Ai mới được tuyển chọn làm phi tần Triều Thanh?

Các thí sinh dự tuyển
Các thí sinh dự tuyển
(PLO) -Dưới triều nhà Thanh, số phụ nữ được đưa vào cung hầu hạ hoàng đế không thật nhiều. Hoàng đế chọn lựa những cô gái ưu tú nhất trong cả nước, nhưng không phải ai cũng có thể tiến cung. Thanh cung tuyển phi là cuộc chạy đua, cạnh tranh giữa những ông bố chứ không liên quan đến... sắc đẹp của các cô gái.
 

Có hai tiêu chuẩn được triều đình Thanh công khai: Thứ nhất là phẩm đức, thứ đến là môn đệ (xuất thân). Mọi người đều biết, Hoàng hậu Long Dụ của Hoàng đế Quang Tự diện mạo xấu xí, nhưng là cháu gái của Thái hậu Từ Hi nên được chọn lên ngôi hoàng hậu; còn Trân Phi mới là người phụ nữ được Quang Tự coi là hồng nhan tri kỷ. Cha Trân Phi là Trường Thuật, quan Hữu Thị lang bộ Hộ, ông nội Túc Thái là Tổng đốc Thiểm Cam (về sau Trân Phi bị Từ Hi ghét bỏ, khép tội rồi giết bằng cách quẳng xuống giếng).

Những quy định rắc rối

Hậu cung nhà Thanh, trên tới Hoàng hậu, dưới đến cung nữ đều được tuyển lựa trong số phụ nữ ở các “kỳ”. Chế độ tuyển phụ nữ từ các kỳ đưa vào cung cũng là sự độc đáo riêng của nhà Thanh.

Thanh Thái tổ Nỗ-nhĩ-cáp-xích trong quá trình thống nhất nộ tộc Nữ Chân đã lập ra chế độ Bát (8) kỳ. Chế độ này được lập ra trên cơ sở tổ chức hội đi săn của người Nữ Chân, là chế độ hợp nhất quân đội với chính quyền với chức năng hành chính, quân sự, sản xuất.

Lấy 4 màu Vàng, Trắng, Đỏ, Xanh lam làm tiêu chí chính, tổ chức thành 8 kỳ, gồm 4 màu trên và thêm vàng nhạt, đỏ nhạt, xanh nhạt, xám bạc. Sau khi người Mãn Thanh vào chiếm cứ Trung Nguyên lại có sự phân biệt giữa Bát kỳ Mãn Thanh với “Bao y Tam kỳ” trong phủ Nội Vụ, (bao gồm 8 kỳ Mãn Châu, 8 kỳ Mông Cổ và 8 kỳ người Hán, tổng cộng 24 kỳ) nhưng với địa vị khác nhau.

Chân dung một tú nữ trúng tuyển
Chân dung một tú nữ trúng tuyển

Các cô gái của cả 3 loại 8 kỳ này đều được gọi là Tú nữ, đều có thể được tuyển chọn để tiến cung, nhưng phương pháp tuyển chọn và địa vị của họ trong cung khác xa nhau. Cứ 3 năm tuyển chọn một lần Tú nữ bát kỳ Mãn Thanh đưa vào cung. Việc tuyển chọn do Bộ Hộ chủ trì, mục đích tuyển hậu, phi, tần cho hoàng đế  hoặc gả cho tôn thất (họ 3 đời, có quan hệ huyết thống gần gũi với nhà vua).

Việc tuyển Tú nữ trong số “Bao y Tam kỳ” thì được tiến hành mỗi năm 1 lần, do phủ Nội vụ chủ trì đối tượng là con cái các quan; tuy một số cô trúng tuyển dần được phong làm phi tần, nhưng cũng chỉ là những tạp dịch hậu cung chứ không được hưởng địa vị như Tú nữ của Bát Kỳ Mãn Thanh. Đến thời kỳ cuối nhà Thanh, con cái của “Bao y Tam kỳ” ứng tuyển không được gọi là “Tú nữ” nữa, mà là “Bao y Tam kỳ sứ nữ”, tuyển vào làm cung nữ. Vì thế, có thể nói chỉ có các con em của Bát kỳ Nữ Chân xưa mới có cơ hội trở thành hoàng hậu hay phi tần nhà Thanh.

