Người phụ nữ Pháp giang rộng vòng tay ôm ấp những đứa trẻ khuyết tật

Jackie Wrafter và những đứa con khuyết tật trong Trung tâm Kỳ Anh
Jackie Wrafter và những đứa con khuyết tật trong Trung tâm Kỳ Anh
(PLO) -Trong một lần du lịch và ghé thăm Trung tâm trẻ mồ côi ở phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam), Jackie Wrafter 50 tuổi (người Pháp) bị mê hoặc bởi những nụ cười trẻ thơ. Với tình thương dành cho những mảnh đời bất hạnh, cô đã sáng lập quỹ Kỳ Anh (KyAnh Foundation), xây dựng và điều hành hoạt động Trung tâm Kỳ Anh (ở phường Điện Nam Đông, TX. Điện Bàn, Quảng Nam), chuyên nuôi dạy trẻ em khuyết tật.

“Ngôi trường đặc biệt” 

Một ngày nắng nóng tháng 5, chúng tôi về thăm Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Kỳ Anh tại thị xã Điện Bàn. Dù thời tiết khá oi nồng nhưng không khí tại “ngôi trường đặc biệt” này khá dễ chịu. Gọi là “ngôi trường đặc biệt” bởi đây là nơi dành riêng cho những trẻ em khuyết tật. Đặc biệt hơn là ngôi trường này do một phụ nữ xinh đẹp người Pháp sáng lập và điều hành hoạt động, đó là Jackie Wrafter.

Trung tâm gồm những ngôi nhà khang trang, sạch sẽ. Ngoài các phòng học còn có phòng đặt các máy móc hỗ trợ trị liệu và sân vui chơi. Tất cả các em là những đứa trẻ khiếm khuyết, đến đây được học tập và hỗ trợ trị liệu miễn phí.

Có những bài giảng đặc biệt dành riêng cho từng em. Lúc chúng tôi đến, có em đang chập chững tập đi với sự hỗ trợ, vỗ về của cô giáo, có em đang mải miết học cách cầm lược chải đầu, cách đánh răng, cách xúc cơm không bị rơi vãi.

Trao đổi với chúng tôi, chị Đỗ Lê Tố Uyên (quản lý trung tâm) cho biết, ở đây, mỗi em là mỗi câu chuyện, mỗi số phận. Do mỗi em có dạng tật và khiếm khuyết khác nhau nên đòi hỏi giáo viên phải có những giáo trình riêng và xây dựng phác đồ hỗ trợ trị liệu phù hợp. Với đội ngũ 37 nhân viên được đào tạo kỹ năng bài bản bởi các chuyên gia người nước ngoài, trung tâm có đủ năng lực hỗ trợ cho tất cả các trẻ em khuyết tật tại đây. 

Tất cả mọi hoạt động của trung tâm đều do một tay Jackie Wrafter điều hành với tấm lòng và sự nỗ lực không mệt mỏi. Dù không phải là người sinh ra tại Quảng Nam nhưng Jackie đã thương yêu các em nhỏ như chính khúc ruột của mình, cô cảm nhận rõ niềm hạnh phúc khi nhìn chúng lớn lên từng ngày.

Vui cùng các em nhỏ ở Trung tâm
Vui cùng các em nhỏ ở Trung tâm

Jackie chia sẻ: “Các em có khiếm khuyết, chịu thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác. Nhưng không phải vì thế mà cuộc đời các em bỏ đi, sẽ có những điều kỳ diệu xảy ra và bao nhiêu năm nay chúng tôi đã được chứng kiến những điều kỳ diệu, tuyệt vời đó. Nhiều em đã có thể hòa nhập cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác”.

Như để minh chứng cho lời nói của mình, Jackie dẫn chúng tôi đi thăm các phòng học và tiếp xúc một số trẻ em. Bé Trần Thị Ngọc Diệp (6 tuổi), mắc bệnh tim bẩm sinh, nhà nghèo nhưng bố mẹ em vẫn vay mượn khắp nơi để đưa con đi chữa trị. Thế nhưng niềm hy vọng cứ tắt dần khi cô bé ngày càng gầy ốm, không thể tự đứng, tự đi và không thể nghe, nói được như những đứa trẻ khác. 

Không còn cách nào khác, bố mẹ em đành gửi nhờ trung tâm chăm sóc để lo mưu sinh và trả nợ. Những ngày đầu mới vào trung tâm còn lạ lẫm, Diệp bỡ ngỡ và rất khó gần. Phải mất thời gian rất lâu để các cô giáo ở đây làm quen với Diệp, trò chuyện và tập cho em các bài tập vật lý trị liệu. Những ngày dài cố gắng rồi cũng đem lại kết quả, Diệp đã tự đi được trên đôi chân của mình.

Dẫn chúng tôi đến chỗ bé Phan Lê Tự Giang (6 tuổi), Jackie kể, đây là học sinh tiến bộ vượt trội sau khi đến trung tâm. Giang bị mắc chứng tự kỷ từ lúc còn nhỏ. Khi được gia đình đưa đến đây, Giang là một em bé còi cọc, có biểu hiện cấu xé bản thân, không ai có thể tiếp cận được. Sau khi thăm khám, các bác sỹ nhận định Giang không thể kết nối được với thế giới bên ngoài do em vừa bị khiếm thính vừa bị khiếm thị, các giác quan đã bị “đóng”.

