Thông tin ít người biết về ngày cuối đời và cái chết của Giang Thanh

Giang Thanh và Mao Trạch Đông
Giang Thanh và Mao Trạch Đông
(PLO) -Trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, Giang Thanh là một nhân vật nổi tiếng bởi bà là phu nhân của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, sau khi chồng chết thì bị bắt, bị đưa ra xét xử, nhận án tử hình hoãn thi hành 2 năm, được giảm thành tù chung thân rồi tự tử chết khi bị giam. Tuy nhiên, xung quanh cái chết của Giang Thanh vẫn còn những điều bí ẩn…

Nhà văn Trung Quốc Diệp Vĩnh Liệt đã kể lại chi tiết những ngày tháng cuối cùng và cái chết của Giang Thanh trong tác phẩm “Bè lũ 4 tên – tất tần tật”…

Giang Thanh sinh năm 1915 tại Chư Thành, Sơn Đông, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1933, từng thoát ly tổ chức đảng khi bị bắt ở Thượng Hải. Sau khi kháng chiến bùng nổ, Giang Thanh đến Diên An rồi kết hôn với Mao Trạch Đông. 

Sau khi bắt đầu “Cách mạng Văn hóa”, bà là Phó tổ trưởng thứ nhất Tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương, cố vấn Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Quân giải phóng, tích cực vạch kế hoạch vu cáo hãm hại đánh đổ một loạt người lãnh đạo đảng và nhà nước và cùng Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn kết thành “Bè lũ 4 tên”, gây nguy hại cực kỳ nghiêm trọng của đảng và đất nước. 

Tháng 10/1976 bị Bộ Chính trị thẩm tra; tháng 7/1977, Giang Thanh bị khai trừ vĩnh viễn khỏi Đảng, năm 1981 bị kết án tử hình, hoãn thi hành2 năm, sau được giảm thành tù chung thân theo quy định pháp luật. Ngày 14/5/1991, Giang Thanh tự sát chết tại nơi ở của bà ta trong thời gian bảo lãnh chữa bệnh tại ngoại.

Hóa thân thành “Lý Nhuận Thanh”, từ chối phẫu thuật cổ họng

Nhà tù nổi tiếng Tần Thành nằm ở xã Tần Thành ở Đông Bắc huyện Xương Bình, ngoại thành Bắc Kinh. Khu nhà phía Đông nhà tù hoàn toàn cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Giang Thanh ở trong một căn hộ riêng biệt rộng có mấy vọng gác. Ở đây bà có thể đọc báo, nghe đài, xem tivi, tự đan áo len cho mình, đọc sách và viết lách. Cô con gái Lý Nạp cứ 2 tuần được vào thăm 1 lần và đem vào  cho mẹ một số đồ.

Sức khỏe Giang Thanh không tốt, ngày 4/5/1984, cơ quan phụ trách hữu quan thông báo bà có thể được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh; sau đó bố trí đưa bà đến ở một địa điểm kín đáo.

Tháng 12/1988, vào dịp kỉ niệm 95 năm ngày sinh Mao Trạch Đông, Giang Thanh yêu cầu tổ chức một cuộc tụ hội gia đình, nhưng không được phê chuẩn. Bà lấy 50 viên thuốc ngủ tích trữ lại được bấy lâu nay ra nuốt, định tự sát, nhưng người lính gác phát hiện, kịp thời cấp cứu nên thoát chết. Từ đó về sau, bà không được cấp thuốc ngủ nữa.

Ngày 30/3/1989, việc chữa bệnh tại ngoại kết thúc, Giang Thanh lại bị đưa quay trại nhà tù Tần Thành. Sau khi trở lại phòng giam, bác sĩ kiểm tra phát hiện thấy bà bị mắc chứng ung thư cổ họng; ông đề nghị phẫu thuật nhưng Giang Thanh kiên quyết không đồng ý, nói: Cắt cổ họng thì sao còn nói được nữa.

Giang Thanh thời trẻ
Giang Thanh thời trẻ

Tháng 11/1989, Trung ương ĐCS Trung Quốc lại phê chuẩn cho phép Giang Thanh được tại ngoại chữa bệnh. Khi bàn đến địa điểm ngoại trú, Giang Thanh đề nghị đưa về nơi ở cũ cùng Mao Trạch Đông  trong Trung Nam Hải hoặc về Nhà số 17 trong Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài – cứ điểm của bà ta trong “Cách mạng Văn hóa”.

