Độc đáo phong tục người Tà Ôi: Lang thang rừng sâu tìm cây Ân Chác dệt tấm chiếu ngày cưới

Phụ nữ người Tà Ôi
Phụ nữ người Tà Ôi
(PLO) -Manh chiếu được kết nên từ những bàn tay khéo léo, gửi gắm tình yêu thương của người mẹ dành cho con gái, sự kính trọng và tấm lòng thơm thảo từ gia đình nhà gái đối với “Giàng” (tổ tiên) nhà trai trong ngày cô dâu mới về nhà chồng. Chiếu thổ cẩm (Âm ber) là một phần không thể thiếu trong lễ cưới truyền thống của đồng bào dân tộc Tà Ôi (thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế).  

Lần mò rừng sâu tìm nguyên liệu

Sáng sớm tinh mơ, trong ngôi nhà gỗ cuối xã A Ngo, bên bếp lửa hồng, chị Kăn Doan (ngụ thôn Par Nghi) đang miệt mài với những thao tác đan lát. Chị chia sẻ, đan chiếu Âm ber thích hợp nhất vào các mùa xuân, thu, đông.. khi khí trời dịu nhẹ, mát mẻ. Còn đối với tiết trời nóng nực như những ngày cuối hè, muốn đan chiếu thì phải thức dậy từ sáng sớm hoặc tranh thủ khi chiều muộn, sương chiều đã giăng cho đến khi trăng lên. Vì ban ngày khô hanh, sẽ khiến những sợi lá chiếu giòn và dễ gãy. Khí trời càng dịu nhẹ, tấm chiếu được đan càng trở nên “bắt” hồn. 

Mân mê những sợi chiếu đang dang dở trên tay, chị Doan cho biết, nguyên liệu mỏng manh này được lấy từ một loài cây có tên Ân Chác. Loài cây bụi chiều cao không quá 3m, dạng lá gân, dài và mảnh, hai bên gân lá có nhiều gai nhọn, thường mọc sâu trong những khu rừng già. 

Để lấy được lá cây, họ phải gùi A Chói (vật dụng mang vác của người Tà Ôi) và rời khỏi nhà từ khi gà rừng chưa gáy gọi mặt trời, lặn lội mấy chục km đường rừng mới tìm được. Đối với người đi rừng, cây Ân Chác không có giá trị kinh tế cao, nên thường bị chặt phá. Còn với người đan chiếu, nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Hầu như mỗi chuyến đi tìm lá nào cũng phải lần mò trong chốn rừng thiêng nước độc suốt cả ngày, luôn phải mang theo thức ăn trưa. 

Đi tìm lá đã khó, sau khi gùi lá về phải trải qua nhiều công đoạn mới thành hình thành sợi. Đợi lúc trời nắng nhất, người phụ nữ đỏ hoe con mắt tách gai, xé theo gân thành từng sợi dài kích thước đều nhau, rồi đem phơi dưới ánh nắng mặt trời. Trời càng nắng, sợi lá càng nhanh khô, màu sắc trắng sáng hút hồn. Nếu xui rủi phải lúc trời âm u mưa gió, các chị các mẹ đành hong sợi lá trên chái bếp từ một đến hai ngày mới dùng được, màu sắc cũng kém tươi hơn. 

Chuốt lá, một trong những công đoạn để tạo nên tấm chiếu hồi môn
Chuốt lá, một trong những công đoạn để tạo nên tấm chiếu hồi môn 

Sợi sau khi phơi khô sẽ được nhuộm thành các màu xanh, tím, hồng, giữ lại một số lượng lá trắng sáng thuần khiết ban đầu. Kết quả của một quá trình kỳ công là những bó sợi nhiều màu sắc treo lên trần nhà cất giữ cẩn thận. Đến mùa đông, các chị các mẹ không lên nương sẽ đưa xuống để dệt chiếu. Người dệt sẽ dùng thanh tre vuốt từng sợi lá thật mềm rồi vừa lật, xoay, vừa “múa máy” phối màu như những người nghệ sỹ điêu luyện. 

