Thái tử kế vị Saudi Arabia với 'đại án' chống tham nhũng

Thái tử Mohammed bin Salman - người đứng đầu Ủy ban tối cao chống tham nhũng của Saudi Arabia
Thái tử Mohammed bin Salman - người đứng đầu Ủy ban tối cao chống tham nhũng của Saudi Arabia
(PLO) -Thái tử kế vị Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã chỉ đạo một chiến dịch bắt giữ, điều tra hàng chục hoàng tử, tướng lĩnh, doanh nhân nhiều ảnh hưởng và một số bộ trưởng trong chính phủ. Đây được xem là thay đổi lớn nhất trong suốt 8 thập kỷ cầm quyền của Hoàng gia Saudi Arabia. 

Các vụ bắt giữ không đi kèm với cáo buộc chính thức hay thủ tục pháp lý, được diễn ra dưới dạng một chiến dịch chống tham nhũng. 

Danh sách “đen”

Trong danh sách có cả nhà đầu tư giàu có nhất Saudi Arabia là Hoàng tử Alwaleed bin Talal và Hoàng tử Mutaib bin Abdullah, con trai của cố Quốc vương Abdullah và là nhân vật được xem là “đối thủ” tiềm năng nhất cho quyền lực của Thái tử bin Salman. Ông Mutaib bị bãi miễn khỏi vị trí chỉ huy trưởng lực lượng an ninh chỉ vài giờ trước khi các vụ bắt giữ được công bố vào đêm 4/11. Tất cả các thành viên Hoàng gia Saudi Arabia bị cấm rời khỏi đất nước. Các cáo buộc đối với Hoàng tử Alwaleed bao gồm tội rửa tiền, nhận hối lộ và bóp méo quyền lực; trong khi Hoàng tử Miteb bị tình nghi tham ô, thuê nhân công giả và cố tình trao các hợp đồng giá trị lớn cho những công ty mà ông sở hữu. 

Thông tin về các vụ bắt giữ và điều tra diễn ra sau khi Quốc vương Salman ngày 3/11 tuyên bố thành lập ủy ban chống tham nhũng với người đứng đầu là Thái tử Mohammed bin Salman, người con trai 32 tuổi được ông yêu mến. Ông hiện đang là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, và chịu trách nhiệm chính đối với các chính sách quân sự, đối ngoại, kinh tế và xã hội của Saudi Arabia.

Ủy ban chống tham nhũng mới thành lập được trao quyền điều tra các vụ việc tình nghi, ra lệnh bắt hoặc cấm đi lại với các cá nhân cũng như thu hồi tài sản. Sắc lệnh của Quốc vương Salman có đoạn: “Đất nước không thể bền vững chừng nào tệ nạn tham nhũng chưa bị xử lý triệt để và những kẻ tham nhũng phải chịu trách nhiệm vì hành vi của mình”. Chính phủ Saudi Arabia cho hay, các vụ bắt giữ là một phần nỗ lực mạnh mẽ hơn nhằm gia tăng tính minh bạch, trách nhiệm và năng lực quản lý của giới chức, những cải cách quan trọng cần thiết để thu hút đầu tư từ nước ngoài mạnh mẽ hơn và trấn an xã hội Saudi Arabia trong nhiều thập kỷ qua liên tục bất bình vì tình trạng tham nhũng trong chính quyền và sử dụng sai nguồn ngân sách công. 

Không chỉ bắt giữ Hoàng tử Alwaleed bin Talal, một trong những người giàu nhất thế giới- hành động khiến giới doanh nhân trong nước và cả hoàng gia lo sợ, vài tuần trở lại đây, Thái tử Mohammed bin Salman đã đích thân chỉ đạo nhiều vụ bắt giữ trong giới trí thức và tăng lữ. Cựu Đại sứ Mỹ Chas W. Freeman nói: “Đó là phát súng kết liễu chế độ cũ… Tất cả đã chấm hết. Mọi quyền lực giờ tập trung trong tay Mohammad bin Salman”. 