Yêu cầu bị bác bỏ, thế là trước mặt các nhân viên Văn phòng Trung ương, bà ta dùng tay phải chẹn lấy cổ mình với hàm ý: các người không đồng ý, ta chỉ còn cách tự sát.

Về sau, cơ quan hữu quan thuộc Văn phòng Trung ương tìm được cho Giang Thanh ngôi nhà nhỏ 2 tầng biệt lập ở gần Tửu Tiên Kiều, Bắc Kinh rồi bố trí một nữ y tá chăm sóc bà ta, khi đó Giang Thanh mới im lặng chấp nhận, bắt đầu việc chữa trị bệnh.

Ngày 15/2/1991, tại ngôi nhà ở Tửu Tiên Kiều, Giang Thanh sốt cao không dứt nên phải đưa vào bệnh viện Công an. Giống như các bệnh nhân khác, Giang Thanh phải làm bệnh án nhập viện, viết tên mình là “Lý Nhuận Thanh” – tỏ ý hoài niệm cuộc hôn nhân với Mao Trạch Đông: “Nhuận” là tên chữ Mao Trạch Đông dùng khi còn trẻ, “Lý” là họ của Giang Thanh, “Thanh” là lấy từ tên thường gọi “Giang Thanh”.

Ngày 18/3, Giang Thanh dứt sốt, thể trọng giảm vài cân, được chuyển tới một phòng bệnh khép kín để điều trị nội trú. Phòng bệnh có buồng ngủ, buồng vệ sinh và phòng ở. Các bác sĩ lại đề nghị tiến hành phẫu thuật cổ họng, nhưng Giang Thanh vẫn từ chối, nói: “Ta không tin các người dám không chăm sóc cẩn thận một chiến sĩ cách mạng vô sản!”.

Hoài niệm Mao Trạch Đông

Khi sức khỏe ngày càng suy giảm, Giang Thanh thường nhớ đến Mao Trạch Đông. Bà ta giữ bên gối nhiều bút tích của ông, cài huy hiệu Mao trên áo, trên tủ đầu giường đặt một bức ảnh chụp bà cùng với Mao Trạch Đông đi dạo buổi sáng trong Trung Nam Hải. Cứ mỗi sáng sớm, bà ta lại ngâm nga thơ từ của Mao Trạch Đông hoặc giở “Mao tuyển” ra đọc.

Khi sắp đến tết Thanh minh, Giang Thanh yêu cầu đưa ra Nhà kỉ niệm Mao Trạch Đông trên Quảng trường Thiên An Môn và cho phép Lý Nạp mang một cuộn giấy trắng vào trong bệnh viện Công An để bà ta làm một vòng hoa cho Mao Trạch Đông, nhưng cả hai yêu cầu đó đều bị cự tuyệt.

Giang Thanh bắt đầu tranh thủ thời gian để viết hồi ký. Hàng sáng, sau khi đọc xong sách của Mao Trạch Đông, bà ta lại ngồi trước chiếc bàn nhỏ trên bày giấy và bút hí húi viết. Khi hưng phấn, để sửa lại những ghi chép lịch sử, bà ta còn đọc những bản thảo của mình viết để trưng cầu ý kiến các y tá.

Giang Thanh trong 'Cách mạng Văn hóa'
Giang Thanh trong 'Cách mạng Văn hóa'

Bà ta hỏi: “ Đặt là “Làm chiến sĩ trung thành của Mao Chủ tịch” thì thế nào?”, hoặc: “Cả đời hiến dâng cho tư tưởng Mao Trạch Đông” nghe được không? Bà ta còn định đặt những đề mục mang tính khiêu khích như “Đánh đổ chủ nghĩa xét lại, xây dựng thế giới mới!”

Ngày 10/5, trước mặt mọi người, Giang Thanh xé nát bản thảo hồi ký và yêu cầu đưa trở lại chỗ ở tại Tửu Tiên Kiều, nhưng không được. Ngày 12/5, nghe thấy tình hình Giang Thanh như thế, Lý Nạp và chồng đến bệnh viện Công an để thăm, nhưng Giang Thanh từ chối gặp họ.

