Chuyện ly kỳ về người cựu chiến binh 3 lần được đom đóm cứu mạng

Ông Nguyễn Quốc Thành bên cánh đồng bị giặc phục kích năm 1971
Ông Nguyễn Quốc Thành bên cánh đồng bị giặc phục kích năm 1971
(PLO) -Trong cuộc kháng chiến khốc liệt, cựu chiến binh Nguyễn Quốc Thành đã 3 lần đứng trước cái chết bởi sự mai phục của quân thù. Thế rồi, nhờ sự xuất hiện của các chú đom đóm mà ông thoát chết. "Có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng với tôi thì dường như lại có một niềm tin tâm linh nào đó”, ông Thành khẳng định.

Chuyện ly kỳ

Sinh ra trong gia đình có truyền thống Cách mạng nên năm 12 tuổi, cậu bé Nguyễn Quốc Thành (SN 1954, trú tại xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã theo các cô chú, anh chị làm liên lạc, du kích. Sau nhiều năm hoạt động, đến cuối năm 1970, ông Thành được bầu làm Xã đội trưởng xã Kỳ Phước (huyện Tam Kỳ, Quảng Nam). 

Trong những năm tháng đó, ông Thành  thường vận chuyển lương thực, vật dụng hoặc dẫn đường cho bộ đội, cán bộ đi hành quân, công tác. Có 3 lần ông bị lọt vào trận địa mai phục của kẻ địch, nhưng rất may ông đều thoát chết. Và cả 3 lần ấy đều có sự xuất hiện của đom đóm. Câu chuyện rất hi hữu và ly kỳ.

“Nhưng đó là sự thật. Có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng với tôi thì dường như lại có một niềm tin tâm linh nào đó”, ông Thành khẳng định.

Ông Thành kể: “Tôi còn nhớ rõ đó là đêm 28 Tết năm Canh Tuất, tôi cùng 3 đồng chí Lê Cẩm (Trưởng Công an xã Kỳ Phước), Trương Hường và Lê Quyền là cán bộ dân quân xã đi từ trên núi về làng để lấy lương thực, vật dụng. Chúng tôi đang đi thì đột nhiên có một con đom đóm bay vào mặt tôi. Theo phản xạ, tôi dừng lại rồi đưa tay lên vuốt mặt để đuổi nó đi. Vì tôi đứng lại nên đồng chí Trương Hường và các đồng chí đi phía sau vượt qua tôi rồi đi lên trước.

Khi đi cách tôi khoảng 15 mét thì bất ngờ đồng chí Trương Hường đạp phải mìn. Tai nạn này đã khiến đồng chí Hương bay mất một cái chân, đồng chí Lê Cẩm bị thương nặng vùng bụng hy sinh tại chỗ, còn đồng chí Lê Quyền bị trúng mảnh đạn bị thương ở đùi. Nghe mìn nổ, du kích địa phương chạy đến rồi cùng tôi băng bó vết thương cho các chiến sĩ. Sau đó, chúng tôi đưa các anh về bệnh viện Bắc Tam Kỳ trong núi chữa trị”.

Lần thứ hai đom đóm cứu ông Thành là tối ngày 28/4/1971. Hôm ấy, đơn vị phân công ông và chiến sĩ Phạm Quang xuống đồng bằng để mua lương thực. Cả hai đi từ xã Kỳ Phước đến xã Kỳ Thịnh và mua được 2 bao gạo, 4 tảng đường ngọt. Sau khi mua hàng xong, ông Thành và ông Quang về lại Kỳ Phước. Trên đường về, ông Thành đi trước, ông Quang đi sau.

Ông Nguyễn Quốc Thành trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Chức (nguyên Xã đội phó kiêm Y tế cơ sở xã Phước Cẩm), người từng tham gia cứu sống ông Thành tại suối La Gà năm 1971
Ông Nguyễn Quốc Thành trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Chức (nguyên Xã đội phó kiêm Y tế cơ sở xã Phước Cẩm), người từng tham gia cứu sống ông Thành tại suối La Gà năm 1971

“Đang đi, đột nhiên tôi nhìn thấy ánh sáng chớp chớp bên vệ đường phía trước. Vì đã có ấn tượng với con đom đóm nên tôi quan sát kỹ nó và phát hiện nó đang đậu trên một vật giống mũ sắt của một tên lính Ngụy. Tôi liền ngồi xuống để quan sát kỹ hơn. Tuy nhiên, tôi chưa kịp xác định chính xác là có địch phục kích hay không thì đồng chí Quang lướt qua ghé vào tai tôi nói nhỏ “không có chi mô” rồi Quang tiến lên. Đồng chí Quang vừa bước lên khoảng 5 bước thì một loạt đạn AK vang lên”. 

