Ám ảnh 10 “bóng người” ở Trại phong bỏ hoang

Cảnh hoang tàn và cô đơn, heo hút của Trại phong Đá Bạc
Cảnh hoang tàn và cô đơn, heo hút của Trại phong Đá Bạc
(PLO) - Một trại phong đổ nát, hoang tàn và chơ vơ giữa những đồi heo hút là “nhà” của mười bệnh nhân phong già yếu, không người thân đang sống lay lắt trông chờ vào những nhà hảo tâm. Nhưng họ vẫn quyết ở lại. Bởi nơi đây có những người bạn đã chết cần họ chăm sóc, thắp hương. Quan trọng hơn, với họ, đây là nhà…

Ở lại để chăm sóc cho những người đã mất

Tôi đến Trại phong Đá Bạc (đóng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cùng một đoàn từ thiện vào một sáng tháng ba. Trại phong Đá Bạc hiện ra trước mắt chúng tôi với khung cảnh hoang tàn, cây cỏ dại ven đường mọc lấp kín lối đi. Tiến sâu vào khuôn viên trại phong là cảnh tượng đổ nát, những góc tường lộ ra những vết nứt lớn, những phòng ở đã bỏ hoang… nằm giữa núi đồi hoang vắng.

Nơi đây còn mười cụ già bị bệnh phong sinh sống. Trò chuyện với các cụ, tôi được biết, trại phong này trước đây thuộc sự quản lý của Bệnh viện Da liễu Hà Nội. Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thì trại phong được di dời sang địa bàn Hà Tây để hoạt động. Từ đó, nơi đây bị bỏ hoang. Khi di dời thì hơn 10 bệnh nhân xin ở lại để thắp hương cho những người quá cố, chấp nhận cuộc sống không có sự trợ cấp của Nhà nước. Tất cả những người xin ở lại đều là những cụ già yếu, không còn lành lặn chân tay.

Từ đây, cuộc sống của các cụ ngày càng rơi vào cảnh túng thiếu. nghèo đói. Mọi sinh hoạt, nhu cầu duy trì cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào những nhà hảo tâm. Nhưng có lẽ nỗi buồn và nỗi đau lớn hơn cả sự nghèo đói các cụ đang gặp phải đó là sự cách ly với xã hội nhộn nhịp ngoài kia. Trò chuyện lâu hơn với các cụ mới hiểu sự thiếu thốn, trống vắng, mà ở tuổi gần đất xa trời hình như nó còn khắc sâu hơn. Nó khắc vào ánh mắt, vào từng nếp nhăn, vào nụ cười, vào những bước đi khó nhọc, vào cái ho rung cả bờ vai.

Khi được hỏi lý do vì sao các cụ không đi sang bệnh viện mới cho đỡ khổ, cụ Tống Vương (80 tuổi) cười buồn: “ Tôi đã sống ở đây hơn 50 năm rồi, đây là nhà của tôi rồi. Chúng tôi già rồi, sống được bao lâu nữa mà chuyển đi. Ở đây với nhau, có chết thì cũng là được chết ở nhà mình”.

Khi được hỏi về cuộc sống các cụ, thì cụ Liên (76 tuổi) buồn bã tâm sự: “Giờ mọi người cũng không kỳ thị nhiều nữa, nhưng cũng ít người đến đây, vì họ vẫn sợ lây. Chủ yếu là những đoàn từ thiện thỉnh thoảng đến thăm cho gạo, mì tôm, mì chính… Chúng tôi cứ sống vậy thôi. Số phận cuộc đời rồi cô ạ. Hầu hết mọi người ở đây đều một thân một mình, nương tựa vào nhau mà sống”.

