Chuyện những cụ bà làng Giắng múa ba lê ở trời Tây

Chuyện những cụ bà làng Giắng múa ba lê ở trời Tây
(PLO) - Đầu hạ, tôi theo chân một người con làng Giắng về với vùng quê lúa chỉ bởi sự hối hả và hốt hoảng lo gìn giữ những hồn cốt của quê hương. Đó là đình chùa miếu mạo, là điệu múa cổ đã bước vào vở vũ kịch nổi tiếng “Hạn hán và cơn mưa” của Ea Sola Thuỷ từ 20 năm trước. Và từ điệu múa quê mình, những cụ bà một nắng hai sương sau luỹ tre làng đã đi khắp 23 nước trên thế giới…
Ở nơi… “ quế hoá lắm”…
Nhà thơ Bùi Hoàng Tám, người đau đáu với quê hương kể rằng, ngay tại đình làng  Thượng Liệt (Quỳnh Phụ, Thái Bình) nơi chúng tôi đang đứng  thờ Thành hoàng làng  là đức bà Trần Thị Quý Minh, người đã có công sáng tác và truyền bá điệu múa cổ độc nhất vô nhị có tên là “Giáo cờ - Giáo quạt”. 
Bà là công chúa cả của Đức vua Trần Duệ Tông (1337 -1377). Hơn 600 năm trước, do trái lệnh Vua cha, không chịu kết hôn với người trong dòng tộc nên Công chúa Trần Thị Quý Minh cùng với hai người em gái bị đày về rẻo đất cửa bể này lập nên ba làng: Thượng Liệt, Trung Liệt và Hạ Liệt. 
Thuở ấy, vùng quê này là bãi đất bồi, hoang vu và đầy lau lách, sú vẹt. Vào những ngày đầu mở đất, để giúp người dân quên đi nỗi gian lao, cực nhọc và cũng để vơi đi nỗi nhớ kinh thành của mình, bà đã dày công soạn ra điệu múa “Giáo cờ - Giáo quạt” gồm 36 cấp với phần lời hát ẩn chứa niềm thương nhớ kinh kỳ và niềm tôn kính Vua cha. 
Chuyện rằng, một ngày nọ trên dòng sông Đọ có rất nhiều cây gỗ lạ trôi về phía làng, các cụ chánh, lý cùng dân chúng vớt lên dựng Đình Thượng Liệt (bây giờ). Trong một cuộc dạo chơi trên triền sông, bà Trần Thị Quý Minh nhặt được một cái tráp, trong đó có những bài nhạc cổ. Khi đó bà mới sáng tạo ra những điệu múa dựa theo tích “ Chiêu Quân cống Hồ”, dạy cho dân làng những lúc nông nhàn.
Lời ca của các cấp múa dựa trên câu chuyện xưa kia Vương Chiêu Quân đi cống nước Hồ. Khi biểu diễn, điệu múa sẽ có một người đánh trống, một người hát lời ca và 40 - 50 cô “lèn” tuổi từ 8 - 15, mặc áo tân thời màu sắc, cầm cờ giấy, quạt giấy múa. Đây là điệu múa vừa có tính nghi lễ, vừa đậm chất dân gian, mang tính tập thể cao.  
Vũ hội xuân mới ở làng được tổ chức từ ngày 10 đến hết 12 tháng Giêng hàng năm. Đến năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, lễ hội ngừng hoạt động và đến năm 1987 thì được phục hồi. Nhờ quần thể di tích đình - chùa - lăng và đặc biệt là điệu múa Giáo cờ - Giáo quạt riêng có mà đình làng  được cấp bằng công nhận Di tích Văn hóa ngay đợt đầu tiên.
