Hàn Quốc: Cuộc đua 'tam mã' tranh ghế tổng thống

Từ trái sang phải: Các ứng viên Moon Jae-in, Ahn Cheol-soo, Hong Joon-pyo
Từ trái sang phải: Các ứng viên Moon Jae-in, Ahn Cheol-soo, Hong Joon-pyo
(PLO) - Ngày 17/4, chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Hàn Quốc chính thức được bắt đầu. Dự kiến, cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn tại Hàn Quốc sẽ diễn ra vào đầu tháng 5 tới sau khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc phế truất Tổng thống Park Geun-hye.

Số ứng cử viên kỷ lục

Theo Ủy ban Bầu cử Quốc gia Hàn Quốc, 5 ứng cử viên tranh cử của các đảng có đại diện trong Quốc hội bao gồm: ông Moon Jae-in của đảng Dân chủ theo đường lối tự do, ông Ahn Cheol-soo của đảng Nhân dân theo đường lối trung tả; ông Hong Joon-pyo của đảng Hàn Quốc Tự do trước đây là đảng cầm quyền theo đường lối bảo thủ; ông Yoo Seung-min thuộc đảng Bareun vốn tách ra từ đảng cầm quyền và cũng theo đường lối bảo thủ; và bà Sim Sang-jeung của đảng Công lý theo đường lối cấp tiến.

Ngoài 5 ứng cử viên nổi bật nhất của các đảng có đại diện trong Quốc hội, tới nay đã có thêm 10 người chính thức đăng ký ứng cử trong cuộc bầu cử sắp tới. Trong đó có ông Lee Jae-ho, cựu nghị sỹ gần gũi với cựu Tổng thống Lee Myung-bak; và nghị sỹ Cho Won-jin, trước đây thuộc đảng Hàn Quốc Tự do và hiện nay đại diện cho đảng Saenuri gồm những người ủng hộ cựu Tổng thống Park Geun-hye.

Cuộc bầu cử lần này với đông ứng viên là điều hiếm hoi trên chính trường Hàn Quốc. Thông thường người ta chỉ thấy ứng viên là đại diện cho 2 hoặc 3 đảng lớn chạy đua vào Nhà Xanh trong các cuộc bầu cử trước đây. 

Cuộc đua “tam mã”

Ngày 10/3, sau khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ra phán quyết phế truất Tổng thống Park Geun-hye, Ủy ban Bầu cử quốc gia (NEC) bắt đầu nhận đơn đăng ký của các ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống. Một cuộc đua “tam mã” đã chính thức được định hình với các ứng cử viên Moon Jae-in, Ahn Cheol-soo và Hong Joon-pyo.

Kết quả thăm dò dư luận do một kênh truyền hình Hàn Quốc thực hiện cho thấy, trong suốt 15 tuần liên tiếp vừa qua, hai ứng cử viên hàng đầu là ông Moon Jae-in luôn dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ 44% và ông Ahn Cheol-soo của đảng Nhân dân với tỷ lệ ủng hộ là 37%. Điều này cho thấy, cuộc đua vào cương vị Tổng thống nước này đang rất sít sao. Trong khi đó, ứng cử viên Hong Joon-pyo của đảng Hàn Quốc Tự do ở vị trí thứ ba với 7%. Hai ứng cử viên Sim Sang-jeung của đảng Công lý và Yoo Seong-min của đảng Bareun có vị thế ngang bằng với 3%. 

Ứng cử viên đầu tiên là Moon Jae-in, 64 tuổi, cựu Chủ tịch của đảng Dân chủ Hàn Quốc, từng giữ nhiều cương vị tại Quốc hội. Mới đây, ông Moon Jae-in đã công bố các cam kết tranh cử với trọng tâm là nỗ lực tạo việc làm và cải cách chính trị. Ông từng tuyên bố nếu thắng cử, ông sẽ tạo thêm 810.000 việc làm mới trong lĩnh vực nhà nước, qua đó góp phần tạo ra 500.000 chỗ làm mới trong lĩnh vực tư nhân mỗi năm. Ông Moon Jae-in cam kết sẽ tìm cách sửa đổi Hiến pháp để giảm nhiệm kỳ tổng thống từ 5 năm hiện nay xuống còn 4 năm. Người đứng đầu nhà nước cũng có thể được bầu lại chứ không phải chỉ được đảm đương trách nhiệm trong một nhiệm kỳ. 

