“Bà cụ tinh mắt” sở hữu bài thuốc chữa dứt bệnh đau mắt hột

Sở hữu bài thuốc gia truyền chữa bệnh đau mắt hột từ hai loại lá và củ, cụ bà có biệt tài chẩn đoán chính xác bệnh về mắt chỉ qua một cái liếc mắt mấy chục năm qua đã chữa khỏi bệnh cho nhiều lượt người. Đó là cụ bà Hà Thị Thường, người dân tộc Thái (76 tuổi, ngụ xóm Mỏ, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).

[links()] Sở hữu bài thuốc gia truyền chữa bệnh đau mắt hột từ hai loại lá và củ, cụ bà có biệt tài chẩn đoán chính xác bệnh về mắt chỉ qua một cái liếc mắt mấy chục năm qua đã chữa khỏi bệnh cho nhiều lượt người. Đó là cụ bà Hà Thị Thường, người dân tộc Thái (76 tuổi, ngụ xóm Mỏ, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).

Chân dung “bà cụ tinh mắt”
Chân dung “bà cụ tinh mắt”

“Bà cụ tinh mắt”

Người dân xóm Mỏ vẫn thường gọi cụ Thường là “bà cụ tinh mắt” vì dù đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng ít người được minh mẫn và dẻo dai như cụ: Đôi chân vẫn đủ sức để leo mấy quả đồi, lội mấy con suối đi hái thuốc. Đôi mắt kỳ diệu cũng làm cho những người trẻ cũng phải thán phục: Cách mấy chục mét mà cụ có thể nhìn ra được cây thuốc mọc xen lẫn trong bụi rậm.

Bà lão kể mình sinh ra trong một gia đình có truyền thống lâu đời về thuốc nam, sở hữu nhiều bài thuốc bí truyền của người dân tộc Thái. Sống trong môi trường đó, cô bé Thường trực tiếp chứng kiến mẹ chữa bệnh cho người dân trong làng, mỗi lần mẹ cô chữa khỏi cho bệnh nhân Thường lại cảm thấy vui vui. Niềm đam mê nghề thuốc đã “nhiễm” vào tâm trí Thường từ lúc nào không hay.

Ngay từ nhỏ, niềm đam mê của cô bé cũng rất đặc biệt. Không giống như những đứa vẫn lấy việc đi bắt dế mèn, đuổi bướm, bắt chim làm điều thích thú, Thường lại đam mê với những trò chơi đóng vai thầy thuốc, mỗi lúc rảnh rỗi cô lại đi tìm những cây thuốc về trồng. Cô bé cũng sớm bộc lộ những năng khiếu bẩm sinh, chỉ cần mẹ bảo đó là loại thuốc nào là nhớ được ngay, có khi chỉ cần thấy mẹ hái một lần là lần sau Thường đã tự đi lấy được cây thuốc giúp mẹ. Hàng trăm loại thảo dược, Thường có thể “điểm mặt chỉ tên” từng loại thuốc và công dụng.

Thấy cô bé ham học hỏi, lại có khả năng đặc biệt “nhìn một lần là nhớ được cây thuốc” nên bà mẹ đã truyền cho Thường những bí quyết để chữa bệnh đau mắt hột cùng nhiều bài thuốc gia truyền khác. Khi mẹ mất, Thường là truyền nhân duy nhất của dòng lang họ Hà này.

Khi được hỏi về những khả năng đặc biệt ấy, cụ bà nở nụ cười hiền lành: “Từ trước đến giờ tôi vẫn có thói quen dậy sớm để ngắm mặt trời mọc. Ngắm mặt trời sẽ giúp cơ thể hấp thụ năng lượng tự nhiên và trở nên dẻo dai hơn, thường xuyên nhìn thẳng vào ánh mặt trời buổi sáng sớm sẽ giúp đôi mắt sáng hơn. Tôi khám bệnh cũng như nhìn vào mặt trời vậy.

Phải tinh tế mới có thể nhìn thấy sự bất thường của một biểu hiện của mầm mống bệnh. Ở mắt có những bộ phận, cơ quan vận động song hành với nhau. Khi một bộ phận nào có bị nhiễm bệnh sẽ dẫn đến các bộ phận khác của mắt cũng bị ảnh hưởng theo”. Bà Thường “tinh mắt” có thể nhìn được sự vận động của mầm bệnh mà có phương pháp điều trị hữu hiệu.

Hai loại thuốc chữa bệnh đau mắt của bà Thường
Hai loại thuốc chữa bệnh đau mắt của bà Thường

Dùng mắt bắt bệnh đau mắt hột

Nhờ những kinh nghiệm gia truyền, trải qua nhiều năm trực tiếp chữa bệnh cụ đã tích lũy được thêm những kinh nghiệm quý báu. Chính vì vậy mà cách bắt bệnh đau mắt hột của cụ cũng rất tinh thông. Cụ Thường cho rằng đau mắt hột do vi khuẩn  gây ra. Ngoài ra cũng có những trường hợp do vệ sinh quá bẩn, như tay bẩn, nước bẩn, dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt với người bệnh, tắm ở ao hồ, dùng nước ao hồ trong sinh hoạt. Ruồi nhặng đậu từ mắt người bệnh này khi đậu vào mắt người khác cũng có thể làm lây lan mầm bệnh.

