Hy Lạp đòi Đức bồi thường chiến tranh: “Cuộc đấu” không dễ sớm chấm dứt

Lính Đức tại Hy Lạp trong Thế chiến 2
Lính Đức tại Hy Lạp trong Thế chiến 2
(PLO) - Chuyện nước Đức bồi thường cho Hy Lạp về những thiệt hại mà nước Đức quốc xã đã gây ra cho Hy Lạp thời chiến tranh thế giới thứ hai thật không dễ giải quyết. 

Hy Lạp và Đức đều là thành viên của NATO và EU. Diễn giải theo cách khác, hai nước này đều là đồng minh quân sự và đối tác chiến lược của nhau, lại còn đã như thế từ nhiều thập kỷ nay rồi. Có không ít cả luật lẫn lệ ràng buộc hai nước này vào số phận chung. Giữa hai nước đã từng có một thời kỳ quá khứ lịch sử tăm tối liên quan đến nhà nước Đức quốc xã và chiến tranh thế giới thứ hai. Cái quá khứ lịch sử ấy bây giờ lại phủ bóng xuống mối quan hệ giữa hai đồng minh quân sự và đối tác chiến lược này.

Chuyện liên quan đến bồi thường, chuyện nước Đức bồi thường cho Hy Lạp về những thiệt hại mà nước Đức quốc xã đã gây ra cho Hy Lạp thời chiến tranh thế giới thứ hai. Những thiệt hại này đã được ghi lại trong các tài liệu lịch sử, các văn kiện cụ thể và nhà nước Đức hiện tại cũng không phủ nhận. Chính phủ Hy Lạp đã nhiều lần lên tiếng chính thức hoặc đề cập xa gần đến việc yêu cầu nhà nước Đức bồi thường. Vì thế nên mới lại có chuyện lệ cụ thể đấu chọi với luật chung chung.

Lệ trong câu chuyện này rất cụ thể. Nước Đức hiện tại kế thừa về phương diện pháp lý quốc tế nhà nước Đức quốc xã khi xưa, nên phải gánh chịu trách nhiệm về mọi phương diện đối với những gì mà nhà nước Đức quốc xã khi xưa gây ra, về chính trị cũng như pháp lý, về vật chất cũng như đạo lý.

Luật có thể xử lý khác chứ lệ ở đây là có nợ thì phải trả, gây ra thiệt hại thì phải bồi thường; không tuyệt đối và thái quá đến mức nợ máu thì phải trả bằng máu, nhưng cũng không thể đơn giản chỉ là một lời xin lỗi xuông. Phía Hy Lạp đòi phía Đức phải bồi thường khoản tiền lớn. Cái lệ này hợp tình hợp lý đến mức không ai có thể phản bác được.

Trong thế giới tư pháp, muốn chế tài lệ thì không thể không dùng luật. Phải dùng luật bởi chỉ luật mới có được cái quyền năng ấy. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chuyện bồi thường là vấn đề lớn, nan giải và vô cùng nhạy cảm đối với cả hai nhà nước Đức (thời điểm đó nước Đức tạm chia thành Đông Đức và Tây Đức - PV).

Cách giải quyết chung được áp dụng là ký kết những thoả thuận song phương và đa phương với giải pháp cho vấn đề này mà nội dung cơ bản thường là mức bồi thường; và tuyên bố chung là vấn đề bồi thường đã được giải quyết ổn thoả và dứt điểm. Giữa nước Đức và Hy Lạp cũng vậy. 

Nước Đức hồi giữa thập kỷ 50 của thế kỷ trước ký thoả thuận đa phương về giải quyết vấn đề bồi thường này với tất cả các nước liên quan, nhưng Hy Lạp không tham gia ký. Khi nước Đức thống nhất, hai nhà nước Đức ký với 4 nước là Nga, Mỹ, Anh và Pháp hiệp ước mà ở trong đó cũng có tuyên bố “không đặt ra lại vấn đề bồi thường”.

Như thế có nghĩa là rất đầy đủ thoả thuận và văn bản pháp lý quốc tế cho việc xử lý dứt điểm và ổn thoả vấn đề nước Đức bồi thường cho các nước châu Âu. Luật chung chung như thế mà cũng lại không có sự tham gia của Hy Lạp.

Hy Lạp bây giờ vận dụng lệ còn phía Đức thì viện dẫn hai hiệp ước nói trên, tức là dựa vào luật. Đức cho rằng mọi chuyện đã được xử lý ổn thoả bằng hai văn bản pháp lý quốc tế nói trên; cho nên đòi hỏi của Hy Lạp bây giờ là vô lý và phía Đức không thể châp nhận được.

Phía Hy Lạp cho rằng cả hai hiệp ước kia đều không có sự đồng thuận của Hy Lạp và không thể là giải pháp được Hy Lạp chấp thuận. Nếu đó là luật thì luật ấy quá chung chung và lại còn không thể được áp dụng cho trường hợp của Hy Lạp trong khi cái lệ lại hết sức cụ thể và áp dụng cho cả nhà nước Đức.

Cuộc đấu giữa lệ và luật này không phải vô cớ và không dễ được chấm dứt. Xưa nay, lệ luôn yếu thế hơn so với luật. Nhưng cuộc đấu này càng dai dẳng thì tác động chính trị của nó càng thêm tai hại đối với luật, kể cả khi rồi lệ không thắng nổi luật.

Đọc thêm

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.