Đời phố, đời nghề của những con người hằng ngày giữ hồn phố Hội

Nghệ nhân Nguyễn Thị Được, người có cả đời gắn bó với nghề gốm ở Thanh Hà
Nghệ nhân Nguyễn Thị Được, người có cả đời gắn bó với nghề gốm ở Thanh Hà
(PLO) - Mỗi một lần trải nghiệm Hội An (Quảng Nam) nhiều du khách luôn nói, họ đã tự gom nhặt cho riêng mình một câu chuyện kể đầy thú vị, đặc biệt về những người đã làm nên nét đặc trưng phố Hội. 

Nhưng có lẽ, ấn tượng nhất, được nhắc nhiều vẫn nằm ở gánh xí mà phủ (chè đậu đen-PV) phố Hội của cha con ông Ngô Thiểu và truyền nhân làng gốm Nguyễn Thị Được.. Giữa chiều tà hoài phố, đời người, đời nghề, đời phố luôn khiến người nghe phải nao lòng thương nhớ…

Cụ bà níu giữ làng gốm

Hội An ngày tháng 5, nắng hanh hao hơn. Vì thế, trên con đường đê chạy dọc triền sông Thu Bồn (đoạn qua phường Thanh Hà), nhiều người dân có thói quen tìm ra mé sông vừa tán chuyện, vừa làm việc. 

Phường tên Thanh Hà, nhưng dọc đường đi ai cũng gọi: Làng gốm. Bên gốc cây bồ đề tỏa bóng ở triền sông, ở vào tuổi 92, bà Nguyễn Thị Được, một truyền nhân của làng vẫn thoăn thoắt bên chiếc bàn xoay.

Giải thích với với khách, bà móm mém, sở dĩ như vậy vì xưa nay vùng đất nức tiếng với nghề làm gốm. Vừa nói, đôi tay già nua của bà Được khéo léo biến cục đất sét thô sơ trở thành nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Bà Được thuộc thế hệ thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm nghề gốm. 

“13 tuổi, tôi đã theo mẹ làm quen với đất sét, bàn xoay. Từ đó đến giờ, 2 thứ này gắn chặt với cuộc đời tôi. Chiến tranh cướp mất đứa con yêu quý nên hễ ngớt tiếng bom, tôi lại bò lên khỏi hầm ẩn nấp để tìm tới chiếc bàn xoay, xoay nặn những món đồ con yêu thích.

Nước mắt nhỏ xuống, thấm vào từng vật dụng … Vì thế, với tôi, nghề gốm không chỉ nuôi sống gia đình mà còn như người bạn tri kỷ”, kí ức người nghệ nhân già đưa người nghe trở về thời nghề gốm hưng thịnh chốn hoài phố.

Nghề gốm ở Thanh Hà được biết đến từ những năm đầu thế kỷ 15. Lúc bấy giờ, những lưu dân vùng Bắc Bộ trong quá trình mở cõi vào phương Nam mang theo nghề gốm, đã chọn mảnh đất nơi hạ nguồn con sông Thu Bồn khai canh, lập làng.

Ngày xưa, chỉ cần ra đám ruộng bên mé sông đã có thể lấy đủ đất sét làm gốm mấy đời, lại rất tốt. Từ đó, trên chốn dừng chân của hành trình giao thương ở phố Hội, nhiều thương gia Nhật Bản, Trung Hoa tấp nập ghé lại mua và đưa làng gốm Thanh Hà vang danh khắp thế giới.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Được
Nghệ nhân Nguyễn Thị Được

Theo bà Được, khó nhất trong các công đoạn làm gốm nằm ở khâu chuốt gốm. Phải có khéo léo của đôi bàn tay người nghệ nhân Thanh Hà mới chế tác được sản phẩm đồng đều, không bị méo mó.

Trước đây, ở Thanh Hà, nhà nhà làm gốm, người người làm gốm. Sản phẩm làm ra chủ yếu vật dụng sinh hoạt trong gia đình như chum, vại, lu. Chỉ có vậy nhưng làng nghề nuôi nhiều thế hệ con cháu ăn học, thành đạt.

Về sau, gốm dành cho khách du lịch, nhu cầu về trang trí cao hơn nên bà con xoay sang làm thêm sản phẩn như chuông gió, hình các con giáp, bình hoa... Tuy nhiên, hơn chục năm lại đây, nguồn đất sét cạn kiệt, người làng gốm phải đi mua đất ở các huyện Điện Bàn, đầu nguồn sông Thu Bồn xa hàng chục cây số.

Vất vả mà thu nhập không bao nhiêu, nay cả làng chỉ còn khoảng chục hộ theo nghề. Họ xoay ra làm đủ thứ vật dụng theo nhu cầu của khách để phục vụ du lịch.

Riêng bà Được, dù chân tay không còn khỏe mạnh nhưng bà Được vẫn giữ lửa nghề bằng bàn xoay thủ công và chính tay bà tự đun củi nung lò khi mẻ gốm hoàn thành. Mỗi ngày bà vẫn cặm cụi làm việc và truyền nghề lại cho các cháu nội, cháu dâu:

“Không gì vui hơn khi có người nối nghề. Tui đã truyền lại cho thế hệ sau và hiện đứa cháu nội mới 10 tuổi đã chịu khó học hỏi. Nhìn cháu miệt mài bên bàn xoay, nỗi trở trăn nghề gốm địa phương đứng trước nguy cơ mai một trong tôi vơi hẳn. Mừng hơn, gần đây, nhiều người truyền miệng nên có hàng chục lượt khách tìm đến bà, xem bà xoay gốm và tự tay họ làm thử”, bà Được trãi lòng. Và bà Được tin rằng, nhờ đó, nghề gốm sẽ không bị lãng quên. 