Và ở đâu đó, trong giọng nói và đôi mắt họ vẫn ánh lên nụ cười hạnh phúc khi họ nói đến những lần các đoàn từ thiện lên chơi, ăn cơm cùng và giao lưu. “Có lần, có đoàn thanh niên lên đông lắm cô ạ. Họ còn ở lại, cả đêm đốt lửa nói chuyện. Vui như hội ấy. Hay như đoàn từ thiện này cũng vậy, lần nào lên mọi người cũng nấu cơm mời chúng tôi ăn, gọi là để cải thiện bữa ăn hàng ngày cho chúng tôi” - cụ Liên vui vẻ cười và nói.

Tôi chợt đắng lòng khi nhận ra đằng sau nụ cười ấy là sự khao khát những giây phút hạnh phúc, vui vẻ. Sự khao khát nhỏ bé một cuộc sống bình yên và tình người…

Những mảnh đời buồn

Hiện tại Trại phong Đá Bạc còn lại 10 cụ già. Các cụ cũng đã ngoài 70, 80 tuổi – cái tuổi gần đất xa trời mà đáng lẽ được an hưởng tuổi già. Nhưng ở đây họ vẫn lo từ bữa ăn và cái nỗi buồn vẫn bám theo họ hàng hàng ngày. Và hầu hết những ai còn ở lại thì cũng đều là những người gắn bó gần hết cuộc đời mình ở nơi đây, không dưới 40 năm. Mỗi người là một câu chuyện buồn bất hạnh.

Tôi lắng nghe cuộc trò chuyện của bạn mình với một cặp vợ chồng già. Hai cụ là số ít người may mắn ở đây, vì “có đôi, có cặp” sẻ chia niềm vui, nỗi buồn... Ông bà vào đây từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ông bà có với nhau ba người con trai. Các con của ông bà đã trưởng thành, thỉnh thoảng có vào thăm cha mẹ. Giờ tuổi già, vẫn chỉ có các cụ bên nhau...

Đưa ánh mắt nhìn cả căn phòng họ ở, trống trải, sơ sài. Hai chiếc giường cũ kĩ kê ngay cửa ra vào. Một chiếc bàn uống nước nhỏ, một chiếc ti vi cũ, một bộ ấm lệch chén cũ mèm. Cuối phòng là một cái tủ gỗ một cánh cũng đã hỏng. Ông bà kể, từ ngày trại phong chuyển đi nơi khác, chúng tôi nhờ có gạo của anh Trung (trưởng đoàn từ thiện) cho hàng tháng mà sống các cháu ạ.

Rồi cụ gõ gõ vào chiếc chân giả cười cười và nói: “Chỉ mong có chết thì sáng dậy mọi người thấy mình đã đi. Đừng ốm đau mà nằm một chỗ không ai chăm. Khổ mình nhưng khổ cả những người bạn xung quanh. Gìa cả rồi, tự chăm sóc bản thân còn khó khăn thì còn lo được cho ai”.

Câu chuyện về cuộc đời các cụ còn dài, nhưng đến giờ ăn bữa cơm trưa “thân mật” nên chúng tôi gác câu chuyện lại và đưa các cụ đi ăn. Chúng tôi gọi là bữa cơm “thân mật” như thế thực ra để tất cả như gần lại. Trong bữa cơm , các cụ cười và kể chuyện thường ngày của mình. Các cụ nói về con chó Lu, con gà trống dữ dằn, con gà mái đẻ trứng lung tung,...

Cụ Sợi – cụ ít tuổi nhất cũng hơn 70 tuổi, gọi con gà thân thương lắm: “Em ơi, em đừng thế nhé” khi nó xù lông lên muốn đá một anh bạn trong nhóm tình nguyện. Hình như, mỗi con vật, mỗi cành cây, mỗi bông hoa nơi đây đều là bạn, là con, là em, là người thân của các cụ vậy.

Chúng tôi chào các cụ và hứa với mọi người chúng tôi hàng tháng trở lại nơi đây, ăn bữa cơm “thân mật” với các cụ. Chúng tôi muốn san sẻ một phần tình cảm ấm áp với các cụ để cuối đời, họ thấy bớt cô đơn hơn… 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.