Chị Trần Thị Phương (cán bộ văn hóa thông tin xã A Ngo) nâng niu những tấm chiếu đủ màu sắc, hoa văn sinh động trải xuống nền nhà giới thiệu với khách. Từ xưa đến nay, chiếu thổ cẩm luôn là vật không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Tà Ôi, thường được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày như trải giường ngủ hoặc trải trực tiếp giữa nhà đón khách. 

Theo quan niệm của người địa phương, khi có khách đến nhà, chủ nhà sẽ trải tấm chiếu còn mới để bày tỏ tấm lòng hiếu khách. Khi khách rời khỏi nhà, tấm chiếu được xếp lại cất giữ cẩn thận nhằm giữ màu sắc chiếu tươi sáng lâu và đẹp. Trong ma chay, chiếu cũng được dân làng gửi gắm vào quan tài của người đã khuất với mong muốn linh hồn người chết được ấm áp, an ủi khi đến chốn hoàng tuyền. 

Chiếu thổ cẩm càng quan trọng hơn trong lễ cưới truyền thống của người Tà Ôi, được ví như linh hồn của văn hóa cưới, dù nghèo xơ nghèo xác thì ít nhất cũng phải có một tấm chiếu để trình với “Giàng”.

Muốn lấy chồng, phải có chiếu cúng “Giàng”

Trời đã ngả chiều, sương núi kéo xuống che những tia nắng cuối cùng sót lại trên bầu trời, mùi khói bếp ban chiều lan tỏa giữa chốn núi rừng. Chúng tôi theo chân chị Phương đến nhà chị Trần Thị Hằng (ngụ thôn A Ngo, xã A Ngo). 

Người phụ nữ chủ nhà dáng nhỏ nhắn đon đả trải tấm chiếu mới mời khách. Chị cho biết vừa đi làm rẫy trở về, cơm tối đã giao phó hết cho cô con gái, giờ tranh thủ đan tấm chiếu kịp cho người ta đến lấy để tổ chức lễ cưới vào tuần tới. Vừa vui vẻ tiếp chuyện, đôi bàn tay của người phụ nữ vừa khéo léo xoay, lật từng sợi lá khô mỏng manh. Dưới ánh lửa hồng nhẹ nhàng hắt vào từ bếp lửa gần đó, vẻ điệu nghệ được tôn lên như một nghệ sỹ có đôi bàn tay điêu luyện đang múa. 

Chị Hằng chia sẻ, trong lễ cưới, chiếc chiếu được xem là của hồi môn bố mẹ cho con gái khi về nhà chồng. Để đan xong một tấm chiếu phải mất thời gian rất lâu, nhanh nhất một tuần, thậm chí cả tháng. Do vậy, thường thì mẹ của cô dâu sẽ phải rục rịch chuẩn bị đan chiếu từ khi con bước sang tuổi cập kê. Tấm chiếu từ bàn tay người mẹ vừa gửi gắm tình yêu thương đối với cô con gái, vừa thể hiện tấm lòng tôn trọng đối với gia đình thông gia. 

Người con gái cũng có thể tự mình đan chiếu tặng nhà chồng thể hiện tình yêu thương chồng, và sự trân trọng yêu thương gia đình nhà chồng như những người thân ruột thịt. Gửi ước mơ một cuộc sống ấm áp, sung túc cho một mối duyên mới vào tấm chiếu, nên hoa văn của tấm chiếu càng tỉ mỉ, phẳng lỳ, đường sợi thẳng và đẹp càng thể hiện tình cảm người đan dành cho người được tặng. 

