'Danh sách Kremlin' và căng thẳng Nga - Mỹ

Trong "Danh sách Kremlin" của Mỹ hầu hết là các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Vladimir Putin
Trong "Danh sách Kremlin" của Mỹ hầu hết là các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Vladimir Putin
(PLO) - Ngày 30/1, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố bản danh sách gồm các quan chức Nga - đứng đầu là Thủ tướng Dmitry Medvedev - và các doanh nhân có thể bị trừng phạt theo một đạo luật nhằm trừng trị Moskva vì cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ để giúp ông Donald Trump lên nắm quyền.

Bản báo cáo này- được gọi là “danh sách Kremlin”, bao gồm 114 chính khách và 96 “nhà đầu sỏ chính trị” có quan hệ gần gũi với ông Putin với khối tài sản ít nhất 1 tỷ USD mỗi người- không đồng nghĩa với việc áp đặt trừng phạt ngay lập tức nhưng có thể cắt đứt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với thị trường tài chính thế giới. 

Danh sách mật

Danh sách dài 7 trang cũng bao gồm Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Giám đốc điều hành Tập đoàn Năng lượng Rosneft Igor Sechin vốn được coi là nhân vật quyền lực số 2 của Nga. Bản phụ lục được đóng dấu mật khác liệt kê danh sách các quan chức chính phủ cấp thấp hơn hoặc các công dân Nga với giá trị tài sản ít hơn 1 tỷ USD. 

Ngày 30/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “cười nhạo” bản danh sách mà Mỹ công bố và nói đùa rằng ông cảm thấy bị “xúc phạm” khi không có tên trong đó, nhưng vẫn gọi đây là “hành động đối địch”. Nhà lãnh đạo 65 tuổi này- người đưa ra phát biểu trước khi Bộ Tài chính Mỹ thông báo họ sẽ đưa ra hành động dựa trên danh sách này “trong tương lai gần”- nói rằng động thái của Mỹ sẽ làm quan hệ hai nước trở nên tồi tệ hơn. Ông Putin cũng tỏ ra coi thường bản báo cáo này của Mỹ- vốn được nhiều nhà bình luận cho là giống như bản copy danh sách những người giàu có của Nga trên tạp chí Forbes- và nói thêm rằng Moskva sẽ không đưa ra hành động trả đũa tại thời điểm này.

Theo ông Putin, “danh sách Kremlin” là một đòn giáng không chỉ với chính phủ và giới doanh nhân mà còn với toàn thể nước Nga. Ông nói: “Về cơ bản, tất cả trong số 146 triệu người dân Nga đã bị đưa vào một loại danh sách nào đó”. Theo ông, bản danh sách này sẽ làm phức tạp hơn nữa quan hệ Nga-Mỹ cũng như quan hệ quốc tế. Nga đã sẵn sàng đưa ra các biện pháp trả đũa “thực sự” nhưng sẽ không tiến hành chúng ngay lúc này. Ông Putin nói: “Chúng tôi không quan tâm đến việc cắt đứt quan hệ với Mỹ. Chúng tôi biết chúng tôi muốn gì. Chúng tôi muốn xây dựng quan hệ lâu dài ổn định dựa trên luật pháp quốc tế”. 

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng thể hiện thái độ tương tự và nói đùa rằng những ai không có tên trong danh sách của Mỹ nên từ chức. Phát biểu tại một cuộc họp báo bên cạnh Thủ tướng Bỉ Charles Michel, ông Medvedev nói: “Bản danh sách này chẳng có ý nghĩa”. Ông Medvedev khẳng định việc công bố báo cáo này “làm tổn hại đến quan hệ chúng ta” và rằng Nga sẽ đáp trả nếu Mỹ đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào những người có tên trong danh sách. 

Phát biểu hôm 30/1, Dmitry Peskov, người phát ngôn của ông Putin, nói rằng điều quan trọng ở đây là không nên tỏ ra quá “xúc động” ngay cả khi việc trừng phạt ban lãnh đạo cấp cao nhất của Nga là điều “chưa từng có tiền lệ”. Ông Peskov nói rằng tất cả những ai trong danh sách đó “trên thực tế đã bị gọi là các kẻ thù của Mỹ”. Hãng xếp hạng tín nhiệm Nga ACRA nói rằng bản cáo cáo của Mỹ “không ảnh hưởng đáng kể tới sự ổn định tài chính của đất nước chúng ta”. 

Lố bịch

Nhà quan sát chính trị Yulia Latynina viết trên tờ Novaya Gazeta rằng: “Các quan chức Mỹ chỉ đơn giản copy tên họ của các quan chức đương nhiệm trong Điện Kremlin”. Trong khi đó, kinh tế gia người Thụy Điển Anders Aslund, một chuyên gia về Nga và là học giả cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương nói: “Động thái của Mỹ khiến mọi thứ trở nên lố bịch. Họ không làm theo một tiêu chuẩn nào cả. Ông Aslund là người đã được tham vấn về cách đưa ra “danh sách Kremlin” chiểu theo đạo luật được Quốc hội thông qua hồi tháng 7/2017 để cho phép hành động cứng rắn hơn với Nga. 

Phát biểu từ Kiev, ông Aslund nói rằng rất nhiều nỗ lực đã được tiến hành để đưa ra bản danh sách ban đầu, nhưng đến hôm 25/1, ông được thông báo rằng một nhân vật cấp cao trong chính quyền đã yêu cầu hủy bỏ danh sách đó và thay thế bằng danh sách dựa trên tạp chí Forbes. Ông Aslund nói: “Đây thực sự là âm mưu của ai đó trong chính phủ để khiến chính phủ và Quốc hội Mỹ trở nên lố bịch”. Ông Aslund nói thêm rằng ông không biết rõ quan chức cấp cao nào đã ra lệnh thay đổi, nhưng với việc phê chuẩn danh sách này, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin “phải chịu trách nhiệm với nó”. 

Peter Harrell, cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về chống các mối đe dọa tài chính và các lệnh trừng phạt và hiện là học giả cấp cao tại Trung tâm vì An ninh Mỹ Mới, nói: “Cách thức công bố danh sách này cũng không hiệu quả. Mục tiêu của Quốc hội là khiến chính quyền tập trung vào những người mà ông Putin đang dựa vào. Cuối cùng họ lại đưa ra bản danh sách bao gồm tất cả những người đó và cả các nhân vật khác... Bản danh sách này quá chung chung nên không thể có được hiệu quả”. 

Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt với Moskva sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 và vụ Moskva can thiệp vào miền Đông Ukraine. Căng thẳng giữa hai nước đã gia tăng bất chấp các lời hứa của Tổng thống Trump về việc cải thiện quan hệ giữa hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh... 

Đọc thêm

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.