Những phóng viên xả thân vì bản tin

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Kể từ năm 1993, khi Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố ngày 3/5 là Ngày tự do báo chí thế giới, cho đến nay, hơn 825 nhà báo đã hy sinh trong quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên, không vì thế mà các phóng viên, nhà báo chùn bước.

“Đừng lo lắng, tôi vẫn đây”, phóng viên ảnh Shah Marai của hãng tin AFP nói với một đồng nghiệp qua ứng dụng WhatsApp. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau đó, một quả bom thứ 2 đã phát nổ. 2 vụ đánh bom liên tiếp xảy ra tại Kabul 30/4 vừa qua đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 25 người, trong đó có 9 nhà báo.

Đây là vụ tấn công cướp đi sinh mạng của nhiều nhà báo nhất tại Afghanistan ít nhất kể từ năm 2002 cho đến nay và cũng là một trong những vụ tấn công khiến nhiều nhà báo tử nạn nhất trên thế giới, theo Ủy ban bảo vệ các nhà báo. Các nhà báo tử nạn sau khi có mặt ở hiện trường để đưa tin về vụ đánh bom xảy ra 40 phút trước đó. Vụ việc xảy ra chỉ 3 ngày trước Ngày tự do báo chí thế giới. 

Chính phủ Afghanistan trong một tuyên bố được đưa ra sau đó miêu tả việc tấn công nhằm vào các nhà báo là tội ác không thể tha thứ. Theo cảnh sát Afghanistan, vụ đánh bom kép là hoàn toàn có chủ đích, trong đó vụ việc đầu tiên có quy mô nhỏ hơn nhằm thu hút đông người tới hiện trường. Vụ đánh bom thứ 2 có quy mô lớn hơn nhiều và số người thương vong vì thế cũng cao hơn nhiều. Đặc biệt, kẻ đánh bom trong vụ việc thứ 2 đã cải trang thành một nhà báo ảnh để gây án. 

Trong số những người tử nạn vì vụ việc có Marai – nhà báo đã có đến 20 năm lăn lộn đưa tin tại Kabul. Ngoài ra, 4 nhân viên của các hãng tin Afghanistan cũng có mặt trong danh sách những nạn nhân xấu số. Nạn nhân trong vụ  việc còn có phóng viên ảnh Yar Mohammad Tokhi. Anh Tokhi thiệt mạng khi chuẩn bị kết hôn với người bạn gái lâu năm. Còn phóng viên của hãng tin RFE/RL ở Kabul Abadullah Hanazai thì mới kết hôn được 8 tháng. Ở thời điểm gặp nạn, anh mới bước sang tuổi 28. Cũng trong ngày hôm đó, một phóng viên của hãng tin BBC tại Afghanistan tên Ahmad Shah cũng đã bị tấn công trong một vụ việc riêng rẽ xảy ra tại tỉnh Khost.

Vụ tấn công nói trên được nhiều người xem là lời nhắc nhở đẫm máu về công việc của những nhà báo. Bom, đạn, dao và cả cái chết là những thứ mà các nhà báo có thể sẽ phải đối mặt trong quá trình tác nghiệp. Họ hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân trong của những làn đạn nơi chiến trường hay những vụ tấn công có chủ đích dù làm nghề ở những đất nước không có chiến tranh. Thống kê của Ủy ban bảo vệ nhà báo cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2018, tổng cộng đã có 1.290 nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp. Ngoài ra, 58 người khác đã mất tích trong cùng thời gian. 

Không chỉ gặp nguy hiểm từ tên bay đạn lạc, các phóng viên ở nhiều nơi còn gặp nhiều vấn đề khác. Nhà báo Shafqat Ali ở Pakistan – một trong những nước được miêu tả là chết chóc nhất đối với những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí – cho biết, việc đưa tin ở Islamabad tương đối dễ dàng so với những nơi khác. Tuy nhiên, trong suốt 21 năm làm báo của anh, con đường mà anh đi chưa bao giờ nhẹ nhàng.

Theo Ali, mỗi khi muốn viết gì đó độc quyền hay thực hiện các phóng sự điều tra, anh đều phát hiện mình đang bị theo dõi. Có những lúc, anh đột ngột nhận được cuộc gọi đề nghị tham gia các buổi thông tin dù những thông tin đó đều đã được đăng tải trên báo chí. Việc nhận được những cuộc gọi bất ngờ như vậy luôn khiến tôi cảm thấy bất an. Bên cạnh đó, những cuộc gặp bất ngờ cũng khiến anh cảm thấy áp lực. 

“Có những lằn ranh mà chính phủ, các đảng phái chính trị, các nhóm tôn giáo và các tổ chức vạch ra mà nếu nhà báo vượt qua sẽ nhận được cảnh cáo ngay lập tức. May mắn là tôi chưa bao giờ bị bắt cóc hay bị quấy rối nhưng bước ra khỏi nhà và chào tạm biệt người thân – những người luôn mong chờ bạn quay về vào buổi tối – vẫn chưa bao giờ là dễ dàng”, anh Ali kể và cho biết thêm rằng gia đình đã nhiều lần khuyên anh bỏ nghề để tìm kiếm một nghề khác phù hợp hơn.

Theo Ủy ban bảo vệ nhà báo, trong tháng 4 vừa qua, số vụ vi phạm nhằm vào các phóng viên ở nước này đã gia tăng mạnh, với tổng cộng 84 nhà báo đã bị tấn công. Trước đó, trong tháng 3 vừa qua, con số này là 82 nhà báo, trong đó có 14 nhà báo nữ.

Theo Báo cáo chỉ số tự do báo chí năm 2018 do tổ chức Phóng viên không biên giới soạn thảo, các vụ tấn công có chủ đích và thái độ thù nghịch với truyền thông và nhà báo đang có xu hướng gia tăng. Được công bố thường niên từ năm 2002, Chỉ số tự do báo chí đo mức độ tự do báo chí ở 180 nước. Theo báo cáo, năm 2017 được xem là năm nguy hiểm nhất với các nhà báo, với 18 nhà báo đã thiệt mạng và số lượng những người bị tống giam đã tăng đến mức kỷ lục.

Việc đe dọa báo chí cũng được cho là đã trở nên phổ biến, kể cả ở phương tây. Báo cáo dự báo tình hình năm 2018 thậm chí có thể tồi tệ hơn. Theo đó, một số lãnh đạo của các nước dân chủ coi truyền thông không phải là một phần thiết yếu của xã hội mà là “kẻ thù của nhân dân”. Vẫn theo báo cáo, ngoài việc bị lăng mạ, bị đối xử thù nghịch, các nhà báo còn có nguy cơ cao bị gây tổn hại về thân thể.

Tuy nhiên, vì thế giới cần biết sự thật. Vì vẫn phải có ai đó đứng ra làm công việc vất vả, nguy hiểm nhưng cũng đầy vinh quang này nên lớp lớp các nhà báo vẫn đã và đang tiếp tục xông pha, cung cấp cho người đọc những bản tin nhanh nhạy, chính xác và kịp thời. Họ, dù đôi khi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đối mặt với nỗi sợ hãi và bám vào những tia hy vọng để đi đến cùng của sự thật, đem lại hy vọng cho những người không thể tự nói ra được những khó khăn của họ. 

Đọc thêm

Tổng thống Nga Putin tiết lộ kế hoạch sau bầu cử

Tổng thống Nga Putin.
(PLVN) - Tổng thống đương nhiệm của Nga Vladimir Putin – hiện là ứng cử viên giữ vị trí dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra có kế hoạch sớm gặp Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu và Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga Valery Gerasimov.

Nga công bố chiến thắng áp đảo của Tổng thống Vladimir Putin

Nga công bố chiến thắng áp đảo của Tổng thống Vladimir Putin
Theo cuộc khảo sát bên ngoài điểm bỏ phiếu (Exit poll) diễn ra trong 3 ngày bầu cử của Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Xã hội Toàn Nga (VTsIOM), ứng cử viên độc lập, đương kim Tổng thống LB Vladimir Putin đứng vị trí đầu tiên, giành được 87,97% số phiếu bầu.

Gen Z Trung Quốc đua nhau tích trữ hạt đậu vàng

Giới trẻ Trung Quốc đổ xô tích trữ hạt đậu vàng. Ảnh: BLOOMBERG.
(PLVN) - Trong bối cảnh giảm phát tồi tệ nhất của Trung Quốc trong 15 năm, thị trường chứng khoán biến động, lãi suất ngân hàng thấp so với mong muốn, nhiều các bạn trẻ Gen Z đặt niềm tin vào hạt đậu vàng như một cách tiết kiệm tài sản.

Italia cảnh báo việc đưa binh sỹ vào Ukraine

Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani.
(PLVN) - Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani cảnh báo việc triển khai binh sỹ của NATO tới các chiến trường ở Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu, thực chất là một Chiến tranh thế giới thứ III.