Còn với nhà trai, theo tục lệ trong lễ đón dâu mới về nhà chồng, sẽ dâng lên “Giàng” tấm chiếu hồi môn từ nhà gái. Gọi là lễ trình, khấn với “Giàng”, xin chứng giám cô gái trở thành con cái trong nhà, xin ban phát cho đôi trẻ chăn gối ấm nồng, con cái sum vầy, ấm no. Bởi vậy, tùy vào hoàn cảnh của nhà gái, có thể cho con nhiều hoặc ít nhất một tấm chiếu hồi môn, nhưng không thể không có. 

Để có được tấm chiếu thổ cẩm, phải trải qua một quá trình kỳ công
Để có được tấm chiếu thổ cẩm, phải trải qua một quá trình kỳ công

Chị Hằng nhớ lại, ngày còn nhỏ thấy mẹ đan, chị thường học theo rồi dần dần đã tự đan được cho mình những tấm chiếu. Khi chị đi lấy chồng, mẹ chị trao tay cho con ba tấm chiếu. Chị cũng tự tay đan được một tấm, tỏ lòng tôn kính với công ơn cha mẹ chồng đã sinh thành, dưỡng dục chồng chị nên người. Đã bốn năm qua, chị liên tục đan những chiếu, đan tình yêu thương vào đó, và lần lượt gửi gắm ba người con gái về với tổ ấm riêng của mình. Người con trai còn lại đang rục rịch ý định tiến tới hôn nhân, lòng chị cũng phấn khởi chờ đợi khoảnh khắc nhận chiếu từ con dâu mới. 

Bà Kăn Mười (70 tuổi) thêm lời, ngày xưa con gái Tà Ôi vừa lớn lên đã biết đan chiếu. Ban ngày họ đi nương, đến đêm ai cũng thức khuya dậy sớm, thổi bếp lửa lên lại lấy chiếu đan, cần mẫn, tỉ mỉ. Dựa trên những đường đan sọc ca rô, họ đã biết kết hợp màu sắc, hoa văn sao cho hài hòa tinh tế. Tấm chiếu đẹp thể hiện đức tính cần cù lao động, sáng tạo của phụ nữ Tà Ôi. 

Nhưng cuộc sống càng hiện đại, giới trẻ biết đan chiếu càng vơi dần đi. Có những người biết cách lật, xoay, phối màu, nhưng lại không đủ kiên nhẫn để “múa” hết hàng trăm hàng ngàn nút lá, đành dở dang cả tấm chân tình. 

Trong lễ cưới, chiếc chiếu được xem là của hồi môn bố mẹ cho con gái khi về nhà chồng. Để đan xong một tấm chiếu phải mất thời gian rất lâu, nhanh nhất một tuần, thậm chí cả tháng. Do vậy, thường thì mẹ của cô dâu sẽ phải rục rịch chuẩn bị đan chiếu từ khi con bước sang tuổi cập kê. Tấm chiếu từ bàn tay người mẹ vừa gửi gắm tình yêu thương đối với cô con gái, vừa thể hiện tấm lòng tôn trọng đối với gia đình thông gia. Người con gái cũng có thể tự mình đan chiếu tặng nhà chồng thể hiện tình yêu thương chồng, và sự trân trọng yêu thương gia đình nhà chồng như những người thân ruột thịt. Gửi ước mơ một cuộc sống ấm áp, sung túc cho một mối duyên mới vào tấm chiếu, nên hoa văn của tấm chiếu càng tỉ mỉ, phẳng lỳ, đường sợi thẳng và đẹp càng thể hiện tình cảm người đan dành cho người được tặng. 

Còn với nhà trai, theo tục lệ trong lễ đón dâu mới về nhà chồng, sẽ dâng lên “Giàng” tấm chiếu hồi môn từ nhà gái. Gọi là lễ trình, khấn với “Giàng”, xin chứng giám cô gái trở thành con cái trong nhà, xin ban phát cho đôi trẻ chăn gối ấm nồng, con cái sum vầy, ấm no. Bởi vậy, tùy vào hoàn cảnh của nhà gái, có thể cho con nhiều hoặc ít nhất một tấm chiếu hồi môn, nhưng không thể không có. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.