Mục đích tuyển chọn Tú nữ, ngoài việc bổ sung cho hậu cung của hoàng đế, còn nhằm giải quyết chuyện hôn nhân cho con em hoàng thất, biến họ trở thành vợ của các thân vương, quận vương và con cái họ, nên rất quan trọng. Các Tú nữ muốn được vào bên trong bức tường cao ngất của Tử Cấm Thành cũng không đơn giản, mà phải trải qua mấy vòng sát hạch.

Trước hết, phải thẩm tra, xác minh về “kỳ thuộc” (lai lịch thuộc kỳ nào) và tuổi tác. Nếu không nằm trong kỳ mà muốn tham gia tuyển Tú nữ thì “khó như lên trời”; nếu là người trong kỳ mà định trốn tuyển chọn tú nữ cũng tự chuốc họa vào thân. Triều vua Thuận Trị quy định: phàm là con gái các quan chức bát kỳ, quân lính, nhà tráng đinh trong độ tuổi từ 14 đến 16 đều phải tham gia tuyển Tú nữ 3 năm/lần, từ 17 tuổi trở lên không cần tham gia.

Trân Phi, người được hoàng đế Quang Tự sủng ái và Thái hậu Từ Hi căm ghét
Trân Phi, người được hoàng đế Quang Tự sủng ái và Thái hậu Từ Hi căm ghét

Không tham gia dự tuyển, đừng hòng lấy chồng

Năm Càn Long thứ 5 (1740) lại quy định thêm: nếu phụ nữ thuộc kỳ trong độ tuổi vì nguyên nhân nào đó mà chưa tham gia dự tuyển thì phải tham gia trong khóa tiếp theo. Các phụ nữ nào chưa qua dự tuyển, dù ngoài 20 tuổi cũng không được phép cưới gả; nếu vi phạm thì trưởng quan hành chính cao nhất của kỳ đó sẽ tiến hành xem xét, trừng phạt. 

Một năm sau ngày ban bố sắc lệnh này, Tổng đốc Mân Chiết là Đức Bái dâng lên bản tấu, thỉnh cầu hoàng đế Càn Long cho phép con trai Hằng Chí 17 tuổi của mình kết hôn với con gái Tổng đốc Lưỡng Quảng Mã Nhĩ Thái, nhưng con gái Mã Nhĩ Thái chưa tham gia tuyển tú nữ.

Càn Long nổi giận lôi đình, lập tức lệnh cho Đức Bái phải lên kinh sư, trách mắng trước quần thần, đồng thời nhấn mạnh: “Triều ta đã quy định, Tú nữ bát kỳ, phải qua dự tuyển mới được phép cưới gả; phàm người các kỳ đều phải kính cẩn tuân theo…”.

Càn Long nêu 3 lý do của việc tuyển chọn Tú nữ: Thứ nhất, 3 năm 1 lần tuyển Tú nữ là nhằm chọn vợ cho các vương và hoàng tử, không phải chỉ nhằm bổ sung hậu cung cho hoàng đế; nếu vì không dự tuyển mà ông phá vỡ hôn nhân của người khác thì cũng chỉ nhằm bảo vệ định chế triều đình, trách nhiệm thuộc về người vi phạm chứ không thuộc về hoàng gia; thứ ba, dù có phải chờ đợi 2-3 năm để được tham gia dự tuyển thì người con gái cũng chỉ 16 – 17 tuổi, không sợ lỡ làng cả đời.

Rồi ông ra lệnh cho Bộ Hộ: “Bộ Hộ truyền dụ Bát kỳ, tất cả những phụ nữ chưa qua dự tuyển tú nữ đều không được đính hôn, phải tuân thủ quy định sau khi tuyển tú nữ mới được đính hôn, cưới gả”. Năm Càn Long thứ 20 (1755) ông lại bổ sung quy định: những phụ nữ dù đã kết hôn với các vương tôn công tử của hoàng gia nhưng chưa tham gia tuyển chọn tú nữ thì nhà mẹ của họ sẽ bị xử trốn tránh tuyển Tú nữ theo luật.

