Indonesia bắt đầu đối phó với yêu sách của Trung Quốc

Thủy thủ đoàn trên tàu tuần tra Biển Đông của Indonesia
Thủy thủ đoàn trên tàu tuần tra Biển Đông của Indonesia
(PLO) - Indonesia đang đẩy mạnh các biện pháp đối phó với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Hải quân Mỹ cũng đang đẩy mạnh các cuộc tuần tra nhằm bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực.

Theo New York Times, trong nhiều năm liền, Indonesia duy trì quan điểm chính thức cho rằng nước này không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, đến năm ngoái, giữa Indonesia và Trung Quốc đã xảy ra 3 lần đụng độ trên biển ở vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở ngoài khơi quần đảo Natuna.

Sau vụ đụng độ thứ 3, vào tháng 6/2016, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố lần đầu tiên nói rằng yêu sách đường 9 đoạn gây tranh cãi của nước này bao gồm các ngư trường truyền thống trong khu vực Indonesia tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của nước này. 

Phải đến lúc đó, giới chức Indonesia mới thay đổi quan điểm. Chỉ vài ngay sau vụ đụng độ thứ 3, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chủ trì một cuộc họp của nội các nước này trên một tàu chiến ở ngoài khơi Natuna – một động thái được các nhà phân tích cho rằng là để thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nước này trước Bắc Kinh. 

Tiếp đó, đến hôm 14/7 vừa qua, Bộ Các vấn đề hàng hải và nghề cá Indonesia đã tổ chức hội thảo công bố bản đồ lãnh thổ quốc gia đầu tiên của nước này kể từ năm 2005, trong đó có chính thức công bố việc đổi tên vùng biển ở gần nước này thành Biển Bắc Natuna.

Bản đồ cũng bao gồm những đường biên giới trên biển mới giữa Indonesia với Singapore và Philippines. Theo ông Frega Ferdinand Wenas Inkiriwang – một giảng viên tại Trường Đại học Quốc phòng Indonesia, việc Indonesia công khai đặt tên Biển Bắc Natuna đồng nghĩa với việc Indonesia đã gián tiếp trở thành một bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Theo ông Arif Havas Oegroseno – Thứ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề hàng hải Indonesia, tấm bản đồ mới xác định rõ các khu vực khai thác tài nguyên thiên nhiên của Indonesia. Cùng ngày, Bộ Năng lượng và tài nguyên thiên nhiên và quân đội Indonesia cũng đã ký bản ghi nhớ về việc điều các tàu chiến để đảm bảo an ninh tại các ngư trường giàu nguồn lợi của Indonesia.

Trước khi thực hiện việc đổi tên biển, hồi năm ngoái, Indonesia cũng đã bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự ở Natuna, trong đó có việc mở rộng cảng hải quân trên đảo chính ở quần đảo này để tiếp nhận các tàu lớn hơn và mở rộng đường băng ở căn cứ quân sự trên đảo. “Indonesia đã trở thành một bên trong tranh chấp. Nước này thừa nhận thực tế đó càng sớm càng tốt”, ông Ian J. Storey, một  học giả tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận xét.

Mặc dù vậy nhưng các chuyên gia cho rằng Hải quân Indonesia và Trung Quốc sẽ không xảy ra va chạm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. 

Đọc thêm

Italia cảnh báo việc đưa binh sỹ vào Ukraine

Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani.
(PLVN) - Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani cảnh báo việc triển khai binh sỹ của NATO tới các chiến trường ở Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu, thực chất là một Chiến tranh thế giới thứ III.

Đề nghị Croatia vận động 10 nước EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu của Croatia Frano Matusic .
(PLVN) - Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Croatia là một trong những nước thành viên EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); đề nghị phía Croatia vận động 10 nước EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA; ủng hộ Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.