Thổ Nhĩ Kỳ: Xét xử nhóm biệt kích mưu sát Tổng thống

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan
(PLO) -Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vừa tuyên bố, tình trạng khẩn cấp, cùng các sắc lệnh của chính phủ và việc sa thải nhân sự bị tình nghi liên quan đến cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7-2016 sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến khi "mọi việc lắng xuống". 

Việc này diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ khai đình phiên tòa lớn nhất (28-2), ở nhà tù Sincan, ngoại ô thủ đô Ankara, xét xử 330 nghi phạm liên quan đến cuộc đảo chính bất thành tối 15-7-2016. Hơn 240 người trong tổng số nghi can có tên trong bản cáo trạng đang bị giam giữ. 

Tính đến nay, khoảng 43.000 người bao gồm tướng lĩnh, binh sỹ, cảnh sát, thẩm phán, công tố viên và nhân viên nhà nước đã bị bắt vì bị tình nghi có quan hệ với Giáo sỹ Fethullah Gulen, người bị cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính bất thành. Ngày 21-2, Thủ tướng Binali Yildirim cho biết, Ankara vẫn đang đàm phán với Washington để dẫn độ ông Fethullah Gulen về nước xét xử.

Trước đó (20-2), tòa án thành phố Mugla đã mở phiên xét xử đầu tiên đối với 47 nghi phạm được cho đã lên kế hoạch mưu sát Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trong vụ đảo chính tối 15-7-2016.

Trong số 47 nghi phạm, có 44 người đã bị bắt, 3 người đang lẩn trốn và bị xét xử vắng mặt. Lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ từng săn lùng 11 biệt kích nghi có âm mưu ám sát Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Theo hãng Sputnik, hôm 26-7-2016, 1.000 thành viên lực lượng đặc nhiệm đã được huy động để truy tìm 11 biệt kích, dưới sự hỗ trợ của máy bay không người lái, trực thăng và tàu hải quân. Hãng Reuters cho biết, 11 biệt kích kể trên bị cáo buộc đã cố tấn công, ném bom để ám sát ông Recep Tayyip Erdogan. 

Theo giới truyền thông, 11 biệt kích kể trên bị phát hiện trong một khu rừng thuộc vùng đồi xung quanh Marmaris và họ đã bị bắt vào đêm 31-7, rạng sáng 1-8-2016. Trong số 11 người bị bắt có Thiếu tá Sukru Seymen, chỉ huy nhóm biệt kích kể trên.

Tối 15-7-2016, có 3 trực thăng chở 44 biệt kích tới khu nghỉ dưỡng Mamaris và họ có nhiệm vụ tấn công vào khách sạn, và bắt sống hoặc ám sát ông Recep Tayyip Erdogan. Sau khi bị bắt, số lính biệt kích cho biết, họ được lệnh đi bắt một trùm khủng bố trước khi tấn công vào nơi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang nghỉ dưỡng. 

Giáo sỹ Fethullah Gulen
Giáo sỹ Fethullah Gulen

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan từng thừa nhận, nếu rời khu nghỉ dưỡng Mamaris chậm khoảng 15 phút, ông đã bị nhóm biệt kích bắt và sát hại. Nếu Tổng thống Recep Tayyip Erdogan không kịp thời rời khu nghỉ dưỡng Mamaris, ở tỉnh Mugla, hậu quả sẽ khó lường. Bởi 2 nhân viên bảo vệ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại khu nghỉ dưỡng Mamaris đã bị biệt kích bắn chết. 

Có tin nói rằng, chiếc chuyên cơ chở ông Recep Tayyip Erdogan từng nằm trong tầm bắn của hai chiếc F-16 thuộc lực lượng nổi dậy, nhưng phi công không ấn nút tấn công, nên Tổng thống thoát nạn. Trong khi tòa xét xử nhóm biệt kích, giới chức Hy Lạp thông báo, cảnh sát vừa bắt 2 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ được cho có liên quan tới vụ đảo chính kể trên.

Theo giới truyền thông, 2 quân nhân này đang bị Ankara truy nã do nghi ngờ là thành viên của một đơn vị đặc nhiệm có nhiệm vụ ám sát Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trong vụ đảo chính. Hai quân nhân giấu tên kể trên bị bắt khi vượt biên hôm 20-2.

Hơn 1 tháng trước (23-1), 28 sỹ quan và 34 binh sỹ đã bị xét xử tại Istanbul vì tham gia vào âm mưu đảo chính quân sự bất thành bởi họ giành quyền kiểm soát sân bay Sabiha Gokcen tại thành phố Istanbul vào tối 15-7-2016. 

Đây là vụ xét xử đầu tiên đối với những sỹ quan, binh sỹ quân đội. Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (MIT) đã đình chỉ công tác đối với 141 nhân viên, trong đó 87 người bị sa thải và họ có thể bị xét xử hình sự. Trước đó, khoảng 300 thành viên của đội bảo vệ Phủ Tổng thống đã bị bắt.

Theo số liệu của Chính phủ Đức, 136 nhân viên ngoại giao, sỹ quan Thổ Nhĩ Kỳ và người nhà của họ đã nộp đơn xin tị nạn ở nước này sau khi xảy ra vụ đảo chính bất thành tối 15-7-2016. Bộ Nội vụ Đức cho biết, họ biết rõ 136 người mang hộ chiếu ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ xin tị nạn chính trị tại nước này. 

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.