Chuyện cảm động về bức tranh 'Uyên ương thêu dở' chốn lao tù

Bức tranh thêu “Phá xiềng” một trong những hiện vật trưng bày tại triển lãm chuyên đề “Kỷ vật thêu của nữ chiến sĩ cách mạng”
Bức tranh thêu “Phá xiềng” một trong những hiện vật trưng bày tại triển lãm chuyên đề “Kỷ vật thêu của nữ chiến sĩ cách mạng”
(PLO) - Sa vào tay giặc, bị tra tấn cực hình, các mẹ, các chị vẫn giữ vững khí tiết sáng ngời của người chiến sĩ cách mạng, một lòng hướng về cách mạng và những người thân yêu. Tất cả tình cảm được gửi gắm qua từng đường kim, mũi chỉ, những dòng tâm sự thể hiện trên những chiếc khăn tay, áo gối… 

Chỉ chừng ấy câu chữ đã đủ nói lên niềm tin yêu, khát vọng về cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của những nữ chiến sĩ cách mạng trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc cứu nước. 

Tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, bức tranh “Uyên ương thêu dở” của bà Nguyễn Thị Lựu (Tám Lựu) là một trong những hiện vật khá đặc biệt. Bức chính là chiếc áo gối bà Nguyễn Thị Lựu thêu cho ngày thành hôn của mình, là minh chứng cho một tình yêu son sắt với người yêu là một chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình yêu đất nước quê hương trong thời chiến.

Thế nhưng, khi bức tranh thêu chưa hoàn thành, khi chuyện tình chưa đơm hoa kết trái thì bà nhận được hung tin người chồng hứa hôn vì vượt ngục Côn Đảo không thành mà bị bắn chết. Cũng kể từ đó, bà ở vậy và không lập gia đình.

Bức tranh “Uyên ương thêu dở” được xem là tài sản quý báu nhất bà mang theo suốt cuộc đời. Nỗi đau, niềm nhớ thương đã phải chôn chặt trong tim, cho đến lúc bà đi vào cõi vĩnh hằng. Sau này, những người bạn thân thiết của bà tìm thấy bức tranh và nó trở thành hiện vật kháng chiến được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ.

Cuối tháng 9/2018 triển lãm chuyên đề “Kỷ vật thêu của nữ chiến sĩ cách mạng” trưng bày hơn 100 khăn thêu tay của các nữ chiến sĩ được hoàn thành trong những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sẽ khép lại, nhưng lượng người đến tham quan kể từ khi khai mạc ngày 23/5/2018 đến nay đã cho thấy sức hấp dẫn của triển lãm đối với thế hệ sau này.

Tại triển lãm, người xem rưng rưng cảm động trước câu chuyện đi cùng hiện vật của chiếc khăn thêu của bà Ngô Thị Huệ nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Ban Tổ chức trung ương khi còn ở trong nhà lao; khăn tay và áo gối của bà Lê Tú Cẩm nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM tại nhà tù Tân Hiệp năm 1969 - 1970; bức tranh thêu “Uyên ương thêu dở” của bà Nguyễn Thị Lựu dành cho vị hôn phu đã hy sinh; tranh thêu “Mẹ Con” của bà Bảy Cưỡng khi còn ở nhà tù Côn Đảo năm 1972…

Những sợi chỉ tưởng vô tri nhưng qua bàn tay khéo léo của những nữ chiến sĩ cách mạng, chúng “kết nối” lại với nhau định hình thành những bức tranh thêu gần gũi với cuộc sống đời thường, với những ước mơ về cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc. 

“Trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc cứu nước, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ miền Nam nói riêng luôn phát huy tinh thần yêu nước, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng dân tộc. Ngay cả khi sa vào tay giặc, bị tra tấn cực hình, các mẹ, các chị vẫn giữ vững khí tiết sáng ngời của người chiến sĩ cách mạng, biến nhà tù thành trường học cách mạng, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các chị, các mẹ vẫn một lòng hướng về cách mạng và những người thân yêu. Tất cả tình cảm được gửi gắm qua từng đường kim, mũi chỉ, những dòng tâm sự thể hiện trên những chiếc khăn tay, áo gối… Các hiện vật đã cho thấy rõ tinh thần của người nữ chiến sĩ cách mạng Việt Nam dù trong ngục tù chưa biết ngày về, sống chết ra sao nhưng vẫn luôn tràn đầy niềm tin yêu, khát vọng về cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc” - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ Nguyễn Thị Thắm nhấn mạnh. 

Bà Nguyễn Thị Lựu (dì Tám Lựu, SN 1909) quê ở tỉnh Đồng Tháp, tham gia cách mạng từ 1927. Bà từng được tín nhiệm giữ nhiều trọng trách: Thường vụ Tổng Công hội Đỏ Xứ ủy Nam Kỳ khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn; Bí thư Ban Phụ vận kiêm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn; Phó Chủ tịch Phong trào bảo vệ hoà bình TP. Sài Gòn - Chợ Lớn; Bí thư Ban Trí vận; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Xứ ủy Nam Kỳ; Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Ủy viên Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Tổng thư ký kiêm Vụ trưởng Vụ Quốc tế Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại biểu Quốc hội các khóa II – III – IV. Bà được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng nhất; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Sau ngày đất nước thống nhất, bà Nguyễn Thị Lựu tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Quốc hội - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đến ngày nghỉ hưu vào tháng 7/1979. Bà là một trong những thành viên sáng lập Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.