Về xứ Nghệ, rợn người nghe chuyện hai ngôi đền thiêng

Trước mặt đền Hai Cô có bức tường với hình con hổ hung dữ
Trước mặt đền Hai Cô có bức tường với hình con hổ hung dữ
(PLO) - Những người chết đuối trôi trên sông tưởng như bặt vô âm tín bỗng dưng trở về một cách kỳ lạ sau khi người thân đến cầu xin ở đền Hai Cô, Nghĩa Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An. Cũng tại mảnh đất này còn một ngôi đên khác đã giúp người dân tìm lại được của sau khi bị mất.

Sự tích lạ ở đền Hai Cô

Từ Km số 0 ở Thị trấn Tân Kỳ ngược về phía bắc khoảng 15km theo đường mòn Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ tới cầu Đò Sen. Cầu Đò Sen vốn bắc qua sông Con (còn có tên khác là sông Hiếu), lối hai xã Nghĩa Hợp và Nghĩa Đồng của huyện miền núi Tân Kỳ, Nghệ An. Đền Hai Cô nằm ngay dưới chân cầu Đò Sen và nổi tiếng khắp vùng. 

Gặp chúng tôi trong căn nhà sát chân cầu Đò Sen, ông Vũ Hữu Bằng tuy đã 86 tuổi, nhưng vẫn rất hào sảng khi nói về sự tích đền Hai Cô. Với chất giọng xứ Nghệ không lẫn vào đâu,  ông Bằng kể: “Già thấy thời gian qua xe cộ, nhiều đoàn người nườm nượp kéo về đây làm lễ ở đền Hai Cô. Những chuyện hỏi về lai lịch đền như bọn cháu quả là rất hiếm”.

Trầm ngâm một lúc rồi ông lão buông lời chậm dãi: “Già ở đây đã gần một đời người rồi. Ngày xưa khu vực này chưa có cầu đâu, mà chỉ có một con đò chở mọi người qua sông Con thôi. Người dân xã Nghĩa Hợp quê già và xã Nghĩa Đồng bên kia thường qua sông bằng những chiếc thuyền nan chèo tay thôi. Các cụ kể lại rằng xưa kia vùng này là những cánh rừng rậm rạp, rất ít người dân sinh sống. Vào cuối thế kỉ XIX trong một ngày nọ có 2 chị em ruột bên xã Nghĩa Đồng đi đò sang Nghĩa Hợp để vào rừng hái củi về đun và bán”.

Đang hái củi thì hai chị em nhìn thấy cây thị rất sai quả mọc trong rừng. Người chị trèo lên cây hái quả để hai chị em cùng ăn. Nhưng khi vừa trèo lên cây thị nhìn xuống thì đã thấy cô em mình ở dứơi bị một con hổ to lớn từ trong rừng phi ra cắn. Thương cô em, người chị đã nhảy xuống định đuổi con hổ đi để mong lấy lại xác của em mình. Nhưng rồi người chị cũng bị hổ cắn chết…”.

Kể đến đây, nét mặt ông Bằng buồn bã và ưu tư đi nhiều rồi nói tiếp: “Nhưng thật là lạ, con hổ ấy chỉ cắn chết hai chị em chứ không ăn thịt. Đây là một điều rất hiếm gặp ở loài hổ, vốn thích ăn thịt sống.

Sau khi 2 chị em đã tắt thở, con hổ ấy kéo xác họ từ rừng ra đến bờ sông Con. Không thể kéo xác qua sông được nữa, hổ để lại xác hai chị em ngay trên gò đồi gần bờ sông và rồi bỗng dưng ở đó tự nhiên mọc lên hai nấm mộ. Con hổ ấy cũng biến mất vào rừng thẳm.  

Thấy điềm lạ và cho rằng đây là những vị thần linh hóa kiếp xuống trần gian phù hộ dân chúng, nên người Nghĩa Đồng và Nghĩa Hợp đã cho lập đền thờ. Sau này người ta gọi là đền Hai Cô, nằm trên quả đồi sát ngay bờ sông Con. Cửa đền Hai Cô nhìn ra sông về phía xã Nghĩa Đồng quê nhà của hai chị em.

Vừa nghe ông Bằng kể chuyện, chúng tôi vừa tản bộ về đền Hai Cô để mục sở thị. Đền Hai Cô ẩn trong lùm cây um tùm trên một quả đồi nhỏ. Ngôi đền nhỏ bé, đơn sơ. Điểm đáng chú ý là phía trước đền có một bức tường với hình ảnh con hổ hung dữ. Hiện nay gia tộc Trần Tộc Đại Tôn (bên xã Nghĩa Đồng) là những hậu duệ của Hai Cô làm công tác giữ gìn, bảo vệ và thờ cúng nhang khói cho đền.

Theo như ông Nguyễn Văn Thảo, Bí thư chi bộ xóm 1A, xã Nghĩa Hợp, nơi có đền Hai Cô cho biết: “Mấy năm trước có một số người dưới ở mạn phía Bắc đi qua đây đã vào làm lễ cầu khấn ở đền Hai Cô. Không biết có phải sau đó họ làm ăn phát tài, sức khỏe dồi dào không mà hiện nay tiếng đền linh thiêng đã đồn đi khắp nơi. Rất nhiều đoàn du khách từ tận các tỉnh phía Bắc, thậm chí trong Nam cũng tìm về đền Hai Cô để cầu khấn…”.

Ông Thảo cho biết thêm, trước đây họ tìm về đền Hai Cô để cầu xin sức khỏe, an lành, làm ăn phát đạt. Với một số gia đình hiếm muộn thì đến xin Hai Cô phù hộ cho sớm có con, hoặc những cháu sắp đi thi đại học cha mẹ cũng tìm về đều khấn xin cho con mình đỗ đại học.