Đây là một trường hợp khó với tất cả giáo viên ở đây, bởi ngay cả ngôn ngữ ký hiệu cũng không thể sử dụng được để tiếp cận em. Sau khi bàn bạc, thảo luận, các giáo viên thống nhất phương pháp dùng xúc giác để truyền thông điệp giao tiếp với Giang.

Giả sử muốn em làm quen với một vật thể thì phải đặt vật thể vào tay em để em cảm nhận, hình dung góc cạnh, hình hài của vật thể, sau đó sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để em nhận diện sự vật. Phải mất ngót 1 năm rưỡi, Giang mới bắt đầu làm quen. Sau khi thành công với bài học ban đầu, Giang khiến các cô giáo của mình bất ngờ bởi khả năng tiếp thu rất nhanh, tiến bộ vượt bậc.

Tiết học ngoại khóa của các trẻ em tại Trung tâm Kỳ Anh.
Tiết học ngoại khóa của các trẻ em tại Trung tâm Kỳ Anh.  

Tấm lòng bao la với trẻ khuyết tật

Nói về cơ duyên với “ngôi trường đặc biệt”, Jackie cho biết, đây như là một định mệnh đối với cô, bởi mọi thứ không nằm trong kế hoạch. Jackie kể, cách đây hơn 10 năm, trong một lần du lịch ở phố cổ Hội An, cô ghé thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại thành phố này.

Thấy ở đây có nhiều trẻ em khuyết tật phải xa gia đình, trong khi điều kiện tại trung tâm này còn nhiều thiếu thốn. Lúc đó, cô nghĩ ngay rằng các em nhỏ cần được hỗ trợ nhiều hơn để có thể tự chăm sóc bản thân, có thể hòa nhập cuộc sống tốt hơn, không phải phụ thuộc vào người khác. 

Ý tưởng thành lập một trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật được nhen nhóm từ đó. Nghĩ là làm, ngay sau chuyến du lịch, Jackie bắt tay vào vận động lập quỹ và đề xuất ý tưởng với chính quyền địa phương. 

Năm 2012, được sự hỗ trợ của Trường Đại học RMIT, Trung tâm chính thức được xây dựng tại huyện Điện Bàn (nay là TX.Điện Bàn). Lúc đầu, trung tâm chỉ có 6 nhân viên, chia nhau chăm sóc 16 trẻ em khuyết tật. Không lâu sau đó, nhiều người biết thông tin đã đưa con em đến gửi. Đến nay đã có gần 100 trẻ em khuyết tật đang được nuôi dạy ở trung tâm.

Jackie chia sẻ, do số lượng trẻ khuyết tật tăng lên nên chi phí hoạt động cũng tăng theo. Được sự động viên, khích lệ của bạn là anh Nick Keegan (người Scotlen), Jackie đã phải chạy vạy khắp nơi tìm nguồn hỗ trợ. “Do đặc thù trung tâm phải mua sắm các thiết bị, máy móc hỗ trợ trị liệu cho các em. Càng nhiều trẻ càng cần nhiều máy móc, thiết bị và nhân lực hơn”- Jacke cho biết. 

Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng số trẻ đăng ký vào Trung tâm vẫn ngày một tăng lên. Để đảm bảo chất lượng nuôi dạy, Jackie không tiếp nhận thêm trẻ nhưng lập danh sách để chờ khi có đủ điều kiện sẽ nhận. Jackie cho hay: “Hiện có hơn trăm em trong danh sách chờ. Đối với những trẻ dị tật như thế này, can thiệp càng sớm thì các em càng có cơ hội hòa nhập. Phải từ chối những bà mẹ, ông bố đang cầu cứu mà mình không giúp được gì khiến chúng tôi cảm giác như mắc lỗi”. 

Chọn ở lại Việt Nam, Jackie đã cống hiến trọn tuổi xuân của mình cho trẻ em khuyết tật. Ngoài việc lo mọi hoạt động của “ngôi trường đặc biệt”, hơn 10 năm nay, Jackie sống trong căn nhà thuê tại Hội An với một con nuôi, cũng là trẻ khuyết tật. 

Niềm hạnh phúc bên đứa con nuôi Nguyễn Tô Hoàng Khoa
Niềm hạnh phúc bên đứa con nuôi Nguyễn Tô Hoàng Khoa 

Nguyễn Tô Hoàng Khoa (con nuôi của Jackie) bị bại não từ bé, nhà nghèo nên gửi em trong trại mồ côi và được Jackie nhận nuôi từ năm 8 tuổi. Đến nay, Khoa đã 17 tuổi nhưng vẫn là một cậu bé ngây ngô, tiếng gọi mẹ còn chưa nghe rõ. Jackie Wrafter nói rằng bây giờ cô không còn ý định lập gia đình nữa vì đã có những đứa con - những đứa trẻ ở Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Kỳ Anh.  

Jackie chia sẻ thêm, cô còn rất nhiều dự định còn dang dở, đó là mở rộng trung tâm để tiếp nhận các em trong danh sách chờ; tạo việc làm cho các em sau khi hết học ở trung tâm.
Jackie cũng muốn được chia sẻ kinh nghiệm cho những đơn vị khác để nhiều trẻ em khuyết tật được chăm sóc, nuôi dạy tốt hơn. Jackie còn dự định sẽ viết một cuốn sách về cuộc sống ở Việt Nam dưới lăng kính của một người ngoại quốc đã đến, yêu thương và ở lại với Việt Nam.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.