Là người khai khẩn, truyền tải văn minh đô thành về miền đất hoang vu này nên khi mất, bà được dân làng suy tôn là Thành hoàng. Vì thế người làng không bao giờ nói “quý” và “minh” mà thường nói chệch thành “quế” và “miêng”. Chẳng hạn khi có khách đến chơi nhà, người làng  thường bảo: “Bác đến thăm nhà em thế này là quế hóa lắm...”. Ngay cả ngày “thanh minh” cũng đọc chệch ra “thanh miêng”…
Không biết múa, không phải con gái làng Giắng
“Chỉ những người con gái đồng trinh, con gái làng mới được tham gia múa biểu diễn vào ngày hội làng (11,12 tháng Giêng) và ngày giỗ Đức Thánh vào tháng 4 âm lịch” là khẳng định của người làng Giắng. Chính vì lẽ đó mà hầu hết những phụ nữ trong làng đều biết múa Giáo cờ - Giáo quạt. Dân làng có câu cửa miệng vui rằng: “không biết múa không phải con gái làng Giắng”… 
Nghệ nhân Bùi Thị Rược, 83 tuổi kể: Ngày còn bé, được đi múa Giáo cờ - Giáo quạt thì chúng tôi thích lắm. Lớp người thuộc thế hệ trước như chúng tôi được các cụ truyền dạy từ lúc 7, 8 tuổi. Nhớ ngày được chọn tuyển vào đội múa làng, thấy vui vô cùng, nhiều đêm không ngủ chỉ mong sao cho tới hội làng thật nhanh để được múa, hát. 
Cụ Rược nhớ lại: Hồi xưa các bà thợ quấn roi mây trên đầu dậy rất nghiêm khắc. Nhà cụ Rược có 4 chị em đều múa giỏi. Cô bé Rược hồi đó xinh xắn nên thường được đứng đầu, năm nào cũng đi múa ở hội làng rồi đi múa xứ…
Trong 36 cấp múa, cấp múa đi sứ có đọc bài vè kể về tâm sự của Chiêu Quân đi cống nước Hồ; cấp múa má có các động tác vạt tôm vạt tép, chim bay cò bay; cấp múa chèo đò mô phỏng động tác chèo đò trong cuộc sống thực; cấp múa nhất quấn lân, nhị quấn lân là những cấp múa khó nhất, đòi hỏi nhiều thời gian tập luyện. 
Trước ngày hội một năm, dân làng sẽ bầu chọn ra hai “bà thợ” là những người phụ nữ cao tuổi mẫu mực, lưu giữ những điệu múa cổ của làng, bà thợ sẽ đứng ra dạy múa cho các cô gái từ 6 - 13 tuổi, và nuôi họ ăn ở tại nhà mình. Truyền dạy từng lớp múa, cấp múa cho các cô “lèn”, nhất là đối với những cô mới tham gia. 
Các cô “lèn” tập múa tay không ở nhà bà “thợ”, quạt và cờ chỉ dùng khi múa ở đình. Khi múa xong, thì vứt cờ và quạt xuống giếng Thiên Thanh, không được mang về nhà, nếu hôm sau còn múa nữa thì sắm quạt mới, cờ mới. Khi tập luyện các vị chức sắc của làng sẽ đến đôn đốc, tuyển chọn các cô múa giỏi vào đội múa đi sứ, đi đôi, đứng cửa đình và múa má. Tham gia múa Giáo cờ - Giáo quạt, đội múa có thể lên tới 50-70 người, nhưng có cấp múa chỉ có 2 người, 4 người tham gia, như cấp “hai cô đi sứ, bốn cô đi đôi”.
“Tuy nhiên ngày nay đã có thay đổi, những phụ nữ làng khác đã có gia đình đều được tham gia múa. Tiêu chuẩn chọn bà thợ cũng thoáng hơn, họ có thể là người nơi khác đến và sinh sống tại làng và không phải nuôi các cô “lèn” như trước nữa. Tuy nhiên, để được làm cô thợ thì trong gia đình không được vướng bận chuyện buồn như tang gia”, cụ Rược cho biết.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.