Quả thực vùng Nghĩa Hợp, Nghĩa Đồng là những xã miền núi đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn. Nhưng chẳng biết có phải dân ra cầu ở đền Hai Cô linh nghiệm hay không mà mọi người đều cho biết chuyện những em đỗ đại học ở đây nhiều hơn hẳn các xã khác.

Nhưng một sự linh thiêng kỳ lạ nhất của đền Hai Cô đó là một số gia đình khi có ngươi thân không may bị chết đuối trên sông, hồ nhiều ngày chưa tìm ra xác thường tới đền Hai Cô để làm lễ cầu khấn. Sau khi làm lễ ở đền Hai Cô, những cái xác chết đuối ấy bỗng dưng nổi lên hoặc người thân sẽ tìm vớt được ngay tức khắc.

Chính vì những hiện tượng lạ kỳ ấy mà đền Hai Cô ngày càng đông khách thập phương đến làm lễ cúng bái. Do số lượng người đến làm lễ quá đông, nên gia tộc Trần Tộc Đại Tôn đã phải làm một tấm biển quy định với 5 điều nhắc nhở với người đến đây hành lễ.

Ông Thảo cho biết đây là việc tự do tín ngưỡng nên chính quyền cũng không ngăn cấm. Nếu có biểu hiện của tệ nạn mê tín dị đoan… thì chúng tôi sẽ ngăn cản ngay.  

Ông Bằng kể lại sự tích về đền Hai Cô
Ông Bằng kể lại sự tích về đền Hai Cô

Đền tướng quân chống trộm!?

Cũng ở ngay xã Nghĩa Hợp, Tân Kỳ còn có một ngôi đền linh thiêng kỳ lạ khác. Chị Nguyễn Thị Hương, cán bộ văn hóa xã Nghĩa Hợp  cho chúng tôi biết ở xóm 1A, trên đỉnh núi Cồn Vè hiện đang có một ngôi đền bỏ hoang, đã xuống cấp ghê lắm. Nhưng ngôi đền bỏ hoang ấy rất thiêng.

Sự tích về đền được người dân bản địa kể như sau: “Vào thời nhà Nguyễn, có một thương gia người Tân Kỳ tên là Nguyễn Chỉnh Bình. Ông này rất giầu có, trong một lần đi qua xã Nghĩa Hợp, do đường rừng núi khó khăn mà trời lại tối nên ông đã phải ngủ lại trong rừng.

Đêm đó,  ông Nguyễn Chỉnh Bình chìm vào giấc ngủ thì chiêm bao thấy một vị tướng quân to lớn, oai phong, mặc áo giáp sắt, đội mũ quan tự xưng tên là Ngô Văn Ngạo - tướng trong triều đình nhà Lê. Tướng quân Ngô Văn Ngạo kể rằng mình bị thất trận, bị giặc đuổi từ dưới phủ Diễn ( Diễn Châu ngày nay) đến tận khu rừng núi Cồn Vè thuộc đất Nghĩa Hợp. Sức cùng lực kiệt, tướng quân đã qua đời ở núi Cồn Vè. Trong giấc chiêm bao, ông Chỉnh Bình được tướng quân Ngô Văn Ngạo thỉnh cầu xây dựng giúp cho một ngôi đền để làm nơi trú ngụ, lánh nạn, và để con cháu đời sau có chỗ thờ cúng.

Chính vì thế ông Chỉnh Bình đã tức tốc cùng gia tộc bỏ tiền của ra xây ngôi đền trên đỉnh núi Cồn Vè, vị trí đúng nơi ông đã ngủ qua đêm. Sau khi xây đền xong,  thương gia Nguyễn Chỉnh Bình ngày càng làm ăn phát đạt. Đền do dòng tộc họ Nguyễn xây, nhưng thờ tướng quân họ Ngô, nên hiện nay đền được ông Ngô Trí Quế trông coi.

Ngôi đền này đã chìm vào quên lãng nhiều năm, cho đến một sự kiện kỳ lạ diễn ra năm 2002. Ông Nguyễn Thành Nam, 57 tuổi nhà ở xóm 1A, xã Nghĩa Hợp bị mất một con bò vào năm 2002. Đối với người nông dân, con bò được coi như cả gia nghiệp. Cả nhà ông Nam bủa đi tìm khắp nơi không thấy, mới chợt nhớ ra trên núi có đền thờ nghe nói linh thiêng lắm, nên đã mang lễ và hương đến cầu khấn mong “tướng quân” phù hộ.

Đúng 15 ngày sau, con bò bỗng từ đâu chạy về nhà trong sự ngỡ ngàng đến khó hiểu của toàn bộ dân làng. Nhiều gia đình trong vùng cũng đã từng tìm lại được của, đồ vật trong nhà sau khi bị mất trộm. Những sự trùng hợp đến kỳ lạ ấy đã khiến dân tình bắt đầu tìm lại đền tướng quân để hương khói cầu xin đức ngài phù hộ cho gia đình mình may mắn, vớ được lộc.

Nhiều người ở tận TP Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương… biết tin lạ cũng phi về đây làm lễ, cầu xin. Có một đặc điểm trùng hợp khá lạ là những người tìm lại được của đều mang họ Nguyễn (cùng họ với ông Nguyễn Chỉnh Binh, người bỏ tiền xây đền).

Đại diện chính quyền xã Nghĩa hợp khẳng định chuyện cầu đền Hai Cô đỗ đại học, hay xác chết trở về hoặc tìm lại được của đã mất ở Đền tướng quân những năm gần đây là có, nhưng không có cơ sở khoa học để giải thích. Chính quyền địa phương sẽ mạnh tay xử lí những kẻ mượn thần linh để làm bậy.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.