Mỹ, Trung không đạt được thỏa thuận về các vấn đề thương mại

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đối thoại kinh tế thường niên giữa Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ở Washington mà không đạt được thỏa thuận về các bước đi mới nhằm làm giảm thâm hụt thương mại song phương, đồng thời cũng dấy lên những lo ngại về quan hệ kinh tế, thương mại của Tổng thống Donald Trump với Bắc Kinh.

Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết tại cuộc đối thoại vừa diễn ra, 2 bên đã “trao đổi thẳng thắn” nhưng không đi đến thống nhất về hầu hết các vấn đề lớn liên quan đến thương mại và kinh tế có ý nghĩa quan trọng với Mỹ.

Theo vị quan chức giấu tên này, các vấn đề mà 2 bên chưa thống nhất bao gồm yêu cầu của Mỹ về việc tiếp cận các thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc, giảm sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc, giảm thuế ô tô, giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, chấm dứt việc Trung Quốc yêu cầu địa phương hóa dữ liệu và nâng tỉ lệ cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc…

Kết thúc đối thoại, 2 bên đã hủy họp báo, không ra được tuyên bố chung và cũng không đưa ra những tuyên bố mới về việc tiếp cận thị trường Mỹ đối với Trung Quốc. Trưởng phái đoàn đàm phán của Trung Quốc – Phó Thủ tướng Uông Dương – đã rời khỏi tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ mà không đưa ra bất cứ phát biểu nào với giới báo chí. Trước đó, ông Dương cảnh báo rằng sự đối đầu giữa 2 nước có thể gây thiệt hại cho cả 2 bên. 

Còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross chỉ ra một tuyên bố ngắn sau cuộc họp, trong đó nhấn mạnh vấn đề đồng thuận hiếm hoi giữa 2 bên. “Trung Quốc thừa nhận mục tiêu chung là giảm thâm hụt thương mại song phương và 2 bên sẽ cùng hợp tác để đạt được mục tiêu này”, tuyên bố cho hay.

Trong tuyên bố này, 2 bộ trưởng của Mỹ cũng khẳng định lập trường của Mỹ trong quan hệ thương mại với Trung Quốc sẽ tuân thủ các nguyên tắc cân bằng, công bằng; và rằng sự tương hỗ trong các vấn đề liên quan đến thương mại sẽ tiếp tục là kim chỉ nam của nước này trong các cuộc thảo luận nhằm hướng tới việc đảm bảo các doanh nghiệp và người lao động Mỹ có cơ hội được cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng. 

Phiên họp vừa diễn ra được nhiều người xem là sự kiện tiếp nối cuộc gặp giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở khu nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ tại Mar-A-Lago, Florida hồi tháng 4 vừa qua. Tại cuộc gặp đó, ông Trump đã ca ngợi sự hợp tác của ông Tập trong việc kiềm chế mối đe dọa từ Triều Tiên, nói rằng đây sẽ là tiền đề hướng tới những điều khoản thương mại tốt hơn với Trung Quốc.

Hai nhà lãnh đạo cũng đã khởi động kế hoạch kinh tế 100 ngày, đưa ra một số tuyên bố về một số ngành công nghiệp cụ thể, trong đó có việc nối lại hoạt động bán thịt bò Mỹ tại Trung Quốc và cam kết cho phép phía Mỹ tham gia ở mức độ giới hạn trong một số lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, 2 bên vẫn chưa đưa ra được sáng kiến nào mới và ông Trump thì được cho là đang ngày càng thất vọng với việc Trung Quốc không gây áp lực với Triều Tiên. Chính phủ Mỹ cũng đã đe dọa sẽ áp các biện pháp trừng phạt mới nhằm và các ngân hàng nhỏ của Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với Bình Nhưỡng. 

Các nhà đầu tư cho rằng những tín hiệu tiêu cực từ cuộc đối thoại cũng như việc 2 bên không đưa ra các tuyên bố mới về thương mại cho thấy ông Trump nhiều khả năng sẽ đánh thuế vào mặt hàng thép của Trung Quốc hay đưa ra các quy định về hạn ngạch với lý do an ninh quốc gia. Bản thân ông Trump khi được hỏi cũng để ngỏ khả năng này. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.