“Tôi chưa kịp định thần thì nghe đồng chí Quang la lên một tiếng rồi ngã xuống đất. Tôi liền cầm súng để bắn trả nhưng vừa giơ súng lên thì bị bắn gẫy nòng súng. Tôi đã bị lọt vào giữa đội hình phục kích của giặc và bị bắn ở khuỷu tay rồi rơi xuống suối La Gà gần đó. Lúc này, đội hình của chúng cũng rối loạn và bắn nhầm lẫn nhau khiến nhiều tên bị thương. Chính vì vậy chúng tôi không bị truy đuổi. Tôi may mắn thoát chết, được du kích Phước Cẩm đi ngang qua phát hiện băng bó vết thương. Sáng hôm sau tôi dẫn du kích Phước Cẩm lên vị trí đồng chí Phạm Quang hy sinh để tiến hành an táng cho đồng chí”, ông Thành nhớ lại.

Lần thứ 3 ông Thành được đom đóm cứu là đêm 15/8/1970, khi bộ đội về xã để nối liên lạc. Ông Thành được giao nhiệm vụ dẫn đường, đồng chí Vũ Đức Như, Võ Đương đi sau. Lúc này trời đang mưa, trong lúc đi chợt có một con đom đóm chui vào vo ve trong áo mưa ông Thành. Ông Thành dừng lại bắt đom đóm thì 2 đồng chí Như và Đương vượt lên đi trước. Vừa trèo lên bờ ruộng thì đồng chí Vũ Đức Như đạp phải mìn, mảnh đạn bay vào ngực hy sinh, đồng chí Võ đương bị thương, được ông Thành đưa trở lại hầm băng bó... 

“Thời chiến nay sống mai chết lúc nào không hay, tính mạng con người ngàn cân treo sợi tóc. Tôi vô cùng tiếc thương đồng đội đã hy sinh và cũng không ngờ mình có thể sống sót qua những năm tháng ấy. Sau này, mỗi lần nhìn thấy con đom đóm trong lòng tôi lại dâng trào một cảm xúc da diết, một hoài niệm khó tả về những kí ức của thời chiến tranh”- ông Thành bày tỏ.

Nỗ lực tìm kiếm liệt sỹ

Ông Nguyễn Quốc Thành chỉ nơi mình bị địch bắn rớt xuống suối La Gà
Ông Nguyễn Quốc Thành chỉ nơi mình bị địch bắn rớt xuống suối La Gà

Ông Thành kể, năm 1972, ông được huyện điều động về làm Trung đội trưởng Trinh sát huyện Bắc Tam Kỳ. Năm 1973, ông được điều về Đặc công quân Khu 5, sau đó làm Trung đội trưởng Đặc công đơn vị V12 huyện Bắc Tam Kỳ.

Đến ngày 24/3/1975, ông Thành tham gia giải phóng vùng Đông Tam Kỳ. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, năm 1977, ông theo học trường Lâm nghiệp Trung ương 2 tại Bình Dương, sau đó về làm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trà My (Quảng Nam). Đến năm 1987, ông Thành về hưu.

Sau khi về hưu, ông bắt đầu tham gia đi tìm mộ đồng đội. Ông bảo, chiến tranh đã lùi xa nhưng ông vẫn luôn canh cánh trong lòng nỗi buồn vì nhiều đồng đội đang ngày đêm nằm lạnh lẽo dưới những nấm mồ không tên, không hương khói. Khi đã hoàn thành công việc nhà nước giao, ông sử dụng phần lớn thời gian nghỉ hưu để đi tìm mộ đồng đội. Trong những năm qua, đã tham gia tìm được hơn 30 hài cốt đồng đội đưa về an táng tại nghĩa trang các địa phương.

“Khi có người đến địa phương liên hệ tìm mộ liệt sỹ tôi đều có mặt để tham gia. Tôi may mắn sống đến ngày hôm nay cũng vì những đồng đội, đồng chí đã anh dũng, không ngại hiểm nguy xông pha tuyến đầu. Việc làm của tôi tuy nhỏ nhưng giúp tôi phần nào vơi đi nỗi nhớ, nỗi tiếc thương đồng đội”- ông Thành nói./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.