Thái tử Mohammed bin Salman đang muốn hiện thực hóa lời hứa về cải cách đất nước
Thái tử Mohammed bin Salman đang muốn hiện thực hóa lời hứa về cải cách đất nước

“Ngôi sao” mới

Lý do Thái tử Mohammed lựa chọn thời điểm hiện tại để tiến hành chiến dịch này - dù là để loại bỏ những mầm mống đối địch hay những mối đe dọa tiềm tàng - là điều vẫn chưa ai rõ. 

Chỉ mới 32 tuổi, Thái tử Mohammed có ít kinh nghiệm điều hành đất nước hơn so với cha mình là Quốc vương Salman, người chính thức nắm quyền từ năm 2015. Thái tử Mohammed cũng tỏ ra rất thiếu kiên nhẫn trước tiến độ cải cách tại quốc gia này. Ông đã đưa Saudi Arabia vào cuộc xung đột kéo dài ở Yemen, cũng như những mâu thuẫn với nước láng giềng Qatar trong vùng vịnh Persia. Thái tử Mohammed đã nhằm thẳng vào giới chủ doanh nghiệp vốn quen với trợ cấp nhà nước và hoang phí bằng những kế hoạch cải tổ tận gốc để thay đổi nền kinh tế Saudi Arabia, giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ và thay vào đó dựa vào đầu tư từ nước ngoài. Ông cũng đối đầu với giới tăng lữ tôn giáo bằng những biện pháp mang tính biểu tượng nhằm nới lỏng các nguyên tắc đạo đức cổ hủ, như hủy bỏ quy định cấm phụ nữ tự lái xe. 

Nhiều doanh nhân và thành viên trong gia đình Hoàng gia Saudi Arabia bất an về các kế hoạch của Thái tử đã âm thầm chuyển bớt tài sản của mình ra nước ngoài trước khi những vụ bắt giữ nói trên diễn ra. Ông James M. Dorsey- nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore- bình luận: “Một số họ là những doanh nhân có danh tiếng trên thế giới, và nếu họ bị bắt thì điều đó cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai… Bởi vậy điều này làm sao có thể tạo lòng tin và thu hút đầu tư từ nước ngoài”. 

Trong khi đó truyền thông Saudi Arabia lại hoan nghênh các vụ bắt giữ này là “chiến dịch quét dọn” mà họ đã trông chờ từ lâu, phản ánh những tư tưởng bất bình dân túy đối với sự giàu có và đặc quyền mà gia đình hoàng gia và các đồng minh thân thiết có được. Giáo sư Bernard Haykel, hiện đang làm việc tại Đại học Princeton, chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Saudi Arabia, bình luận các vụ bắt giữ là “cú tấn công trực diện nhằm vào một số thành viên của gia đình hoàng gia và những đặc quyền mà họ có được từ trước… Đó là điều cần phải làm” dù rằng việc thiếu thủ tục pháp lý khiến giới đầu tư e dè. 

Khách sạn Ritz-Carlton ở Riyadh được cho là nơi giam giữ các nhân vật cao cấp của Saudi Arabia vừa bị bắt
Khách sạn Ritz-Carlton ở Riyadh được cho là nơi giam giữ các nhân vật cao cấp của Saudi Arabia vừa bị bắt

Loại bỏ đối thủ?

Michael Stephens, chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Saudi Arabia tại Học viện Hoàng gia Thống nhất ở London, nhắc đến các chiến dịch thanh trừng đẫm máu mà giới lãnh đạo trong khu vực từng tiến hành để loại bỏ đối thủ. Ông cho rằng điều mà Thái tử Mohammed đang làm là một chiến dịch “khéo léo” hơn nhằm loại bỏ mọi nguy cơ đối với quyền lực của mình. Nhà nghiên cứu Dorsey cũng đồng tình với quan điểm này: “Thay vì củng cố liên minh, Thái tử Mohammed lại đang siết chặt quyền lực trong nội bộ hoàng gia và lực lượng cảnh vệ để đối phó với nguy cơ đối lập ngày càng gia tăng trong nội bộ hoàng gia và quân đội với các cải cách mà ông thúc đẩy cũng như cuộc chiến tại Yemen mà ông dẫn đầu”. Theo ông Stephens, thời gian sẽ trả lời xem liệu các vụ bắt giữ có phải là tín hiệu đầu tiên cho thấy Saudi Arabia đi theo con đường chuyên chế hay “chúng ta sẽ nhìn lại và nói rằng Mohammed bin Salman là người nhận thấy thách thức to lớn và đã dám vượt qua nó”. 

Trong khi đó, AP dẫn lời một quan chức chính phủ có liên hệ với lực lượng an ninh nói rằng 11 hoàng tử và 38 nhân vật khác đã bị thẩm vấn. Theo AP, Văn phòng Tổng Công tố không nêu chi tiết tên những người bị bắt giữ và điều tra song nhấn mạnh "tất cả những người bị tình nghi đều có đủ quyền lợi và được đối xử như mọi công dân Saudi Arabia". Tuyên bố này không nêu các chi tiết cụ thể về tiến trình điều tra song khẳng định chưa có phần tài sản nào bị phong tỏa và mọi đối tượng đều được xem là vô tội cho tới khi có các bằng chứng chứng minh. 

Theo nhiều nhà phân tích chiến dịch thanh trừng này không chỉ nhằm đối phó với nạn tham nhũng mà còn là để loại bỏ những nhân tố phản đối mục tiêu cải cách đầy tham vọng của Thái tử Mohammed bin Salman, những mục tiêu được phần đông thanh niên Saudi Arabia hết sức ủng hộ nhưng lại không được lòng những thế hệ cao tuổi vốn ủng hộ truyền thống quyền lực dựa trên đồng thuận của hoàng gia. 

AP dẫn lời cố vấn cấp cao John Hannah, hiện đang làm việc tại Quỹ Quốc phòng Dân chủ, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington, bình luận rằng Thái tử Mohammed bin Salman đã "tận dụng cuộc chiến chống tham nhũng để củng cố quyền lực và cải tổ chế độ theo hướng mà ông mong muốn", từng bước loại bỏ những nhân vật đối lập. 

AP cho biết các vụ bắt giữ bất ngờ này đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh của truyền thông thân chính phủ, ca ngợi đó là tín hiệu rõ ràng cho thấy Thái tử Mohammed bin Salman đang hiện thực hóa lời hứa về cải cách đất nước, giảm dần sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ và tự do hóa nhiều khía cạnh của xã hội bảo thủ cực đoan này. AP cũng nhận định việc nhiều hoàng tử và giới chức cấp cao bị bắt giữ là hành động phá vỡ truyền thống của gia đình hoàng gia Saudi Arabia, vốn luôn tìm cách che giấu những bất đồng và xung đột nội bộ để thể hiện sức mạnh và sự thống nhất trước nhiều phe phái và bộ tộc tại quốc gia này. Diễn biến này cũng thể hiện rằng Thái tử Mohammed bin Salman có được sự ủng hộ tuyệt đối của Quốc vương Salman trong việc tiến hành các cải cách chống tham nhũng trên quy mô lớn, nhằm vào cả các thành viên hoàng gia và giới kinh doanh nhiều quyền lực, bao lâu nay vẫn luôn nằm "ngoài vòng pháp luật". 

Reuters dẫn lời học giả Joseph Kechichian khẳng định rằng các lợi ích của người dân Saudi Arabia vẫn sẽ được đảm bảo. Ông nói: “Cả Quốc vương Salman và người kế vị Mohammed bin Salman đều cam kết vì lợi ích của người dân. Điều mà họ quyết tâm hướng tới là hiện đại hóa thể chế cầm quyền, không chỉ sau 2030 mà còn xa hơn nữa”. 

Nhiều người dân thường Saudi Arabia đã rất hoan nghênh chiến dịch mà họ chờ đợi từ lâu này. Chỉ số chứng khoán của Saudi Arabia đã giảm nhẹ song sau đó lại tăng mạnh do một số nhà đầu tư dự đoán rằng những diễn biến trên chính trường này sẽ là nhân tố thúc đẩy cải cách trong dài hạn.../.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.