Nước Đức trước thềm tổng tuyển cử

(PLO) - Cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình diễn ra trong bầu không khí căng thẳng và đối đầu giữa hai ứng viên Thủ tướng Đức là đương kim Thủ tướng Angela Merkel - đại diện cho Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo (CDU/CSU) và ông Martin Schulz - Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Thủ tướng Merkel. 

Chiến thắng này của Thủ tướng Merkel sẽ tiếp tục là bước tạo đà thuận lợi cho bà trong cuộc tổng tuyển cử tại Đức dự kiến diễn ra vào ngày 24/9.

Tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Merkel (phải) là 49% bỏ xa tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Schulz (trái) với 29%
Tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Merkel (phải) là 49% bỏ xa tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Schulz (trái) với 29%

Chiến thắng rõ ràng

Vào lúc 20 giờ 15 phút ngày 3/9 (giờ Đức) tức 1 giờ 15 phút ngày 4/9 (theo giờ Hà Nội) đã diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa hai ứng viên Thủ tướng Đức là bà Angela Merkel và ông Martin Schulz. Hai kênh truyền hình đại chúng ARD và ZDF và 2 kênh truyền hình trả tiền RTL và SAT.1 của Đức đã cùng tham gia tổ chức buổi tranh luận trực tiếp này.

Trong 97 phút tranh luận căng thẳng, các ứng viên đã đề cập đến các vấn đề “nóng” được cử tri Đức rất quan tâm hiện nay như cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu, căng thẳng ngoại giao giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách đối ngoại, chính sách quốc phòng, an ninh nội bộ và công bằng xã hội. 

Trong phần lớn thời gian, ông Schulz chỉ trích bà Merkel là “xa cách” và công kích bà Merkel chủ yếu xoay quanh các vấn đề về cuộc khủng hoảng người di cư và quan hệ Đức - Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu năm 2015, ông Schulz chỉ trích quyết định mở rộng biên giới của Thủ tướng Merkel đã kéo theo nhiều hệ lụy như vấn đề giải quyết công ăn việc làm, hội nhập, chính sách xã hội, Hồi giáo cực đoan... Theo ông Schulz, đúng ra bà Merkel đã phải có một phản ứng tốt hơn đối với cuộc khủng hoảng người tị nạn này. Ngoài ra, ứng viên của đảng Dân chủ xã hội Đức cũng công kích bà Merkel về những mâu thuẫn giữa CDU và CSU liên quan đến một số vấn đề như phí cầu đường, lương hưu trong các cuộc bầu cử trước đây. 

Về phần mình, Thủ tướng Merkel khẳng định, Đức đã nỗ lực để phối hợp tốt giữa tiếp nhận người tị nạn để bổ sung vào thị trường lao động Đức, nhất là đối với số lao động nữ. Đối với hoạt động Hồi giáo cực đoan, bà Merkel cho rằng, mặc dù đã gây ra những hành động khủng bố kinh hoàng ở châu Âu nhưng bà tin rằng “Hồi giáo thuộc về Đức”. 

Cho dù kéo dài tới 97 phút nhưng cuộc tranh luận đã không đề cập đến vấn đề khác mà cử tri Đức còn quan tâm cũng như đã được đưa ra trong cương lĩnh tranh cử của cả đương kim Thủ tướng Angela Merkel và Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội Martin Schulz như giáo dục, số hóa, năng lượng, khí hậu, đổi mới, quan liêu... Một cuộc khảo sát được tiến hành ngay trong và sau cuộc tranh luận do Tổ chức Infratest Dimap tiến hành cho đài ARD cho thấy, đánh giá về độ tin cậy, tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Merkel là 49% bỏ xa tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Schulz với 29%. Về độ thuyết phục trong tranh luận, bà Merkel chiếm tỷ lệ 55% và ông Schulz là 35%. Đánh giá chung thực hiện bởi truyền thông Đức, bà Merkel nổi lên như là người chiến thắng rõ ràng của cuộc tranh luận duy nhất trên truyền hình.

Bước tạo đà thuận lợi

Sự kiện hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua tranh chức Thủ tướng Đức tham gia tranh luận kéo dài 97 phút đã thu hút sự quan tâm của dư luận và giới truyền thông không chỉ của nước Đức mà còn của toàn thế giới, bởi kết quả cuộc tranh luận sẽ tác động không nhỏ tới lá phiếu của các cử tri Đức, đặc biệt là những người hiện chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho đảng nào. 

Trước thềm cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa đương kim Thủ tướng Đức Merkel và Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội Schulz, giới phân tích nhận định ông Schulz sẽ khó có thể lật ngược được thế cờ trong bối cảnh Thủ tướng Merkel và liên đảng CDU/CSU đang nhận được sự tín nhiệm cao. Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, thặng dư ngân sách, thương mại và giải quyết việc làm... của Đức hiện nay đều ở mức tốt hơn so với kỳ vọng.

Thủ tướng Merkel đã lên tiếng bảo vệ chính sách mở cửa chào đón người tị nạn mà chính phủ của bà theo đuổi trong những năm qua. Bà khẳng định không hối tiếc trước quyết định của mình, đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng bà đã phạm sai lầm về chính sách này, dù việc 1 triệu người tị nạn từ Syria và Iraq tới Đức trong 2 năm qua đã gây ra những rạn nứt trong liên minh CDU/CSU và khiến uy tín của bà giảm sút mạnh. 

Về chính sách quốc phòng, nhà lãnh đạo Đức cũng khẳng định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của Berlin sẽ không làm giảm bớt phúc lợi của nước này, đồng thời bác bỏ chỉ trích của SPD rằng bà đang nhượng bộ trước yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ. Ngoài ra, Thủ tướng Merkel cũng thể hiện rõ vai trò lãnh đạo cứng rắn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của mình.

Với những đánh giá tích cực về khả năng điều hành đất nước cùng các ấn tượng thu được từ cử tri trong vòng tranh luận trên truyền hình, đương kim Thủ tướng Đức Merkel vẫn được coi là ứng cử viên sáng giá nhất và gần như nắm chắc trong tay nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư liên tiếp. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.