Về độ tuổi tham gia tuyển Tú nữ, theo hồ sơ nhà Thanh, thời Quang Tự tuổi thấp nhất là 11, lớn nhất là 20. Mỗi khi đến kỳ tuyển chọn Tú nữ, Bộ Hộ dâng tấu lên hoàng đế, sau khi được chỉ dụ cho phép lập tức gửi văn thư đến nha môn đô thống Bát kỳ, các trưởng quan các cấp ở cơ sở sẽ báo cáo danh sách các thiếu nữ trong độ tuổi lên nha môn đô thống Bát kỳ tổng hợp, cuối cùng Bộ Hộ báo cáo lên hoàng đế rồi hoàng đế quyết định thời gian tổ chức tuyển lựa.

Những thiếu nữ bị bệnh, quá xấu, không thể tham gia dự tuyển cũng phải thông qua xác nhận, thẩm định, báo cáo rõ lý do từ cơ sở để đô thống Bát kỳ báo cáo lên Bộ Hộ, Bộ Hộ tấu trình hoàng đế, sau khi được phê duyệt mới được miễn trừ nghĩa vụ dự tuyển và được phép tự do cưới gả.

Hoàng đế Quang Tự và Trân Phi
Hoàng đế Quang Tự và Trân Phi

Không có cơ hội cho con quan nhỏ và dân thường

Các Tú nữ dự tuyển phải được đưa về kinh thành bằng xe la kéo. Do hoàn cảnh các gia đình khác nhau, nhà quan thì có xe, nhà lính, nhà đinh thì phải thuê nên Càn Long có quy định cấp cho mỗi nhà 1 lạng bạc lấy từ kho Bộ Hộ. Đến kinh, trước khi vào cung dự tuyển, các cô phải ngồi trên xe, xếp theo kỳ và theo thứ bậc.

Hàng đầu là thân nhân của hậu, phi trong cung, đến những người đã trúng tuyển kỳ trước, lần này phúc tuyển rồi đến người dự tuyển lần đầu, cũng xếp theo độ tuổi; trên mỗi xe đều treo cặp đèn và biển trên có ghi “con ông A ở kỳ X do ông Y dẫn”. Khi màn đêm buông xuống thì vào theo cửa Địa An, đến cửa Thần Võ thì xuống xe, được thái giám dẫn vào cung.

Tại các nơi Ngự Hoa viên, Tu Nguyên điện, Tĩnh Di hiên…đều là những nơi thẩm duyệt tú nữ. Thường mỗi ngày chỉ duyệt (chấm) các thí sinh của hai kỳ. Thường cứ 5-6 người xếp thành hàng để hoàng đế hoặc thái hậu tuyển chọn, cũng có khi duyệt theo tốp 3,4 người, thậm chí từng người. Nếu ưng ai thì để biển tên lại, gọi là “lưu bài tử”, ai không ưng thì gỡ bỏ luôn biển tên.

Sau vòng này đến vòng phúc tuyển, những ai được “lưu bài tử” sau 2 vòng sẽ có 2 vận mạng: hoặc là được đưa về nhà các vương công, tôn thất; hoặc giữ lại hoàng cung trở thành đối tượng để hoàng đế chọn làm phi hoặc tần. Những người được giữ lại cung còn phải trải qua những thủ tục rất phức tạp, chỉ một số rất ít được may mắn.

Hoàng đế và cung phi (trong phim)
Hoàng đế và cung phi (trong phim)

Nhắc đến tên “Tú nữ” nhiều người chắc nghĩ toàn là những cô gái đẹp “trầm ngư lạc nhạn”, nhưng không phải. Hai tiêu chuẩn triều Thanh công khai là “phẩm đức” và “môn đệ”. Hiện vẫn còn lưu giữ được một văn bản liên quan đến địa vị của những thiếu nữ sau khi được tiến cung: “Ngày mồng 3 tháng 2 năm Đồng Trị thứ 11, Kính Sự phòng truyền chỉ: Con gái Công tước phong làm phi; con gái tướng quân phong làm phi; con gái tri phủ phong làm tần; con gái viên ngoại lang phong làm tần. Khâm thử!”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.