Châu Âu “tẩy chay” than đá

Các nước châu Âu đang giảm nhanh lượng than đá sử dụng, tìm cách phát triển các nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời
Các nước châu Âu đang giảm nhanh lượng than đá sử dụng, tìm cách phát triển các nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời
(PLO) - Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới nổ ra, than đá, một loại nhiên liệu hóa thạch, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên đối với môi trường, khai thác than đã làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu. 

Chính vì thế, các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, đang hướng đến việc tìm nguồn năng lượng mới thay thế cho than đá.

Bỏ sử dụng than đá

Trong cơ cấu sử dụng năng lượng, than đá được coi là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. Than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Trước đây, than được dùng làm nhiên liệu trong các máy hơi nước, đầu máy xe lửa; sau đó, than được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, than được cốc hoá làm nhiên liệu cho ngành luyện kim. Gần đây, nhờ sự phát triển của công nghiệp hoá học, than được sử dụng như là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo.

Sang thế kỷ XXI, các nghiên cứu đã chứng minh, mặc dù than đá là nguồn nguyên liệu quan trọng song than đá cũng chính là nguyên nhân gây ra 20% hiện tượng hiệu ứng nhà kính và khí thải ga, vốn là nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu. Ô nhiễm không khí từ việc đốt cháy than đá gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe con người và đó cũng là lý do mà có một số nhà khoa học đã ví than đá là kẻ thù của loài người. Hơn nữa, việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50-60 năm sau khi khai mỏ.

Xác định nguồn năng lượng này rẻ nhưng rất bẩn, là thủ phạm gây ra những hậu quả môi trường nghiêm trọng, nên các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Âu đang muốn sớm chấm dứt kỷ nguyên than đá - loại nhiên liệu hóa thạch giúp châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp trong suốt hai thế kỷ qua.

Tại Anh, tiêu thụ than ở Anh đã giảm 52,5% vào năm 2016 và xu hướng này đã tiếp diễn trong năm 2017. Riêng CH Czech sẽ ngừng khai thác than đá vào giữa thế kỷ này (dự kiến vào năm 2050), còn Ba Lan có lẽ là vào cuối thế kỷ (dự kiến vào năm 2100). Hiện 48% sản lượng điện của Czech được sản xuất từ than. Do đó đất nước này chưa thể đột ngột ngừng sử dụng than vì sẽ gây ra sự ngưng trệ sản xuất ngay lập tức và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ủy ban châu Âu (EC) đang nghiên cứu nhiều dự án để hỗ trợ các khu vực chuyên khai thác mỏ sản xuất than, đặc biệt là các nước Đông Âu, trong việc chuyển đổi sang một nền kinh tế với lượng khí thải carbon thấp hơn.

Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Economist Intelligence Unit (Anh), nhu cầu sử dụng than đá đang sụt giảm nhanh chóng ở châu Âu. Theo ước tính của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), đến năm 2030, mức tiêu thụ than đá chỉ chiếm 12% tại lục địa này. 

Dồn sức cho năng lượng sạch

Hiện nay, Anh, Pháp, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha là những quốc gia châu Âu tiên phong trong việc sớm loại bỏ than đá ra khỏi các chính sách phát triển năng lượng của quốc gia, cắt giảm đầu tư vào ngành công nghiệp than và đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than. 

Trong số đó, Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Để có được vị trí này, chính phủ Phần Lan đã tuyên bố kế hoạch ngưng sử dụng than đá trước năm 2030. Đây cũng là một phần trong mục tiêu đầy tham vọng, cắt giảm ít nhất 80% phát thải khí nhà kính trước năm 2050 của chính phủ nước này. Hiện tại, Phần Lan chỉ duy trì 8% năng lượng từ than đá, hầu hết được nhập khẩu từ Nga. Còn lại, năng lượng tái tạo và hạt nhân lần lượt đóng góp 45% và 35%. Hướng tới đến năm 2050, Phần Lan sẽ sản xuất năng lượng phi carbon như năng lượng sinh học hoặc năng lượng tái tạo. 

Còn tại Anh, nước này đã thường xuyên đóng cửa nhà máy nhiệt điện chạy than và chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hoặc khai thác các trạm điện gió biển. Hiện nay, ngành năng lượng của nước Anh chỉ phụ thuộc vào than ở mức 9%.

Một trường hợp khác là Ba Lan, trong nhiều năm qua, nguồn than đá dồi dào đã được khai thác và sử dụng triệt để ở nước này, cung cấp đến 90% sản lượng điện. Nhưng hậu quả là gây ô nhiễm nặng nề về môi trường. Ba Lan trở thành đất nước có chất lượng không khí thấp nhất ở châu Âu. Tại đây, nồng độ bụi hạt kích cỡ lớn dễ gây ra các vấn đề về tim mạch và hô hấp tại các thành phố của Ba Lan thường xuyên vượt quá giới hạn cho phép hàng ngày và hàng năm. Vì vậy, việc Ba Lan đi tìm nguồn điện năng sạch để thay thế là điều cấp bách. Và nước này đã chọn điện hạt nhân như là biện pháp tối ưu nhất trong sự tính toán về nhiều phương diện…

Nhìn chung, hiện Liên minh châu Âu (EU) đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo từ 8,5% lên 20% và giảm mạnh lượng khí thải. Để đạt mục tiêu này, các nước EU áp dụng chế độ cấp hạn ngạch khí thải cho các ngành công nghiệp. Theo đó, đến năm 2020 tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đều phải mua giấy phép hạn ngạch khí thải, trừ một số ngành như luyện kim, xi-măng, hóa chất. Các tính toán cũng cho thấy rằng, vào năm 2030 và năm 2036, việc xây dựng một nhà máy năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ có chi phí rẻ hơn giữ lại một mỏ than cũ. 

Đọc thêm

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Ảnh minh họa: Người dân Lào đón Tết cổ truyền Bun Pi May.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp Tết Bun Pi May của Lào và Tết Chol Chhnam Thmey của Campuchia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi Thư và lẵng hoa chúc mừng tới Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni; Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou và Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany.