Người dân Pakistan chật vật tìm không khí sạch

Một nhà máy ở thành phố Peshawar xả khói đen mù mịt ra môi trường
Một nhà máy ở thành phố Peshawar xả khói đen mù mịt ra môi trường
(PLO) - Do thiếu số liệu thống kê chính thức từ chính quyền, nhiều người dân tại Pakistan đang tự theo dõi chất lượng không khí ở nơi mình sống để chủ động các kế hoạch sinh hoạt.

Với dân số khoảng 200 triệu người và đang gia tăng nhanh chóng, Pakistan là một trong những nơi có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới do nhiều người dân vẫn đang sử dụng những xe cộ không được bảo dưỡng tốt và việc phát thải khí thải công nghiệp không được kiểm soát.

Ông Imran Saqib Khalid ở Viện Chính sách phát triển bền vững của Islamabad nói rằng vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Pakistan khi các tiêu chuẩn về khí thải ở nước này thường bị bỏ qua với lý do việc áp dụng nghiêm ngặt các quy định đó có thể cản trở tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các chính sách của chính phủ cũng chưa vạch ra được chiến lược hay bước đi dài hạn để hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo. 

Thay vào đó, Pakistan lại đang chuẩn bị xây dựng khoảng 13 nhà máy nhiệt điện than với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Các quan chức Pakistan nói rằng việc xây dựng này sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng không khí. “Việc sử dụng công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo giảm lượng khí thải”, một quan chức ở Bộ Biến đổi khí hậu Pakistan khẳng định. Rõ ràng, với việc không có những thống kê cụ thể, việc chứng minh điều ngược lại là không thể. 

Tình hình ô nhiễm không khí ở Pakistan trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở miền bắc nước này vào mùa đông, khi các thành phố chìm trong những làn khói bụi độc hại dày đặc gợi nhớ đến bầu không khí ô nhiễm ở nước Anh thế kỷ trước.Ví dụ, Ngân hàng Thế giới ước lượng người dân ở thành phố Peshawar, phía tây bắc Pakistan mỗi năm phải hít trung bình 110 micromet khối những hạt bụi ô nhiễm có thể giảm tầm nhìn và xâm nhập sâu vào hệ hô hấp. Mức độ này cao hơn 11 lần so với giới hạn được khuyến nghị và được cho là một yếu tố gây ra gần 60.000 ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến hô hấp mỗi năm ở Pakistan, trong đó có bệnh phổi, tim và ung thư. 

Vài năm trước, ông Furhan Hussain chuyển tới Islamabad với hy vọng sẽ được sống trong bầu không khí trong lành. Tuy nhiên, trái ngược với mong muốn, khi đến nơi, ông nhận thấy rằng tình hình ở thủ đô cũng không mấy sáng sủa. Quá thất vọng nhưng không biết làm gì để thay đổi tình hình, ông đã gia nhập mạng lưới PakAirQuality - nhóm công dân đầu tiên của Pakistan tự theo dõi tình hình ô nhiễm không khí. Theo ông Hussain, nhóm của ông theo dõi tình hình ô nhiễm không khí ở Islamabad, Lahore và Karachi, sau đó đăng tải lên Twitter.

Còn ông Ali Nadir – một doanh nhân tại Lahore và là một thành viên của mạng lưới trên – cho biết thêm rằng các thành viên trong mạng lưới đã tự lập các “chốt” theo dõi chất lượng không khí và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực thông qua điện thoại thông minh. “Mục đích của chúng tôi là muốn nâng cao nhận thức của mọi người về chất lượng không khí. Nhiều người nói với tôi rằng họ theo dõi các thông tin về chất lượng không khí của tôi để điều chỉnh các kế hoạch tập tành hay ra ngoài cho phù hợp với tình hình”, ông Nadir cho hay.

Người đứng đầu Cơ quan bảo vệ môi trường Pakistan Farzana Altaf Shah thừa nhận giới chức nước này có thu thập dữ liệu về tình hình ô nhiễm không khí thông qua các trạm quan trắc tự động nhưng việc thu thập này không được tiến hành thường xuyên. Ông Altaf cũng khẳng định Chính phủ Pakistan cũng đang có những biện pháp để bảo vệ bầu không khí cho người dân, trong đó có việc hướng tới các tiêu chuẩn về năng lượng cao hơn, lập các đơn vị kiểm soát ô nhiễm tại các nhà máy ở Islamabad. “Đó là một quá trình diễn tiến chậm chạp nhưng đang được thực hiện”, ông này nhấn mạnh. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.