Ngày 13/5, Giang Thanh viết lên trang đầu của tờ Nhân dân Nhật báo dòng chữ kiểu Thảo thư: “Một ngày đáng kỉ niệm trong lịch sử”. Ngày này 25 năm trước, 13/5/1966, Bộ Chính trị triệu tập cuộc họp định ra đường lối đấu tranh mới; đồng thời Giang Thanh được bổ nhiệm làm người phụ trách Tổ “Cách mạng Văn hóa” Trung ương có uy quyền rất lớn.

Tự sát chết

1h30 ngày 14/5/1991, người nữ y tá rời khỏi phòng ngủ của Giang Thanh. Thế nhưng đến 3h30’ khi người y tá trực bước vào thì thấy Giang Thanh đã tự sát chết từ bao giờ. Theo suy đoán, nhân lúc y tá rời đi, Giang Thanh đã kết mấy cái khăn tay đã cố ý cất giữ từ trước lại với nhau thành một sợi thừng, xếp chăn, gối đứng lên, buộc một đầu vào thanh thép phía trên bồn tắm, đầu kia tròng vào cổ mình rồi đạp chăn gối ra, ngạt thở mà chết vào khoảng 3 giờ sáng.

Giang Thanh từng nhiều lần định tự sát. Hồi những năm 1930, do cãi nhau với người chồng khi đó là Đường Nạp, Giang Thanh cũng đã tính chuyện tự sát. Năm 1976 sau khi bị bắt, sự tuyệt vọng khiến bà ta lại nghĩ đến việc tự sát.

Tháng 9/1984, do yêu cầu đến thăm Nhà kỉ niệm Mao Trạch Đông bị từ chối, Giang Thanh dùng một cây đũa đâm thủng họng. Tháng 5/1986 do bất mãn với tình cảnh của mình, bà ta xé chăn làm thành sợ thừng quấn vào cổ nhưng cũng được cứu…Lần này thì cuối cùng Giang Thanh đã tự kết thúc được tính mạng của bà ta.

Chiều hôm đó, Lý Nạp nhận được tin báo, đến bệnh viện ký tên vào Giấy báo tử. Không rõ do ý của Lý Nạp hay quan chức Văn phòng Trung ương đề nghị mà Lý Nạp đồng ý không tổ chức lễ tang với bất cứ hình thức nào. 3 ngày sau, tức ngày 18/5, thi thể Giang Thanh được hỏa thiêu mà không có mặt Lý Nạp hay bất cứ người thân nào khác của Giang Thanh hay Mao Trạch Đông. Sau đó, Lý Nạp yêu cầu trao hộp tro cốt cho cô ta.

Giang Thanh bị đưa ra xét xử năm 1981
Giang Thanh bị đưa ra xét xử năm 1981

Lúc này người Trung Quốc cũng như thế giới không hề hay biết việc Giang Thanh đã chết. Đầu tháng 6/1991, tuần san “Time” thông báo cho toàn thế giới biết tin: Theo một nguồn từ Bắc Kinh hôm 1/6 xin được giấu tên cho biết: Giang Thanh đã treo cổ tự sát. Nguồn tin này cũng nói ung thư cổ họng là nguyên nhân khiến bà ta tự sát.

Mấy ngày sau, 11h đêm 4/6/1911, Tân Hoa xã phát đi bản tin xác nhận thông tin của “Time”, nguyên văn như sau: “Phóng viên Tân Hoa xã được biết, Giang Thanh, chủ phạm của “Tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu, Giang Thanh” trong thời gian tại ngoại chữa bệnh đã tự sát chết tại nhà ở của bà ta tại Bắc Kinh sáng sớm ngày 14/5/1991.

Tháng 1/1981, Giang Thanh đã bị Tòa án đặc biệt của Tòa án nhân dân tối cao kết án tử hình, hoãn thi hành án 2 năm, tước quyền chính trị suốt đời, tháng 1/1983 đổi thành tù chung thân, được tại ngoại chữa bệnh từ ngày 4/5/1984”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.