Tổng thống thứ 29 của Mỹ - tay chơi của những cuộc ngoại tình và thú vui xa xỉ

Tổng thống thứ 29 của Mỹ Harding
Tổng thống thứ 29 của Mỹ Harding
(PLO) -Nhờ có “tướng” tổng thống, Warren G. Harding được người bạn tích cực vận động, giúp đỡ để trở thành tổng thống thứ 29 của Mỹ. Tuy nhiên, trong suốt 2 năm tại nhiệm, ông ta gần như không làm được điều gì đáng kể mà nhắc đến vị tổng thống này, người ta chỉ nhớ đến những cuộc tình ngoài hôn nhân và những thú vui xa xỉ…

Chủ biên trẻ tuổi

Ông Warren G. Harding sinh ngày 2/11/1865 ở Corsica (hiện là thành phố Blooming Grove) thuộc bang Ohio, Mỹ. Có cha mẹ cùng là bác sỹ, ông ta được tận hưởng tuổi thơ tương đối đầy đủ so với thời bấy giờ.

Ở tuổi 14, Harding nhập trường Đại học trung tâm Ohio. Với tài diễn thuyết bẩm sinh, ông được rất nhiều người mến mộ và được giao cho trọng trách phụ trách tờ báo nội bộ của trường. Tốt nghiệp đại học vào năm 1882, ông trở về quê làm giáo viên tại một ngôi trường nhỏ và kiếm thêm bằng nghề bán bảo hiểm. 

Tuy nhiên, là người cũng có hoài bão làm “việc lớn”, cũng trong năm 1882, ông ta và 2 người bạn đã mua lại tờ Nhật báo ngôi sao Marion ở Marion, Ohio khi đó đã gần lâm vào tình trạng phá sản. Là một người am hiểu về các vấn đề xã hội, ông Harding đã nhanh chóng vực được tờ báo này dậy.

Tiếp sau đó, năm 1891, ông ta kết hôn với bà Florence Kling de Wolfe – một người phụ nữ mới ly hôn, có con mắt kinh doanh tốt và nguồn tài chính dồi dào, khiến tờ Nhật báo ngôi sao Marion càng phát triển mạnh hơn. 

Con đường chính trị đầy thuận lợi

Năm 1898, trước sự thúc giục của vợ, ông Warren G. Harding bước những bước chân đầu tiên vào sự nghiệp chính trị. Với tiếng tăm vốn có và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của vợ, ngay trong năm đó ông đã giành được một ghế tại cơ quan lập pháp của bang Ohio và phục vụ liên tiếp 2 nhiệm kỳ.

Là một đảng viên bảo thủ điển hình của đảng Cộng hòa và tài diễn thuyết bẩm sinh, Harding nhận được sự ủng hộ mạnh của những người đứng đầu các thành phố trong bang, kéo theo việc sự nghiệp chính trị của ông ta “phất” lên nhanh chóng. Năm 1903, ông trở thành thống đốc của bang và giữ chức vụ này 2 năm trước khi trở lại với việc làm báo. 

Năm 1910, Harding lại ra tranh cử thống đốc bang nhưng không thành. Dù vậy nhưng ông ta đã thành công trong việc tranh cử vào Thượng viện Mỹ. Trên cương vị một thượng nghị sỹ, ông ta tích cực ủng hộ các lợi ích của các doanh nghiệp và việc áp những mức thuế vừa phải đối với các đơn vị kinh doanh. Không những thế, ông ta cũng lựa chọn việc hoạt động an toàn, không ra mặt trong những vấn đề lớn, gây tranh cãi nên được nhiều người nhầm tưởng là một chính trị gia “luôn luôn đúng”.

Đến năm 1920, một nhân vật chính trị có tiếng tăm trên chính trường Mỹ khi đó, đồng thời là một người bạn lâu năm của Harding là Harry Daugherty bắt đầu vận động để đề cử bạn mình vào vị trí tổng thống với lý do Harding “nhìn giống một tổng thống”.

Với việc xuất thân trong một gia đình “cơ bản” ở Mỹ, không có những kẻ thù chính trị lớn, không gây nhiều tranh cãi và là đại diện của Ohio – một bang quan trọng của Mỹ - con đường tiến tới cương vị tổng thống Mỹ của ông Harding sau đó diễn ra vô cùng thuận lợi. 

Tại đại hội của đảng Cộng hòa diễn ra vào tháng 6/1920, sau 11 vòng bỏ phiếu, ông ta đã chính thức trở thành ứng viên của đảng này ra tranh cử tổng thống tại cuộc bầu cử diễn ra cùng năm đó. Bằng những bài diễn văn an toàn, không có nhiều điểm mới, thậm chí còn bị coi là sáo rỗng nhưng “hợp tai” cử tri, tại cuộc bầu cử năm đó, ông Harding dễ dàng được chiến thắng, trở thành tổng thống thứ 29 của nước Mỹ.

Nhiệm kỳ tai tiếng

Trong nhiệm kỳ của Harding, chính quyền của ông ta đã làm được một số việc đáng chú ý như ký ban hành Đạo luật kiểm toán và ngân sách, theo đó cho phép tổng thống đệ trình ngân sách lên Quốc hội, thiết lập Văn phòng kiểm toán để kiểm toán việc chi tiêu của chính phủ. Ông ta cũng ủng hộ các quyền tự do dân sự của người Mỹ gốc Phi và ủng hộ việc tự do hóa tín dụng nông nghiệp.

Các vấn đề tài chính và đối ngoại cũng được chính phủ của Harding tích cực thúc đẩy. Hệ thống ngân hàng của Mỹ phát triển mạnh, vươn lên vị thế toàn cầu. Chính phủ Mỹ cũng đã đàm phán thành công nhiều thỏa thuận thương mại quan trọng với các đối tác ở châu Á, Trung Đông… Chính quyền Harding cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới I và mở cửa thương mại với châu Á. 

Nhưng, trên thực tế, những thành quả đạt được của chính quyền Harding phần lớn là do những “trưởng ngành” trong chính phủ đưa đến còn tổng thống thì phó mặc cả cho họ. Cũng chính vì sự lơ là đó mà nhiệm kỳ của ông Harding đầy rẫy những bê bối, bắt đầu với một số cương vị cấp cao vô đạo đức, tham nhũng do ông ta bổ nhiệm được gọi là “băng nhóm Ohio”. 

Điển hình của bê bối này có thể kể đến việc Bộ trưởng Nội vụ Albert B. Fall khiến dân chúng phẫn nộ khi cho các công ty ở Wyoming thuê những mảnh đất giàu dầu mỏ để đổi lấy những khoản lợi cá nhân.

Thậm chí người bạn thân và cũng là người quản lý các hoạt động chính trị của ông Harding là Harry Daugherty – khi đó đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tư pháp – cũng phải đối mặt với vài cuộc bỏ phiếu luận tội tại Quốc hội và bị khởi tố 2 lần về cáo buộc lừa đảo chính phủ và buộc phải từ chức sau đó. 

Bà Nan Britton và con gái.
Bà Nan Britton và con gái.

Bản thân Tổng thống Harding khi đó nhiều lần thú nhận rằng ông chưa hề có sự chuẩn bị cho việc trở thành tổng thống, rằng ông “không phù hợp với chức vụ này và đúng ra hoàn toàn không nên có mặt ở đây”, tức Nhà Trắng.

Năm 1923, những tin đồn về tình trạng tham nhũng trong chính quyền của ông Harding bắt đầu lan truyền mạnh trong dân chúng, khiến ông rất thất vọng. Mùa hè năm đó, Tổng thống Harding và vợ cùng đội ngũ cố vấn chính trị của ông tích cực hoạt động, vạch ra những biện pháp chấn chỉnh chính quyền với hy vọng cứu vớt được danh tiếng của ông. 

Song, mong muốn của ông đã không bao giờ thành công. Bởi, sau một chuyến làm việc ở Alaska vào mùa hè năm 1923, sức khỏe của tổng thống đã sụt giảm nhanh chóng. Ngày 2/8/1923, Tổng thống Harding lên cơn đau tim và tử vong ngay sau đó, dù trong suốt một thời gian dài có những đồn đoán nói rằng thực chất tổng thống đã bị vợ đầu độc.

Cuộc sống cá nhân đầy bê bối

Nhưng, những chuyện liên quan đến đời tư của Harding mới là điểm được nhắc đến nhiều hơn mỗi khi nói tới vị tổng thống này, đầu tiên là thói mê cờ bạc của ông ta. Theo các nguồn tin, ngài tổng thống và đệ nhất phu nhân thường xuyên mời các bạn về Nhà Trắng dùng bữa và thỏa thuê uống rượu, bất chấp việc đó vi phạm lệnh cấm được áp dụng vào thời vào đó.

Chưa hết, 2 tuần mỗi lần, Tổng thống Harding mời những người bạn thân tới “sát phạt” bài bạc. Có lần, ông ta mất đến cả một bộ tách chén sứ cổ quý giá của Trung Quốc chỉ trong 1 ván bài. Ngoài ra, golf, du thuyền, câu cá cũng là những sở thích của ông.

Không những thế, vị tổng thống này cũng gắn liền với những cuộc tình ngoài luồng. Về mặt chính thức, Tổng thống chỉ có một người vợ và giữa 2 người không hề có con. Nhưng vào năm 1927, một người phụ nữ tên Nan Britton, kém ông Harding 31 tuổi, đã xuất bản một cuốn sách, trong đó nói rằng bà đã qua lại với tổng thống trong suốt một thời gian dài.

Đến năm 1920 mới kết thúc. Bà Britton còn khẳng định mình có con với ngài tổng thống đã qua đời. Tuy nhiên, bà Britton khi đó đã không thể chứng minh được thông tin do mình cung cấp vì đã đốt hết những bức thư tình giữa 2 người theo yêu cầu của ông Harding. 

Mãi đến tháng 8/2015, kỹ thuật phân tích gen mới đã cho thấy bà Britton đã nói thật. Con gái Elizabeth Ann Blaesing của bà chính xác là con gái của ông Harding, chấm dứt tranh cãi kéo dài gần 1 thế kỷ giữa gia tộc Britton và Harding.

Đến năm 1963, người ta tiếp tục phát hiện cả một kho thư tình giữa ông Harding và một phụ nữ tên Carrie Phillips, qua đó cho thấy bà Phillips – một người bạn của gia đình tổng thống và tổng thống thậm chí đã lén lút qua lại với nhau trong suốt 15 năm mà không ai hay biết!

Việc ngoại tình này được cho là diễn ra từ hơn 10 năm trước khi ông Harding trở thành tổng thống và cùng lúc ông Harding qua lại với bà Britton.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Viện Brookings.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh

(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng dù bối cảnh tình hình có thay đổi Việt Nam vẫn tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn... Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.