Quán chè gánh hai thế hệ

Một thời, góc đường cạnh sân vận động TP. Hội An, nhiều người đi qua vẫn thường nhìn thấy hình ảnh một cụ già vận bộ bà ba nâu sòng, ngồi bên đôi thùng nhôm. Chốc chốc, ông cất tiếng rao: “Ai  xí… mà… phủ đây!”. Ông có tên Ngô Thiểu. Từ khi ông buôn bán, bất kể nắng mưa, người nào đến Hội An cũng được giới thiệu lại với gánh chè của ông lão. 

“Chỉ với đậu xanh xay, mè đen, nước cốt rau má, lá mơ và đường tán… nhưng ai đi ngang về tắt đều không thể quên xí mà phủ. Đến Hội An mà chưa nếm thử món ăn của ông già Thiểu, cũng coi như chưa thăm thú trọn cái hồn của chốn này”, ông Võ Phùng, Giám đốc trung tâm văn hóa Hội An nói chắc nịch.

Ông Phùng dẫn chứng, có anh du khách người Pháp tên Benedicate Joffre, 2 lần đến Hội An, nhưng việc đầu tiên phải tìm tới góc đường có gánh chè xí mà phủ của ông Thiểu. Cuối năm 2015, tiếp tục sang Việt Nam ở dài ngày để đón Tết.

Có mặt có phố cổ Hội An, Benedicate Joffre cứ tần ngần bên góc đường cũ vì người bán chè xưa vắng bóng. Sau giây lát do dự, Benedicate Joffre hỏi người phụ nữ bán xí mà ngồi ngay vị trí của cụ Thiểu, mới biết, bà là Ngô Thị Thi, con gái cụ Thiểu. 

Gánh chè xí mà của ông Thiểu, nay có con gái kế nghiệp làm nên nét duyên phố Hội
Gánh chè xí mà của ông Thiểu, nay có con gái kế nghiệp làm nên nét duyên phố Hội

 “Gần 3 năm về trước, ba tui sức yếu nên tui thay ba tiếp tục với gánh chè này. Do công việc, nên tui bán buổi sáng, còn chị Phương, con nhà dì tôi bán vào xế chiều”, bà Thi giải thích trước ánh mắt tiếc nuối của Benedicate Joffre. Tuy nhiên, sau một giây xúc động Benedicate Joffre tỏ ra vui vẻ vì quán chè níu giữ chân anh với Hội An vẫn có người nối nghiệp.

“Gánh chè bà Thi hay chị Phương lúc nào cũng tấp nập khách ghé chân. Những thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài sau giờ tan công sở, những bác xích lô sau cuốc xe dài đẫm mồ hôi hay cô cậu học trò vừa tan lớp… Họ ngồi gọn trên những chiếc ghế nhựa nhỏ, lặng lẽ thưởng thức món xí mà nóng hổi…”, ông Phùng chỉ tay miêu tả.

Tiếp lời ông Phùng, chị Thi cho biết, từ gánh xí mà phủ này mà ba tui nuôi sống gia đình. Khi xưa, cứ mỗi sáng ba tui gánh chè qua các con hẻm, người mua chè cứ thế thành quen, đến giờ lại ra ngõ đứng chờ. Đi hết các con phố quen, bao giờ ba cũng dừng lại góc phố này bán cho khách quen.

Giờ thay cha, mỗi bát chè bà Thi vẫn lấy cho khách đúng 6 ngàn đồng như xưa ba mình từng bán. Thấy khách băn khoăn so sánh ở một số điểm bán khác lên đến 20 ngàn đồng, bà Thị cho biết, thời buổi này, bán vậy lời lãi không được nhiều.

Thế nhưng khi giao gánh chè, ba bà thường dặn, người ăn toàn dân lao động nghèo, nên đừng lấy mắc. Cả 2 chị em thay nhau bán buôn, vừa kiếm sống vừa giữ lấy cái tiếng, cái tâm mà ông cụ đã truyền dạy, và hơn hết còn giữ lại nét duyên của phố cổ

“Thực ra vợ chồng tui cũng có thể làm được nhiều nghề khác, thu nhập khấm khá hơn. Nhưng nhìn dáng cha cặm cụi bên nồi xí mà phủ ở tuổi ngoài 90, tụi tui thấy có lỗi khi rời bỏ nghề ông đã gắn bó, đã nuôi tụi tui lớn khôn.

Vì thế, vợ chồng bảo nhau cố gắng gìn giữ. Bên nồi chè, khách ăn vẫn không quên hỏi thăm sức khỏe của người đã “khai sinh” ra món chè này. Họ nói đến cha mình, vậy là tui thấy hạnh phúc. Các con tôi cũng vậy, sau giờ học chúng tự hào được phụ mẹ bán xí mà”, bà Thi nói.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.