Ứng cử viên tiếp theo là Ahn Cheol-soo, 55 tuổi, đang xếp thứ hai trong các cuộc khảo sát ý kiến, từng ra tranh cử vào năm 2012 nhưng sau đó chọn ủng hộ Moon Jae-in như một biện pháp chống lại Park Geun-hye. Năm 2016, ông Ahn từ chức lãnh đạo đảng Nhân dân sau vụ bê bối ghép nội tạng liên quan đến các cấp dưới.

Trong chính sách tranh cử của ông Ahn có khá nhiều điểm tương đồng với ông Moon Jae-in, như chủ trương thúc đẩy đàm phán với CHDCND Triều Tiên nhưng có kèm theo biện pháp trừng phạt nếu cần thiết.

Ngoài ra, ông Ahn cho biết sẽ không xem xét lại quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc, nhưng sẽ xem xét thu hẹp quy mô triển khai nếu Trung Quốc đồng ý hợp tác và gây sức ép lên CHDCND Triều Tiên chấp nhận các cuộc đàm phán và đồng ý cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.

Về kinh tế, ông Ahn cam kết sẽ triển khai các chính sách trợ cấp để tăng thu nhập cho nhân viên ở các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời cải thiện hệ thống giáo dục theo hướng tăng tính sáng tạo. 

Ứng cử viên thứ ba là Hong Joon-pyo, 62 tuổi, cựu công tố viên, nhà lập pháp và giữ cương vị đứng đầu tỉnh Nam Gyeongsang. Xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo và tự lập sự nghiệp mà không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ gia đình, ông tỏ ra là ứng cử viên mạnh mẽ nhất trong số 3 ứng viên hàng đầu, thể hiện rõ rệt trong các chính sách quan trọng nhất. Ngày 16/4, ông Hong Joon-pyo đã gây ấn tượng với việc công bố tầm nhìn “cải cách quốc gia”, cam kết tăng cường quốc phòng, vực dậy nền kinh tế và nâng cao phúc lợi cho người dân.

Ông Hong Joon-pyo khẳng định trọng tâm nội dung tranh cử của mình là an ninh, đồng thời tuyên bố sẽ thực hiện chính sách “hòa bình thông qua giải giáp” dựa trên cơ sở của “sự vượt trội về sức mạnh” chứ không phải là thế cân bằng với CHDCND Triều Tiên. Để làm được những điều trên, ứng cử viên Hong Joon-pyo cho biết sẽ đẩy nhanh việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và đề nghị Mỹ cho triển khai lại các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Bên cạnh đó, ông cũng cam kết thúc đẩy việc sửa đổi Hiến pháp để khắc phục tình trạng tập trung nhiều quyền lực vào tay một nhà lãnh đạo đất nước. Theo kế hoạch mà ông đưa ra, tất cả các cơ quan của chính phủ, trừ văn phòng tổng thống, sẽ được chuyển về thủ đô hành chính ở Sejong, cách thủ đô Seoul khoảng 120km.

Cuộc bầu cử sắp tới của Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang khi CHDCND Triều Tiên tiếp tục tiến hành phóng tên lửa đạn đạo, mặc dù cuộc thử tên lửa lần thứ 6 diễn ra ngày 16/4 đã thất bại ngay sau đó. Nên cho dù bất cứ ai trở thành tổng thống kế tiếp của Hàn Quốc đi nữa thì người đó cũng sẽ phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn và thách thức: tăng trưởng kinh tế trì trệ, mối đe dọa hạt nhân từ CHDNCD Triều Tiên, sự trả đũa Trung Quốc liên quan đến việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ, và sự yếu kém của các tập đoàn kinh tế hàng đầu (chaebol). 

Đọc thêm

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Ảnh minh họa: Người dân Lào đón Tết cổ truyền Bun Pi May.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp Tết Bun Pi May của Lào và Tết Chol Chhnam Thmey của Campuchia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi Thư và lẵng hoa chúc mừng tới Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni; Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou và Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany.