Từ làng chài nghèo khó thành 'đại gia' dầu khí...

Hình ảnh về đất nước Qatar giàu có, xa hoa.
Hình ảnh về đất nước Qatar giàu có, xa hoa.
(PLO) -Qatar tên chính thức là Nhà nước Qatar, là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, nằm trên bán đảo nhỏ Qatar thuộc duyên hải Đông Bắc của bán đảo Ả Rập.

Qatar chỉ có biên giới trên bộ với Ả Rập Saudi về phía nam, vịnh Ba Tư bao quanh phần còn lại của quốc gia. Một eo biển thuộc vịnh Ba Tư chia tách Qatar khỏi đảo quốc láng giềng Bahrain, ngoài ra đất nước này còn có biên giới hàng hải với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iran.

Diện tích nhỏ bé

Với diện tích là 11.437km2. Địa hình chủ yếu là sa mạc, đồng bằng cằn cỗi. Có khí hậu sa mạc, mùa hè nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lên đến 44 độ C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 10-20 độ C, nhưng quốc gia này nổi danh với cuộc sống xa hoa bậc nhất thế giới. Vào năm 2022 World Cup sẽ được tổ chức tại Qatar. Chính phủ nước này dự tính sẽ chi 65 tỷ USD để chuẩn bị cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới.

Theo Cơ quan Thống kê, vào tháng 7/2006, dân số Qatar là 885.359 người, năm 2010, ước tính tổng dân số của Qatar là khoảng 1,7 triệu dân và đến năm 2016 tăng lên đến 2,5 triệu dân. Được biết, trong số đó chỉ có 1/3 là người Qatar, còn lại toàn bộ là người nhập cư đổ đến Qatar tìm việc làm. Những người nhập cư chủ yếu đến từ các quốc gia Ả Rập khác, Mỹ, châu Âu, còn lực lượng lao động chính cũng chủ yếu là người vùng Ấn Độ và Viễn Đông. 

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của đất nước này nhưng hầu hết trong số họ cũng sử dụng tiếng Anh chủ yếu là khi tiến hành kinh doanh. Đây được sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai. Do thành phần đa văn hóa của Qatar, rất nhiều ngôn ngữ khác cũng được sử dụng trong nước. Các ngôn ngữ này bao gồm Urdu, Balochi, Malayalam, Pashto, Hindi, Telugu, Tagalog, Tamil, Sinhalese, Nelapi và Bengali. 

Qatar chỉ là quốc gia nhỏ bé tách ra từ Bán đảo Ả Rập và Vịnh Ba Tư. Nhưng trái ngược với những gì mà mọi người nghĩ, Qatar không phải là một phần của Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, mà là vương quốc riêng biệt, một lãnh thổ được cai trị bởi một triều đại Hồi giáo với Hoàng đế Hồi giáo. 

Qatar bắt đầu nằm dưới sự bảo hộ của vương quốc Anh từ năm 1900 trong Thế chiến I, nhưng phạm vi ảnh hưởng của Anh bắt đầu thu hẹp sau Thế chiến II. Đến khi Anh chính thức công bố vào năm 1968 rằng họ sẽ giải phóng chính trị khỏi vịnh Ba Tư trong thời gian ba năm, Qatar dự định cùng Bahrain và bảy nhà nước Đình chiến khác (về sau trở thành Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) hình thành một liên bang.

Tuy nhiên, các tranh chấp khu vực nhanh chóng khiến Qatar từ bỏ dự định này và tuyên bố độc lập. Và gia tộc Al-Thani đã là những người lãnh đạo bán đảo bé nhỏ này từ ngày ấy cho đến nay. Vị vua của Qatar là Hamad bin Khalifa Al Thani, thành viên của triều đại Al Thani và là con cháu của  của Muhammad bin Thani, người đã thành lập Qatar vào năm 1868.

Năm 1995, Thái tử Hamad bin Khalifa Al Thani đoạt quyền kiểm soát quốc gia từ người cha là Khalifa bin Hamad Al Thani. Dưới thời Hamad, Qatar áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” do nợ nước ngoài quá nhiều trải qua tự do hoá có chừng mực, bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí bao gồm phát sóng đài truyền hình Al Jazeera năm 1996, tiến hành các cuộc cải cách trong đó có cả việc thực hiện cuộc bầu cử dân chủ lần đầu tiên trong lịch sử nước này, cho phép nữ giới bỏ phiếu trong bầu cử cấp đô thị vào năm 1999. 

Năm 2005, Qatar soạn thảo hiến pháp thành văn đầu tiên của mình và khánh thành một nhà thờ Công giáo La Mã vào năm 2008. Năm 2010, Qatar giành quyền đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022, là quốc gia đầu tiên tại Trung Đông được chọn đăng cai giải đấu này. Tiểu vương Hamad từng tuyên bố có kế hoạch tổ chức bầu cử cơ quan lập pháp quốc gia lần đầu vào năm 2013, song bị hoãn lại đến sớm nhất là năm 2019.

Tiếp đó vào tháng 6/2013, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani trở thành tiểu vương tiếp theo của Qatar sau khi được cha trao lại quyền lực. Sheikh Tamim đặt ưu tiên vào cải thiện phúc lợi nội bộ của công dân, trong đó có tạo lập các hệ thống y tế và giáo dục tiến bộ, và mở rộng hạ tầng quốc gia để chuẩn bị cho việc đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022.