Biểu hiện của bệnh đau mắt hột sẽ bị nặng dần theo thời gian. Khi mới phát bệnh, bệnh nhân cảm thấy bị vương vướng như có hạt sạn ở trong mắt, mắt luôn ngứa ngáy, nhức mỏi, nhưng ngủ không say giấc. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng: Mắt đỏ, ngứa, nổi cộm quanh năm. Lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào cọ xát liên tục vào giác mạc (là phần trong suốt ở phía trước của mắt – PV) gây ngứa ngáy, trầy xước giác mạc, làm mờ đục giác mạc, loét giác mạc, hủy hoại mi mắt. Thêm nữa có thể làm cho loét giác mạc, mắt đau, nhức liên tục, rất sợ ánh sáng. Không chữa trị kịp thời sẽ sớm dẫn đến biến dạng giác mạc và gây loạn thị, đục giác mạc.

Giai đoạn nhiễm nặng là khi mắt giảm tính đề kháng với nhiễm vi khuẩn. Mắt bệnh nhân sẽ sưng, giảm khả năng chống chọi với những thâm nhập từ bên ngoài dễ bị nhiễm trùng, nấm. Xuất hiện những hột ở rìa giác mạc, có thể lan vào “phá tan giác mạc” dẫn đến các sạn vôi và các sẹo mắt hột. Do cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc trầy xước, sai lệch, mắt bị loạn, giảm khả năng quan sát. Nặng hơn nữa là dẫn đến khô mắt, khô giác và loét giác mạc. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời rất có thể làm thủng giác mạc, dẫn đến mù mắt.

Cụ Thường cho biết: “Chỉ cần dùng củ gừng và lá mơ (không phải là lá mơ lông dùng để ăn, cũng không phải lá cây mơ - PV), mà đây là loại cỏ dại có hoa ở trong rừng”. Với hai vị thuốc này có thể hóa giải được bệnh đau mắt hột chỉ trong 2 tuần.

Cụ Thường lý giải về sự kết hợp tạo thành vị thuốc chữa bệnh đau mắt hột như sau: Gừng giống như một chất giảm đau, giúp tăng cường lưu thông máu... Còn cây lá mơ có tác dụng diệt khuẩn, giảm ngứa, có chất chống làm giảm sự khô hóa của mắt. Khi kết hợp với hai loại này với nhau sẽ tạo thành thuốc có tác dụng cực kỳ tốt.

Cách chế biến thuốc chữa bệnh đau mắt hột của cụ Thường rất đơn giản: Lấy một nhánh gừng dài khoảng 2 đốt ngón tay và lấy 4 ngọn cây lá mơ gồm thân, lá và hoa, sau khi rửa sạch, cho vào một cái bát sạch đã được tráng qua nước sôi để khử trùng. Dùng một khúc gỗ sạch (nhúng qua nước sôi) để giã nát gừng và cây lá mơ. Tiếp đó lấy một tấm vải sạch vắt lấy nước để ra một chén riêng. Ngậm nước thuốc phun (hay lấy bông thấm nước chấm) vào vùng mắt bị đau. Phần bã của chúng dùng để đắp kín vùng mắt. Ngày phun, thấm nước và đắp bã thuốc 3 lần: Sáng, trưa và tối. Thời gian đắp thuốc càng lâu càng tốt. Đắp thuốc liên tục khoảng 2 đến 3 tuần sẽ khỏi.

Cụ chữa bệnh với niềm đam mê và trách nhiệm, với những bệnh nhân gần nhà cụ sẽ đến tận nơi để có thể chữa trị đến lúc khỏi mới thôi. Còn một số bệnh nhân ở xa, cụ không biết đường, không thạo tàu xe thì cụ bảo người nhà bệnh nhân đưa người bệnh đến nhà mình để tiện chữa trị. Phương châm của cụ là cứu người là trách nhiệm hàng đầu. Vì thế bà lão này không bao giờ đòi hỏi đến chuyện tiền thuốc thang và công sức. “Chỉ khi nào chữa khỏi bệnh thì tôi mới dám nhận sự trả ơn. Ít nhiều không quan trọng, có khi chỉ là gói bánh, kẹo hay dăm bảy chục ngàn tiền thuốc”, bà lão chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hà Thị Chiên, Trạm trưởng Trạm y tế xã Chiềng Châu xác nhận: “Cụ Thường có thể chữa được bệnh đau mắt hột, đã có rất nhiều trường hợp đến nhờ cụ chữa trị đã khỏi hẳn”. Cũng theo bà Chiên, bà lão Thường là hội viên của Hội đông y xã Chiềng Châu nên bài thuốc chữa đau mắt hột của cụ đã được Hội đông y công nhận là bài thuốc gia truyền.

Bệnh đau mắt hột là gì?

Chứng đau mắt hột (tiếng Anh: trachoma) là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis có khả năng làm sẹo, và nếu không chữa trị sẽ gây mù mắt. Trong khoảng 5 – 12 ngày sau khi xâm nhập vào mắt, vi khuẩn gây viêm mí và màng của mắt.

(Theo Wikipedia.org)

Hoàng Thế Tào

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...