ độc nấm nói riêng của tuyến dưới vẫn chưa đạt yêu cầu, BN cũng chưa hiểu biết nhiều về tình trạng ngộ độc, phân biệt nấm độc…
Trước hiện tượng ngộ độc hàng loạt này, Bộ Y tế đã ra Công điện khẩn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh phía Bắc yêu cầu thông tin, tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm do nấm độc đến tận hộ gia đình bằng mọi hình thức và bằng các phương tiện truyền thông trên địa bàn bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc để mọi người dân tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại. 
Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm ca bệnh, cấp cứu và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, chú ý sử dụng than hoạt tính và thuốc nhuận tràng cho BN và cả ca bệnh nghi ngờ.
BS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai:

Tình trạng ngộ độc và tử vong do nấm độc đã đến hồi báo động. Bởi vậy, ngay từ bây giờ Bộ Y tế phải chỉ đạo và cho người xuống tận trạm y tế, y tế thôn bản để tập huấn, giúp người dân nhận dạng, phân biệt nấm độc, đồng thời truyền thông bằng hình ảnh, loa phát thanh… xuống tận thôn, xóm. Khi bị ngộ độc phải xử trí ngay tại chỗ. 

Cụ thể, phải cho BN uống nhiều nước hoặc móc họng để gây nôn. Sau đó cho BN uống than hoạt tính để đẩy các chất độc ra khỏi hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, y tế thôn bản phải dự trữ sẵn các thuốc như Negalon (bảo vệ gan – 10 viên/người lớn; 4-6 viên/trẻ em); thuốc chữa ho NAC (N-Acetin Cystil) 250mg/gói (150mg/1kg cân nặng; rồi tiếp tục cho uống với liều lượng 350mg/1kg cân nặng), sau đó mới chuyển BN lên tuyến y tế huyện. 

Tin cùng chuyên mục

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Đọc thêm

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Sức khỏe ca nhiễm cúm A/H9 và 15 người tiếp xúc gần

Ngành Y tế Tiền Giang trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

(PLVN) - Ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Tiền Giang vẫn đang được điều trị, 15 người tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang quyết định công bố kết thúc ổ dịch cúm A/H9N2 trên người tại xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành.

Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) -  Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.

Cảnh giác trước nguy cơ bệnh lao trở lại

Ảnh minh họa. (Ảnh: internet).
(PLVN) - Bệnh lao, một trong những loại bệnh “truyền thống”, từng là nỗi sợ hãi, từng bị đẩy lùi. Nhưng mối lo là bệnh lao đã có dấu hiệu trở lại. Hiện có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, cùng với 2% bệnh nhân lao kháng thuốc, là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. Gần 30% người dân Việt Nam có tiếp xúc với vi khuẩn lao.