Hình ảnh về đất nước Qatar giàu có, xa hoa.
Hình ảnh về đất nước Qatar giàu có, xa hoa. 

Trở thành đất nước bạc tỷ nhờ dầu mỏ

Trước khi phát hiện được dầu mỏ, Qatar là vùng đất nằm sâu trong vùng vịnh với khí hậu khắc nghiệt vốn chẳng nổi bật vào những năm trước 1940. Khi ấy, người dân của bán đảo này sống dựa chủ yếu vào nghề đánh bắt cá và khai thác ngọc trai bên bờ Tây vịnh Ả Rập. 

Báo cáo của thống đốc địa phương thuộc đế quốc Ottoman vào năm 1892 viết rằng, tổng thu nhập từ tìm kiếm ngọc trai vào năm 1892 là 2.450.000 kran. Sau khi ngọc trai nuôi cấy của Nhật Bản xuất hiện trên thị trường thế giới vào thập niên 1920 và 1930, ngành công nghiệp ngọc trai của Qatar phá sản.  Phần lớn người dân rơi vào cảnh nghèo đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Năm 1939, mỏ khí đốt được phát hiện ở Dukhan. Quá trình thăm dò khí đốt diễn ra khá chậm vì Thế chiến II. Đến năm 1951, Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu mỗi ngày, tạo lợi nhuận 4,2 triệu USD. 30 năm sau đó, Qatar phát hiện thêm những mỏ khí tự nhiên, với trữ lượng lên tới 7.000 km³, lớn thứ 3 trên thế giới.

Giờ đây, Qatar có trữ lượng dầu mỏ khoảng 25 tỷ thùng, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 6 trong số các quốc gia vùng Vịnh; sản lượng khai thác khoảng trên 1,6 triệu thùng/ngày, đứng thứ 18 trên thế giới. Các mỏ khí thiên nhiên của Qatar có trữ lượng ước khoảng 7.000 tỷ km khối, chiếm khoảng 13% trữ lượng khí thiện nhiên toàn cầu. 

Qatar cũng là một trong 10 quốc gia giữ vị trí hàng đầu thế giới về khí hóa lỏng với sản lượng khoảng 10 tỷ mét khối/năm. Nhờ nền kinh tế dầu khí, Qatar là nước giàu nhất thế giới xét theo thu nhập bình quân. Năm 2016, GDP danh nghĩa/người của Qatar đạt 68.940 USD/người (thứ 4 thế giới) nhưng nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) thì đạt 145.894 USD/người (thứ 1 thế giới). 

Nhờ dầu mỏ và khí đốt, Qatar đã tích lũy được 170 tỷ USD. Với khoản tiền này, Qatar tiếp tục mở rộng đầu tư. Năm 2003, Qatar thiết lập công ty nhà nước Ủy quyền Đầu tư Qatar (QIA) để điều phối doanh thu từ dầu khí tới các dòng thu nhập khác.

Có thể nói, nguồn thu từ dầu khí dù kéo theo nhiều cuộc tranh chấp quyền lực nhưng cũng mang lại sự thay đổi lớn về diện mạo của quốc gia vùng Vịnh. Từ một đất nước nghèo đói, Qatar bật lên trở thành "thành phố của tương lai", với lương thực thực phẩm phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài, nước ngọt được khử mặn từ nước biển, và hàng nghìn công trình chọc trời với thiết kế "không tưởng".

Thông qua QIA, Qatar hiện là quốc gia nắm giữ số lượng bất động sản lớn nhất ở London, Anh. Có thể nói, khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay là thời điểm mà hoàng gia Qatar đem tiền đi đầu tư khắp nơi trên thế giới, trong khi vẫn duy trì nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ. Khoản lợi nhuận chảy vào túi hoàng gia Qatar cũng được trích lại vào các quỹ phúc lợi để duy trì mức sống “giống như thiên đường” cho người dân.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, các cư dân của Qatar luôn hạnh phúc với cuộc sống của mình. Người dân Qatar không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Mọi nhu cầu cá nhân như sử dụng điện, nước chăm sóc sức khỏe, giáo dục đều miễn phí.

Các du khách đến Qatar cũng nhận được sự chăm sóc y tế miễn phí giống như công dân Qatar hoặc chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ. Cũng chính vì dầu mỏ là nguồn tài nguyên quý giá đem lại cuộc sống sung túc cho người dân, nên giá nguyên liệu này rất rẻ, người dân đi lại không cần phải băn khoản về giá xăng dầu tăng hay giảm. 

Tổng chỉ số hài lòng sống của Qatar là 6,4/10 (10 người hài lòng nhất). Gần 3/4 (72%) số người được hỏi cho biết họ hài lòng với chất lượng giáo dục, 90% với chăm sóc sức khoẻ, 86% với mức sống và 92% cho biết họ cảm thấy an toàn vì an ninh rất tốt…

Với dân số hơn 2 triệu người, không một người dân nào của bán đảo này phải đối mặt với cuộc sống dưới mức nghèo khổ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cực thấp, chỉ 0,1%. Trong danh sách tỷ phú thế giới, Qatar có 2 đại diện, với tổng giá trị tài sản gần 4 tỷ USD.

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.