Nhức nhối nạn lấy vợ trẻ con

Nhức nhối nạn lấy vợ trẻ con
(PLO) - Chuyện lấy vợ trẻ con không chỉ vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình mà còn vi phạm pháp luật hình sự, thế nhưng vấn nạn này không giảm mà còn gia tăng ở nhiều địa phương. Hiện nạn tảo hôn trong 53 dân tộc thiểu số (DTTS) trên toàn quốc chiếm tỷ lệ 26,6%.

Bà Nguyễn Thị Tư - Vụ trưởng Vụ Dân tộc Thiểu số, Ủy ban Dân tộc - cho biết: Đi về các bản làng của đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, không khó để bắt gặp hình ảnh các bé gái mới 15, 16 tuổi đã trở thành những người vợ, người mẹ. Trong những chuyến khảo sát, chúng tôi bắt gặp cả trường hợp các em mới 12, 13 tuổi đã có vợ, có chồng, thậm chí nhiều em chưa biết tiếng Kinh và không biết chữ.

Khi được hỏi đến Luật Hôn nhân và Gia đình, hỏi về các câu liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống các em đều lắc đầu không biết. Hỏi tại sao lại lấy vợ, lấy chồng sớm, tại sao kết hôn với người cùng dòng họ?.

Những câu trả lời chúng tôi nhận được là “để có thêm người phụ giúp gia đình” hay hồn nhiên như “thấy thích nhau thì lấy thôi” hoặc “các con nó tự đưa nhau về thì cho cưới”… và tâm lý muốn giữ của cải trong dòng họ đối với các trường hợp kết hôn cận huyết thống không phải là hiếm. Khó có thể trách được các em, khi mà mối quan tâm lớn nhất của con người ở những nơi này có lẽ là làm sao có bữa cơm đủ no, có áo ấm đủ mặc. Những thứ như pháp luật hay khoa học dường như là một cái gì đó quá xa xôi”.

Hồ Thị Hí (người Vân Kiều, ở thôn 2 xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) sinh năm 2001, năm nay mới 15 tuổi nhưng con gái đã 2 tuổi. Hí là học sinh trường dân tộc nội trú của huyện. Năm ngoái, nghỉ hè về làng, Hí có bầu với Hồ Văn Song (19 tuổi, người cùng làng). Hí và Song đã ra xã xin đăng ký nhưng xã không cho vì chưa đủ tuổi. Thế là, hai “vợ chồng” không tổ chức đám cưới mà dẫn nhau về dựng tạm căn nhà ngay đầu làng, âm thầm sống với nhau và đứa bé chào đời. Ngoài Hí, xã Phước Thành còn có 2 trường hợp nữ sinh khác cùng độ tuổi với Hí phải nghỉ học để lấy chồng.

Lý giải cho chuyện cưới con dâu “nhí”, ông Lường Văn An (ở Bản Khảm, xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, Sơn La) bộc bạch: “Trong bản mình tìm được vợ khó hơn vàng. Vàng còn thấy người ta đeo, chứ vợ cưới không nhanh trai bản khác cướp mất. Như con dâu mình, 15 tuổi còn nhỏ, chưa sinh được đâu, mình cứ lấy về cái đã. Chuyện đẻ tính sau”. Ông An cho hay con trai ông 22 tuổi bị bệnh nên lấy vợ muộn, chứ ông thông gia - bố của con dâu trước đây cũng tảo hôn, hơn 30 tuổi đã có con gả chồng.

Ngoài 30 tuổi, chị Cà Thị Ngân (người Thái Đen ở bản Coòng, xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu, Sơn La) có 4 lần mang nặng đẻ đau nhưng 3 đứa đầu đều chết khi mới lọt lòng. 16 tuổi, chị Ngân lấy chồng là anh Cà Văn So, hơn chị 2 tuổi, là con của anh trai bố chị, tức hai người có cùng ông bà nội. Một năm sau khi lấy chồng, chị Ngân sinh con đầu lòng khỏe mạnh, bụ bẫm. 3 ngày sau, đứa trẻ cứ lạnh dần, tím ngắt rồi chết... 2 năm sau, chị sinh đứa thứ hai nhưng đứa trẻ chỉ nhìn thấy ánh mặt trời 5 ngày rồi cũng “đi” theo anh nó.

Có bầu đứa thứ ba, chị Ngân lên bệnh viện huyện đẻ cho yên tâm. Thế nhưng chưa được một tuần, bác sĩ lắc đầu bảo cháu bé bị viêm não, không cứu được nên trả về nhà cho gia đình lo ma chay. Sau đó, theo phong tục, chị Ngân xin một bé gái về nuôi. Bảy năm sau ngày xin con nuôi, vợ chồng chị Ngân sinh cháu út. Đứa trẻ giờ đã 3 tuổi nhưng còi cọc, khó nuôi. 

Lý giải thực trạng gia tăng tảo hôn, ông Tòng Văn Hung - Trưởng bản Bó Phúc, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu cho biết: “Trước đây, tình trạng tảo hôn ở địa phương cũng có nhưng ít thôi do dân bản ở cách xa nhau, từ nhà này qua nhà kia khó. Từ ngày có điện thoại di động, trai gái gọi điện rủ nhau đi chơi dễ hơn. Địa phương động viên, vận động không tảo hôn nhưng nói nhiều cũng chẳng ăn thua. Cha mẹ lý sự, con tôi ế, không có chồng ai chịu trách nhiệm. Còn bọn trẻ thì dọa không cho lấy nhau sẽ ăn lá ngón tự tử. Quê mình ở Quỳnh Nhai đã có người tự tử ăn lá ngón vì không lấy được nhau đấy”. 

Không cho lấy nhau sẽ ăn lá ngón tự tử không phải là sự hù dọa. Đấy là một trong những thách thức mà cán bộ chuyên trách dân số cũng đành bó tay.

Theo điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2015 của Ủy ban Dân tộc cho thấy, tỷ lệ tảo hôn của các DTTS là 26,6%. Các dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao nhất gồm: Mông 59,7%, Xinh Mun 56,3%, La Ha 52,7%, Gia Rai 42%, Raglay 38,3%, Bru-Vân Kiều 38,9%... Hôn nhân cận huyết thống có tỷ lệ 0,65%, tồn tại chủ yếu ở một số dân tộc có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và sống biệt lập như Mạ (4,41%), Mảng (4,36%), Mnông (4,02%), Xtiêng (3,67%)…

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.